Mẹo chống say xe cho trẻ nhỏ để bé thỏa sức đi du lịch

(3.99) - 67 đánh giá

Được đi du lịch ai cũng thích, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thế nhưng, nếu bị say xe, trẻ nhỏ sẽ rất mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng ít nhiều đến chuyến đi. Vì vậy, nếu con hay bị say xe, bạn hãy trang bị những bí quyết chống say xe cho trẻ nhỏ để giúp bé tận hưởng trọn vẹn chuyến đi.

Mùa hè là dịp mà nhiều bố mẹ dẫn con đi chơi bằng nhiều phương tiện như máy bay, xe lửa, xe buýt, xe du lịch… để đến các địa điểm vui chơi, giải trí. Thế nhưng, nếu trẻ bị say xe với các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn và nôn… khi đến địa điểm tham quan, trẻ rất mệt mỏi và không thể vui chơi được, làm cho chuyến đi không còn vui nữa. Để bé cảm thấy thoải mái hơn trong suốt hành trình, bạn hãy áp dụng một số phương pháp chống say xe cho trẻ nhỏ của Chúng tôi nhé.

Vì sao bé lại bị say xe?

Khi cơ thể đang chuyển động, các bộ phận của cơ thể sẽ gửi thông điệp khác nhau đến não. Nếu trẻ nhìn vào một cuốn sách hoặc đơn giản là không nhìn ra ngoài cửa sổ, những bộ phận như tay chân sẽ truyền tín hiệu đến não rằng bé đang di chuyển về phía trước, trong khi mắt lại thông báo bé đang đọc sách và vẫn ngồi yên. Điều này khiến hệ thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn, dẫn đến cảm giác say xe.

Mẹo chống say xe cho trẻ nhỏ

1. Khuyến khích con nhìn ra cửa sổ

Khi con nhìn ra ngoài cửa sổ, tất cả các bộ phận cơ thể khác nhau của bé sẽ gửi cùng một thông điệp đến não của trẻ rằng trẻ đang di chuyển về phía trước. Điều này sẽ giúp bé giảm thiểu tình trạng cảm thấy muốn say xe hơn.

2. Đi vào ban đêm

Nếu có thể, bạn hãy thực hiện các chuyến đi bằng xe vào ban đêm. Khi đó, trẻ nhỏ sẽ rơi vào giấc ngủ, đồng nghĩa với việc quên đi cảm giác say xe.

3. Tránh ăn những món khó tiêu

Để chống say xe cho trẻ nhỏ khi đi du lịch, bạn không nên cho con ăn thức ăn có dầu mỡ hoặc nhiều gia vị vì sẽ khiến dạ dày của bé gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Thay vào đó, khi đi du lịch, bạn hãy chuẩn bị những món dễ ăn và có mùi vị thanh đạm hơn như trái cây, bánh quy mặn… Ngoài ra, bạn cũng đừng cho con ăn quá no trước khi lên xe, dạ dày quá đầy cũng khiến trẻ nhỏ dễ bị say xe.

4. Uống thuốc chống say xe chứa dramamine

Hiển nhiên, một trong những biện pháp chống say xe phổ biến nhất là uống thuốc có chứa dramamine để chuyến đi được diễn ra nhẹ nhàng. Thuốc có tác dụng chống buồn nôn và được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên trước khi lên xe khoảng 1 giờ. Tuy nhiên, bạn nên chú ý liều lượng khi cho con uống:

  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Cho trẻ uống 12,5mg mỗi sáu giờ một lần. Không vượt quá 75mg trong khoảng thời gian 24 giờ.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Cho trẻ uống từ 12 – 25mg sau mỗi 6 giờ. Không vượt quá 150mg trong khoảng thời gian 24 giờ.

5. Cho con uống benadryl

Benadryl (diphenhydramine) có thể dùng cho trẻ em từ sáu tuổi trở lên. Đây là một loại thuốc kháng histamin giúp cơ thể chống lại cảm giác buồn nôn, thuốc cũng gây buồn ngủ có thể giúp bé chợp mắt khi đang ngồi trên xe. Hãy cho bé uống benadryl 1 giờ trước khi bắt đầu cuộc hành trình. Thuốc được dùng dựa trên cân nặng của trẻ:

  • 3/4 thìa cà phê cho trẻ nặng từ 20 – 24kg
  • 1 thìa cà phê cho trẻ nặng từ 25 – 37kg
  • 1,5 thìa cà phê cho trẻ nặng từ 38 – 49kg
  • 2 thìa cà phê cho trẻ nặng hơn 50kg.

6. Phân tán sự chú ý của bé

Nếu muốn chống say xe cho trẻ nhỏ, bạn nên phân tán sự chú ý của bé bằng cách nói chuyện hoặc chơi trò chơi như hát, đố vui, trả lời nhanh để bé không còn suy nghĩ đến việc mình sẽ bị say hay sắp phải nôn ra.

7. Đem theo gừng

Gừng là vị thuốc Đông y có khả năng chống say xe khá hiệu quả. Bạn có thể đem theo mứt gừng, kẹo gừng hoặc gừng tươi để bé ngậm những lúc con cảm thấy không khỏe. Tuy nhiên, trẻ dưới 2 tuổi được khuyên không nên sử dụng loại dược liệu này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 điều bạn không nên làm trước khi ngủ

(71)
Bạn đã bao giờ mất ngủ trong thời gian dài mà không biết nguyên nhân vì sao? Rất có thể vì bạn vô tình mắc phải những điều không nên làm trước khi ngủ ... [xem thêm]

4 kiểu bệnh về khớp nhiều người có thể mắc phải

(85)
Khớp xương của bạn đảm nhận một nhiệm vụ rất khó khăn trong cơ thể. Chúng phải chịu trọng lượng của bạn đè lên hằng ngày, giúp bạn chuyển động, ... [xem thêm]

Tạm biệt nếp nhăn vùng mắt nhờ 6 thói quen nhỏ mà có võ

(98)
Theo thời gian, làn da của chúng ta sẽ dần mất đi tính đàn hồi, các nếp nhăn dần xuất hiện, đặc biệt là nếp nhăn vùng mắt hay còn gọi là vết chân chim, ... [xem thêm]

Cách dọn dẹp nhà cửa khi bạn bị bệnh COPD

(41)
COPD thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi do đó họ thường gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc và điều trị bệnh. Lúc này, sự hỗ trợ từ ... [xem thêm]

Sự cần thiết của việc tầm soát đái tháo đường típ 2

(85)
Bệnh đái tháo đường típ 2 thường tiến triển âm thầm nên giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng. Do đó, xét nghiệm sàng lọc định kỳ giúp phát ... [xem thêm]

10 bí quyết hiệu quả giúp dạy trẻ tự kỷ tập nói

(56)
Bệnh tự kỷ (Autism) là một căn bệnh khiến trẻ em bị khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Điều này có thể là ... [xem thêm]

3 cách cải thiện trí nhớ trước khi bạn lớn tuổi

(65)
Suy giảm trí nhớ là một căn bệnh đáng sợ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà hầu hết mọi độ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Do đó, ... [xem thêm]

8 bí quyết trẻ mãi không già giúp bạn tràn đầy sức sống

(35)
Bạn có thấy e dè vì xuất hiện nhiều dấu hiệu của tuổi tác trong khi những người bạn học cùng mình sau ngần ấy năm gặp lại vẫn giữ được nét trẻ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN