Mẹ bầu biết gì về tình trạng tụ máu dưới màng đệm?

(3.58) - 25 đánh giá

Mang thai là một giai đoạn rất nhạy cảm và các mẹ bầu cần phải thật chú ý đến sức khỏe của bản thân. Những bất thường xảy ra trong thời kỳ này có thể gây nguy hiểm cho chính mẹ bầu và em bé. Một trong những bất thường có thể gặp trong quá trình mang thai là xuất huyết âm đạo gây ra do tụ máu dưới màng đệm.

Tụ máu dưới màng đệm thường không gây nhiều biến chứng, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây sẩy thai hoặc ảnh hưởng đến em bé. Hiểu thêm về tụ máu dưới màng đệm sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Hiện tượng tụ máu dưới màng đệm là gì?

Tụ máu dưới màng đệm là hiện tượng xuất hiện vùng máu tụ giữa lớp màng đệm và cơ tử cung của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Hiện tượng này thường dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo ở tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai của thai kỳ.

Một nghiên cứu trên gần 64.000 phụ nữ mang thai cho thấy có khoảng 1,7% ca mắc phải tình trạng này. Trong hầu hết các trường hợp, mẹ bầu bị tụ máu không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện được các biến chứng của hiện tượng này.

Có rất nhiều phụ nữ gặp phải trường hợp đốm máu hoặc xuất huyết nhẹ ở âm đạo trong quá trình mang thai. Đối với tình trạng xuất hiện đốm máu, bạn không cần phải sử dụng băng vệ sinh hay tampon, tình trạng này có thể xảy ra trong suốt quá trình mang thai.

Một số nguyên nhân khác có thể gây nên chảy máu hoặc đốm máu trong giai đoạn sớm của thai kỳ là:

  • Nhiễm khuẩn
  • Quan hệ tình dục
  • Chảy máu do cấy ghép
  • Những thay đổi ở tử cung

Mẹ bầu bị chảy máu do những nguyên nhân trên thường không dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, có một số tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến xuất huyết ở những giai đoạn sớm, bao gồm:

  • Sẩy thai.
  • Mang thai ngoài tử cung, đây là tình trạng trứng đã thụ tinh “làm tổ” ở những vị trí ngoài tử cung.
  • Bệnh thai trứng (chửa trứng), đây là một khối u lành tính phát triển trong tử cung.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng tụ máu dưới màng đệm

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân gây nên tình trạng tụ máu dưới màng đệm là do sự bong mép nhau hoặc vỡ các xoang mạch máu ở rìa bánh nhau. Tuy nhiên, họ vẫn chưa giải thích được nguyên do sâu xa vì sao lại xảy ra hiện tượng này. Việc tích tụ máu ở giữa màng thai và màng đệm có thể dẫn đến chảy máu âm đạo.

Triệu chứng mẹ bầu có thể gặp

Cũng như chảy máu âm đạo, triệu chứng của tụ máu dưới màng đệm có thể bao gồm đau vùng chậu hoặc chuột rút. Một số phụ nữ mang thai không xuất hiện bất kỳ triệu chứng cụ thể nào và chỉ phát hiện ra tụ máu dưới màng đệm khi siêu âm định kỳ.

Mẹ bầu và bé cưng phải đối mặt nguy cơ nào?

Tình trạng tụ máu dưới màng đệm thường không gây ra nhiều rủi ro. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, chẳng hạn như sinh non, sẩy thai và một số vấn đề khác.

Theo một nghiên cứu năm 2012 đã tìm ra được mối liên hệ giữa tình trạng này ở người mẹ và nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác năm 2013 lại tìm ra rằng hiện tượng này không làm tăng nguy cơ bị sẩy thai.

Một biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra chính là “nhau thai bị bong tách”. Hiện tượng này là do sự bong mép nhau hoặc vỡ các xoang mạch máu ở rìa bánh nhau dẫn đến tình trạng nhau thai bị bóc tách ra khỏi thành tử cung. Biểu hiện chính của “nhau thai bị bong tách” là chảy máu âm đạo. Một số phụ nữ khi gặp phải tình trạng này có thể cảm thấy khó chịu, đau bụng hoặc đau lưng đột ngột và kéo dài.

Chẩn đoán tình trạng tụ máu dưới màng đệm

Phụ nữ mang thai nếu rơi vào tình trạng chảy máu âm đạo phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được theo dõi và tìm ra nguyên nhân chính xác. Để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến xuất huyết, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, siêu âm và xét nghiệm máu.

Phương pháp siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra các hình ảnh trắng đen của em bé và nhau thai. Nếu bạn bị tụ máu dưới màng đệm, các mảng máu bên trong tử cung sẽ được hiển thị rõ ràng trên màn hình.

Phương pháp điều trị tụ máu dưới màng đệm

Trong đa số các trường hợp, bác sĩ không cần sử dụng các phương pháp y khoa để điều trị tình trạng này Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyến khích phụ nữ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế vận động mạnh, chẳng hạn như quan hệ tình dục. Bạn sẽ tiếp tục được theo dõi cho đến khi hiện tượng xuất huyết âm đạo biến mất.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghi ngờ, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các biện pháp y khoa khác để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mặc dù tình trạng dưới màng đệm xuất hiện đốm máu thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất nhưng nếu gặp phải tình trạng xuất huyết âm đạo ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bất ngờ với nghiên cứu cho rằng nói dối là dấu hiệu của sự thông minh

(88)
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nói dối là một hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, thậm chí đây còn là một trong những dấu hiệu của sự thông ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?

(77)
Rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim mà về bản chất đây là rối loạn lo âu. Rối loạn thần kinh tim có chữa được không là câu hỏi không quá khó ... [xem thêm]

Tìm hiểu về hiện tượng mẹ bầu nhiễm chấy khi mang thai

(93)
Nhiễm chấy khi mang thai không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu nếu không điều trị dứt điểm.Nhiễm chấy khi mang thai là ... [xem thêm]

Quản lý những thay đổi về da và móng trong hóa trị liệu

(51)
Trong quá trình thực hiện hóa trị liệu, bạn sẽ thấy những thay đổi về da và móng. Những thay đổi đó là gì? Nó có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của ... [xem thêm]

Đau đầu hay đau lưng dai dẳng là dấu hiệu cảnh báo ung thư?

(86)
Đau thắt lưng là một vấn đề phổ biến, nhưng nguyên nhân gây bệnh phần lớn không rõ. Hiểu rõ về bệnh đau thắt lưng cùng các triệu chứng của bệnh sẽ ... [xem thêm]

Tìm hiểu về sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

(17)
Bé 13 tháng tuổi có thể sẽ vô cùng hiếu động do con yêu muốn được khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều cách khác nhau.Nếu bạn đang băn khoăn liệu ... [xem thêm]

Bệnh thủy đậu ở trẻ, những điều bạn cần biết

(65)
Dù không còn phổ biến như trước đây nhưng bệnh thủy đậu (trái rạ) vẫn xuất hiện và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng ở trẻ em. Sau đây là ... [xem thêm]

Nha đam mang lại lợi ích làm đẹp nào?

(79)
Tìm hiểu chungNha đam dùng để làm gì?Nha đam (còn được gọi là lô hội) là một loại cây thông dụng trong việc làm đẹp cũng như chữa trị một số chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN