Nguy cơ sẩy thai do dùng Fluconazol điều trị nhiễm nấm âm đạo

(4.07) - 32 đánh giá

Nhiễm nấm âm đạo có thể gây viêm âm đạo. Đây là một điều thường gặp ở phụ nữ mang thai. Thế nhưng nếu không biết cách điều trị nhiễm nấm âm đạo thì nó có thể gây ra một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đó là sẩy thai.

Hiện nay, Cục quản lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kì (FDA) đã đưa ra cảnh báo rằng các bác sĩ không được kê đơn có Fluconazole (tên thương mại là Diflucan) để điều trị nhiễm nấm âm đạo bởi vì có mối liên hệ giữa nguy cơ sẩy thai và việc sử dụng thuốc này.

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh gì?

Nhiễm nấm âm đạo được biết đến dưới tên gọi là nhiễm Candida và thường xảy ra ở phụ nữ. Nguyên nhân gây ra bệnh này là loại nấm Candida Albicans. Bệnh gây ngứa, sưng đỏ và kích ứng vùng âm đạo.

Nấm âm đạo có thể lây lan do sự tiếp xúc khi quan hệ tình dục, nhưng lại không được xếp vào loại nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục.

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo

Các triệu chứng phổ biến nhất là âm đạo và âm hộ ngứa rát, có dịch trắng vón cục, đôi khi hơi dính. Ngoài ra, trong một số trường hợp, dịch tiết âm đạo cũng có thể xuất hiện dịch mủ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nấm Candida là nguyên nhân gây bệnh. Phụ nữ có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cao nếu dùng thuốc kháng sinh vì thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn khỏe mạnh bảo vệ âm đạo. Việc thiếu đi các lợi khuẩn sẽ khiến nấm dễ dàng phát triển.

Bên cạnh đó, phụ nữ từng mắc bệnh tiểu đường, mang thai, dùng thuốc tránh thai, đang điều trị bằng steroid lâu dài cũng có khả năng bị viêm âm đạo do nấm. Các nguyên nhân khác bao gồm thụt rửa âm đạo quá nhiều, chế độ ăn ít dinh dưỡng, thiếu ngủ hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Nguy cơ mắc phải

Các yếu tố nguy cơ dưới đây có thể gây ra viêm âm đạo:

  • Dùng thuốc kháng sinh lâu dài
  • Tiểu đường (đái tháo đường) không kiểm soát
  • Suy giảm, rối loạn miễn dịch
  • Thụt rửa âm đạo không đúng cách
  • Sử dụng thuốc đặt âm đạo kéo dài

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị nhiễm nấm âm đạo như thế nào?

Việc điều trị nhiễm nấm âm đạo thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của người mắc bệnh. Sự phát triển quá mức của nấm dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể do nhiều nguyên nhân sau đây:

  • Thuốc kháng sinh (làm giảm lượng khuẩn sữa hoặc các vi khuẩn có lợi trong âm đạo)
  • Mang thai
  • Đái tháo đường không kiểm soát
  • Suy giảm miễn dịch
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn thực phẩm chứa nhiều đường
  • Mất cân bằng hormone
  • Stress
  • Thiếu ngủ.

Mối liên hệ giữa nguy cơ sẩy thai và việc điều trị nhiễm nấm âm đạo bằng thuốc diflucan

Vào năm 2011, FDA đã đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng liều lượng cao thuốc diflucan có thể gây nên những khuyết tật hiếm gặp ở trẻ sơ sinh khi bà mẹ được điều trị bằng thuốc này trong suốt ba tháng đầu của thai kì. Thậm chí có nghiên cứu mới chỉ ra rằng với một liều khoảng 150 mg thuốc diflucan cũng có thể dẫn tới sẩy thai.

Các nhà nghiên cứu đã dựa trên những ghi nhận y khoa về việc những phụ nữ sử dụng thuốc trong suốt 22 tuần đầu tiên của thai kì có nguy cơ sẩy thai cao hơn những phụ nữ không sử dụng. FDA thông báo các bác sĩ nên thận trọng khi kê đơn thuốc có fluconazole cho phụ nữ có thai, ít nhất là đến khi kết quả nghiên cứu chính thức được đưa ra.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Thực hư chuyện stress có thể gây sẩy thai
  • Thiếu máu do mắc các bệnh viêm nhiễm mãn tính
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dấu hiệu cho thấy bạn không dung nạp gluten

(65)
Bạn có thuộc nhóm những người không dung nạp gluten không? Hãy tham khảo những dấu hiệu không dung nạp gluten để có chế độ ăn phù hợp hơn nhé!“Không dung ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên biết về dị tật ống thần kinh ở thai nhi

(50)
Cứ 1.000 trẻ thì có 1 trẻ gặp nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dị tật này chẳng hạn tiền sử bệnh của gia ... [xem thêm]

Trò chơi vận động ngoài trời cho bé: Hãy để con thoát khỏi vùng an toàn!

(49)
Các bé ở tuổi tập đi luôn hiếu động, tò mò thử những thứ mới¹. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bố mẹ cùng con rèn luyện kỹ năng thông qua các ... [xem thêm]

5 sai lầm khi tắm thường gặp phải

(62)
Có phải bạn đã từng gặp cảnh tắm gội rất lâu với mong muốn được thoải mái và sạch sẽ hơn, thế nhưng, cái bạn nhận được lại là cảm giác ngứa ... [xem thêm]

4 tác dụng của đậu lăng: Mẹ bầu nên ăn thường xuyên

(48)
Đậu lăng là một thành viên họ đậu rất giàu protein và chất xơ. Ăn nhiều đậu lăng rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của đậu lăng trong việc ... [xem thêm]

Bạn có biết chó con cũng gây nhiễm trùng đường ruột?

(48)
Nuôi thú cưng trong nhà sẽ giúp mọi người thêm nhiều niềm vui hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua một vài lưu ý trước khi mang ... [xem thêm]

16 loại thực phẩm đốt cháy mỡ thừa hiệu quả và nhanh chóng

(49)
Rất nhiều người cho rằng thức ăn không giúp ích gì trong cuộc chiến giảm cân. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Thực tế, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, có ... [xem thêm]

Bệnh zona thần kinh và cách điều trị

(88)
Bệnh zona thần kinh do virus varicella-zoster tái hoạt động gây ra. Bệnh gây bóng nước và phát ban thành mảng trên da kèm cảm giác đau đớn, bỏng rát, khó chịu. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN