Mẹ bầu ăn đậu phộng cần cẩn thận để không gặp nguy

(3.69) - 77 đánh giá

Mẹ bầu ăn đậu phộng là điều có thể cũng như có lợi bởi đậu phộng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đề phòng nguy cơ dị ứng.

Bà bầu ăn đậu phộng được không là thắc mắc của không ít phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia, mẹ bầu ăn đậu phộng hoặc bơ đậu phộng hoàn toàn không thành vấn đề nếu như bạn không bị dị ứng với loại thực phẩm này.

Cẩn trọng với dị ứng đậu phộng ở bà bầu

Dị ứng với đậu phộng và các loại hạt là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Các triệu chứng có thể xuất hiện nếu mẹ bầu ăn đậu phộng và cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này bao gồm:

  • Ngứa ran trong miệng
  • Đau bụng hoặc buồn nôn
  • Phát ban, nổi mề đay
  • Khó thở
  • Sưng lưỡi
  • Sốc phản vệ.

Sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng nhất và có thể đe dọa tính mạng. Nếu xảy ra sốc, huyết áp sẽ giảm xuống đột ngột, đường hô hấp thắt chặt, nhịp tim tăng lên, có thể xảy ra nôn mửa nghiêm trọng.

Thông thường, dị ứng đậu phộng được chẩn đoán trong vòng hai năm đầu đời của bé. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng tiếp xúc, dị ứng có thể không xuất hiện đến nhiều năm sau. Do đó, nếu sau khi mẹ bầu ăn đậu phộng nhưng lại thấy các triệu chứng như trên, hãy đến phòng cấp cứu gần nhất.

Lợi ích khi mẹ bầu ăn đậu phộng

Một số lợi ích tích cực khi bà bầu ăn đậu phộng bao gồm:

Cung cấp chất sắt

Tất cả các loại hạt, bao gồm cả đậu phộng, rất giàu chất sắt. Bà bầu đậu phộng nguyên hạt với mức phải sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

Bà bầu ăn đậu phộng tốt cho xương

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất dễ bị loãng xương do cơ thể lúc này sẽ phải cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của bé yêu, do đó việc ăn các thực phẩm tốt cho xương, chẳng hạn như đậu phộng, sữa, phô mai, sữa tươi sẽ giúp giảm thiểu những vấn đề về xương có thể gặp phải.

Cung cấp chất béo không bão hòa

Đậu phộng rất giàu chất béo không bão hòa đơn, đặc biệt là axit oleic. Đây là chất có ích cho sức khỏe tim tim mạch. Bà bầ bầu ăn một nắm đậu phộng luộc mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa phát triển bệnh tim trong tương lai.

Mẹ bầu ăn đậu phộng bổ sung calo

Nếu bạn bị thiếu cân khi mang thai, thì đậu phộng luộc là món ăn có thể giúp bạn tăng cân đấy. Hạt đậu phộng không những ngon mà chúng còn chứa nhiều calo, protein giúp bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh.

Cải thiện tiêu hóa

Mẹ bầu ăn đậu phộng giúp bổ sung chất xơ. Hàm lượng chất xơ trong đậu phộng được biết là có tác dụng giảm táo bón khi mang thai. Các bà mẹ sắp sinh có thể thêm một lượng nhỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày để loại bỏ các vấn đề về ruột.

Ăn đậu phộng trong thai kỳ

Dị ứng đậu phộng cũng giống như các dị ứng khác, có xu hướng di truyền. Nếu không dị ứng với đậu phộng, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức món ăn này trong thời gian mang thai. Ngược lại, nếu cơ thể bạn phản ứng lại khi ăn đậu phộng, hãy cẩn thận với món ăn này mọi lúc. Đậu phộng có thể xuất hiện trong một số loại thực phẩm, bao gồm:

  • Kẹo chocolate
  • Kẹo ngọt: kẹo mè xửng, kẹo gương, kẹo kéo…
  • Ngũ cốc
  • Các món ăn có thêm đậu phộng
  • Các sản phẩm chế biến tại các địa điểm cũng xử lý sản phẩm từ đậu phộng.

Thật ra, đậu phộng chứa nhiều protein và folate. Đây là những chất được khuyến khích bổ sung trong thời kỳ mang thai để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt ở khu vực não và xương sống.

Tất nhiên, sở thích ăn uống và cảm nhận của mẹ bầu có thể thay đổi đáng kể trong thời gian mang thai. Nếu đậu phộng không nằm trong danh sách được cho phép, hãy tìm nguồn thực phẩm chứa protein và folate khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cẩn thận khi trẻ sơ sinh bị nhiễm cytomegalovirus

(94)
Cytomegalovirus (CMV) là một loại virus thường gặp có thể gây nhiễm trùng ở bất cứ ai. Hầu hết mọi người không biết mình mang virus CMV bởi vì nó hiếm khi ... [xem thêm]

Đồng hóa và dị hóa: Sự khác biệt nào đối với cơ thể?

(80)
Đồng hóa và dị hóa là các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi hiểu rõ hai quá trình này, bạn có thể cải thiện sức khỏe và vóc dáng theo mục tiêu ... [xem thêm]

Mách nhỏ mẹ cách vệ sinh nhà cửa đón tết

(75)
Dụng cụ nhà bếp khi được làm sạch bằng các dung dịch tẩy rửa hóa chất không những dễ khiến da tay bạn bị khô mà còn có thể gây hại sức khỏe nếu ... [xem thêm]

Công thức nấu cháo thịt gà cho bé nhanh gọn và dễ làm

(19)
Ở những nước có nguồn lương thực chính là gạo như Việt Nam, ngoài bột, cháo loãng là một món ăn phổ biến cho trẻ khi bắt đầu ăn giặm. Khi con lớn hơn ... [xem thêm]

12 bệnh da liễu thường gặp ở nam giới bạn nên cẩn thận

(69)
Làn da rất quan trọng vì phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân như hóa chất, nhiễm trùng, vết cắt, vết xước và ánh mặt trời để bảo vệ cơ thể. ... [xem thêm]

Mách bạn 9 phương pháp hữu hiệu giúp se khít lỗ chân lông tự nhiên

(83)
Vì sao lỗ chân lông lại nở to, làm bạn kém tự tin? Có cách nào se khít lỗ chân lông tự nhiên vừa an toàn, vừa tốn chi phí thấp? Ngừa lỗ chân lông to quay ... [xem thêm]

9 loại thực phẩm giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú

(55)
Đối với các bé sơ sinh, không có nguồn dinh dưỡng nào quý giá hơn sữa mẹ. Chính vì vậy, việc bổ sung thực phẩm sao cho đảm bảo một nguồn sữa dồi dào, ... [xem thêm]

13 tác dụng của nấm mỡ trắng khiến bạn bất ngờ

(13)
Nấm mỡ trắng vừa dễ mua trên thị trường lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như duy trì sức khỏe gan, ngừa ung thư, chống viêm, kháng khuẩn… Đây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN