Liệu bạn có thể sinh thường sau lần sinh mổ?

(3.66) - 51 đánh giá

Phần lớn chị em vì lý do nào đó nên phải chọn phương pháp sinh mổ ở lần đầu mang thai. Ở lần mang thai tiếp theo, họ phải đối mặt với quyết định đau đầu là có nên sinh thường sau lần sinh mổ hay không. Trong số những mẹ bầu quyết định sinh thường, 70% đã thành công và quá trình sinh cũng nhanh hơn, giai đoạn phục hồi bớt đau đớn và ít biến chứng hơn so với số còn lại.

Tuy các biến chứng khi sinh thường sau khi sinh mổ là rất hiếm, nhưng một khi xảy ra thì lại rất nguy hiểm. Vì khi sinh mổ, tử cung sẽ bị rạch để lấy em bé ra, sau đó bác sĩ sẽ khâu vết rạch lại, điều đó chắc chắn sẽ làm tử cung yếu hơn trước. Trong lần mang thai tiếp theo, khi bạn quyết định sinh thường, khả năng các cơn co thắt khi chuyển dạ làm những vết sẹo này bị rách ra chỉ có 1%. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp hiếm gặp là người mẹ có nguy cơ bị xuất huyết và mất tử cung. Bên cạnh đó, một trường hợp cực hiếm khác là lượng oxy truyền đến em bé cũng có thể bị cắt, dẫn đến em bé bị tổn thương não hoặc tử vong.

Nếu bạn đã từng sinh mổ 1-2 lần, hãy cân nhắc những câu hỏi sau đây để quyết định xem có nên lựa chọn sinh thường hay không.

Bạn muốn có bao nhiêu đứa con?

Sinh mổ nhiều lần cũng có những nguy cơ riêng của nó, bao gồm chấn thương bàng quang, nhiễm trùng và tăng tỉ lệ phải nuôi con trong lồng ấp. Sinh mổ là một cuộc đại phẫu, vì thế nếu bạn thực hiện phẫu thuật càng nhiều thì khả năng biến chứng về sau sẽ càng cao. Những biến chứng từ lần sinh mổ sau sinh thường sẽ nguy hiểm hơn lần trước và nếu bạn đã sinh mổ lần thứ 5 thì nguy cơ là cực kỳ cao đấy. Khi bạn tiếp tục mang thai sau 4 lần sinh mổ, nguy cơ nhau thai xâm lấn tử cung là 10% (tình trạng này gọi là nhau cài răng lược). Tình trạng nguy hiểm này có thể dẫn đến sinh non hoặc phải cắt bỏ tử cung.

Nếu bạn dự định có ba con trở lên, Chúng tôi khuyên bạn nên chọn phương pháp sinh thường sau lần sinh mổ.

Sinh thường quan trọng như thế nào?

Mọi ca sinh đều tuyệt vời, tuy nhiên sinh thường sau khi sinh mổ là tuyệt vời nhất. Vì đối với một người phụ nữ đã từng sinh mổ, lần sinh này sẽ là lần sinh thường đầu tiên của họ. Rất nhiều mẹ bầu khao khát được sinh thường, họ cho rằng đó là một trong những trải nghiệm quan trọng của cuộc đời và 1% rủi ro có lẽ không đáng là bao.

Bạn đã từng sinh thường lần nào chưa?

Nếu bạn đã từng sinh thường trước đây, thì cơ hội sinh thường sau khi lần sinh mổ sẽ cao hơn rất nhiều. Nguy cơ bị vỡ tử cung sẽ vẫn còn nhưng cơ hội sinh thường sẽ thành công lên đến 90%.

Vì sao bạn lại chọn sinh mổ ở lần đầu mang thai?

Nếu lần trước bạn chọn sinh mổ do em bé quá lớn hoặc do em bé nằm ngược ngôi thì lần này hãy thử sinh thường nhé bạn.

Nhưng nếu lần trước em bé của bạn có kích thước bình thường và bạn vẫn chuyển dạ tự nhiên nhưng không thể sinh thường được thì có lẽ lần này bạn nên chọn cách sinh mổ thì tốt hơn.

Bệnh viện sản khoa mà bạn chọn có trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giỏi tay nghề để đề phòng biến chứng xảy ra?

Nếu bạn có ý định sinh thường sau sinh mổ, bạn cần phải đảm bảo rằng bệnh viện gần nơi bạn sống có đầy đủ trang thiết bị lẫn kiến thức đầy đủ để hỗ trợ trường hợp sinh này nhé. Để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu, bệnh viện cần phải luôn trong trạng thái sẵn sàng chuyển qua sinh mổ ngay khi tử cung vừa bị vỡ. Khi tử cung vỡ ra, nhau thai sẽ rời khỏi tử cung và không cung cấp đủ oxy cho em bé. Lúc đó, cần phải lấy em bé ra ngay lập tức để tránh bị tổn thương não do thiếu oxy. Nếu bạn đang sống ở vùng nông thôn hoặc tỉnh nhỏ thì bạn nên chuyển đến các bệnh viện lớn trong thành phố để đảm bảo an toàn cho bạn và bé.

Suy cho cùng, mỗi người đều có trải nghiệm mang thai riêng, vì thế bạn có thể sinh thường sau sinh mổ được hay không là tùy vào tình trạng và tiền sử mang thai của bạn. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn liệu bạn có thể sinh thường sau khi sinh mổ hay không và để cân nhắc giữa lợi và hại để có những quyết định đúng đắn nhất nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trị sẹo mụn từ thiên nhiên: Bí quyết lý tưởng dành cho bạn

(50)
Ngày nay, để trị sẹo mụn và có một làn da khỏe mạnh không phải là điều khó khăn. Cùng điểm qua các bí quyết hỗ trợ trị sẹo mụn từ thiên nhiên trong ... [xem thêm]

Hiệu ứng placebo: Bạn có thể bị “đánh lừa” với giả dược

(71)
Bạn có thể từng được bác sĩ kê toa hoặc dược sĩ bán thuốc giả dược nhưng không hề hay biết. Đây là một giải pháp điều trị theo hiệu ứng placebo ... [xem thêm]

Từ khi nào con sẽ không tin rằng ông già Noel là có thật nữa?

(29)
Tuổi vị thành niên là giai đoạn mà trẻ có nhiều sự thay đổi lớn, có thể ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất và tâm lý sau này. Việc quan tâm ... [xem thêm]

7 cách điều trị rối loạn cương dương không cần uống thuốc

(58)
Đừng lạm dụng cách điều trị rối loạn cương dương bằng thuốc uống, bạn hoàn toàn có thể cải thiện chuyện ấy bằng các giải pháp khác phù hợp ... [xem thêm]

Quan hệ chưa xuất tinh có thai không? Sự thật bất ngờ!

(21)
Quan hệ chưa xuất tinh có thai không? Hầu như mọi người đều nghĩ rằng đàn ông không xuất tinh khi quan hệ tình dục thì người nữ không có khả năng thụ ... [xem thêm]

Bệnh hói đầu: Nguyên nhân và triệu chứng

(57)
Bệnh hói đầu là một dạng rối loạn tự miễn dịch phổ biến, thường khiến tóc rụng nhiều đột ngột, hình thành những mảng da đầu bị trống. Đây cũng ... [xem thêm]

Cùng giải đáp vấn đề xơ gan ăn trái cây gì

(36)
Tìm hiểu vấn đề xơ gan ăn trái cây gì có thể góp phần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan trở nên phong phú hơn. Từ lâu, trái cây luôn là ... [xem thêm]

4 mẹo hay chữa táo bón khi tiến hành hóa trị

(78)
Khi đang tiến hành trị liệu bằng hóa trị, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ đó là táo bón. Khi bạn đi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN