Mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh cần lưu ý điều gì?

(4.43) - 92 đánh giá

Một nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 30% trong số 13.000 mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Nếu không cẩn thận, thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh.

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn và tất nhiên ý tưởng dùng kháng sinh sẽ xuất hiện. Thế nhưng, liệu mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh trong thời gian này có an toàn không? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng

Nếu bị nhiễm trùng do virus, bác sĩ không khuyến khích mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh vì hai lý do:

  • Bạn sẽ chẳng thể hết bệnh
  • Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Sau này, việc sử dụng kháng sinh sẽ không hiệu quả.

Tuy nhiên, với một số bệnh nhiễm trùng thường gặp trong thời gian mang thai như nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng Streptococcus nhóm B thì kháng sinh là loại thuốc duy nhất có tác dụng. Trong trường hợp này, bạn vẫn nên uống thuốc kháng sinh dù có thể nguy hại đến bé. Tại sao lại như vậy? Nếu bạn không điều trị thì khả năng bệnh ảnh hưởng đến thai nhi còn cao hơn khả năng con bị phơi nhiễm kháng sinh.

Các loại thuốc kháng sinh đều khác nhau

Thuốc kháng sinh khiến nhiều phụ nữ mang thai lo ngại. Dù vậy, đây vẫn là phương pháp điều trị quan trọng đối với một vài loại bệnh. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cẩn thận lựa chọn loại kháng sinh khi kê toa vì tất cả các kháng sinh đều khác nhau. Có một số loại thuốc an toàn với bà bầu nhưng cũng có một số loại có thể gây ra những biến chứng bất thường.

Các loại thuốc sẽ được chia thành 5 nhóm A, B, C, D và X:

  • Những loại thuốc thuộc nhóm A được cho là an toàn với phụ nữ có thai
  • Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm X lại gây hại cho thai nhi và không nên dùng cho mẹ bầu. Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cố mang thai, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc mà bạn được kê đơn. Bạn cũng có thể tìm thấy điều này trên bao bì của mỗi loại thuốc. Các dị tật bẩm sinh liên quan đến kháng sinh thuộc nhóm X gồm: não phẳng (sọ và não bị dị dạng), tịt mũi sau (một bất thường ở mũi gây tắc hô hấp trên khiến trẻ có thể bị tím tái, suy hô hấp ngay sau khi sinh hoặc trẻ có thể chết do sặc sữa cháo), thiếu hụt chi sau, thoát vị cơ hoành, khuyết tật mắt, khuyết tật tim bẩm sinh và hở hàm ếch.
  • Các loại kháng sinh thuộc nhóm B cũng khá an toàn cho phụ nữ mang thai như Augmentin. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm xoang, viêm phổi và viêm phế quản. Đây là những chứng bệnh có thể gây hại cho em bé nếu không được điều trị kịp thời.

Penicillin, kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất trong thời gian mang thai, cũng được cho là ít có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, những suy nghĩ về đạo đức đã ngăn cản việc tiến hành thử nghiệm thuốc ở phụ nữ có thai. Vì thế, đối với nhiều loại thuốc, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ. Có một số loại thuốc thuộc nhóm B có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi mà hiện tại không được công nhận.

Mặc dù nhiều loại kháng sinh như pencillin đã được sử dụng an toàn trong nhiều thập kỷ qua nhưng việc các vi khuẩn kháng thuốc ngày càng mạnh đã khiến các bác sĩ phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh hơn. Do đó, sự an toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm loại kháng sinh, liều lượng và thời gian sử dụng. Ngay cả khi một chất kháng sinh được cho rằng có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thì khả năng này có thể vẫn thấp.

Mẹ bầu nên và không nên dùng loại thuốc kháng sinh nào?

Gợi ý an toàn cho mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh:

  • Amoxicillin
  • Ampicillin
  • Augmentin
  • Penicillin
  • Cephalexin
  • Clindamycin
  • Erythromycin

Một số thuốc kháng sinh không an toàn khi dùng cho mẹ bầu như:

  • Bactrim
  • Ciprofloxacin
  • Doxycycline
  • Furadantin
  • Macrobid
  • Macrodantin
  • Minocycline
  • Septra
  • Tetracycline

Trong thời gian mang thai, bạn cần đến bác sĩ khám khi bị bệnh nhiễm trùng. Hãy nói với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang dùng để tránh tương tác thuốc. Ngoài ra, nếu mang thai ở những tháng đầu thai kỳ, bạn phải nhấn mạnh rằng mình đang mang thai để bác sĩ lưu ý khi kê đơn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đứt gân gót chân

(58)
Định nghĩaĐứt gân gót chân là bệnh gì? Đứt gân gót chân là chấn thương phổ biến của phần gân nối cơ bắp chân với gót chân. Do gân gót chân là gân ... [xem thêm]

Đau đầu do căng thẳng hay là báo hiệu cơn đột quỵ?

(60)
Bạn đang căng thẳng? Bạn hay bị đau nhói ở đầu, và bạn cảm thấy không ổn? Bạn lo lắng rằng đó là triệu chứng của cơn đột quỵ? Câu trả lời có ... [xem thêm]

Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em: 10 điều bạn cần dạy con

(62)
Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là một kỹ năng sống cần thiết mà bố mẹ cần dạy cho con. Bắt cóc trẻ em là nỗi sợ hãi, ám ảnh của bất cứ bậc ... [xem thêm]

Làm sáng tỏ 5 quan niệm sai lầm khi uống vitamin C

(17)
Uống vitamin C là việc rất cần thiết để có được làn da tươi sáng và cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, để việc uống vitamin C phát huy đúng công dụng của nó, ... [xem thêm]

Chà là có tác dụng gì đối với sức khỏe chúng ta?

(60)
Phoenix dactylifera là tên khoa học của cây chà là. Đây là loại trái cây phổ biến ở Ramadhan, nằm trong họ Cọ có nguồn gốc ở Trung Đông, được trồng từ ... [xem thêm]

5 mẹo chữa xuất tinh sớm, trị “nhanh ra” đơn giản, hiệu quả

(31)
Bạn nhập cuộc chưa bao lâu thì cuộc vui đã tàn? Điều này làm đối tác hụt hẫng vì chưa đạt khoái cảm trong chuyện yêu. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy ... [xem thêm]

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần được hỗ trợ thế nào?

(60)
Việc nhận thấy con yêu có một vài các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khiến bạn lo lắng. Bạn hoang mang không biết liệu tình trạng của con có ... [xem thêm]

Cần biết gì về tiêm phòng cho trẻ sinh non?

(86)
Bố mẹ cần tiêm phòng cho trẻ sinh non khi bé được 2 tháng tuổi giống như những trẻ sinh đủ tháng khác vì con có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.Dù một số cột ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN