Nguyên nhân và cách điều trị đau đầu sau gáy

(3.8) - 28 đánh giá

Đau đầu sau gáy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để xác định chính xác, bác sĩ cần dựa vào một vài triệu chứng kèm theo, từ đó xây dựng cách điều trị phù hợp.

Đau đầu có khả năng xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đầu cùng với nhiều mức độ khác nhau, từ âm ỉ đến dữ dội hay đau nhói. Trong đó, tình trạng đau đầu sau gáy thường khiến nhiều người lo lắng.

Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau đầu sau gáy. Dựa vào vị trí, kiểu đau và các triệu chứng khác mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu sau gáy và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Đau đầu ở sau gáy và đau cổ

Viêm khớp

Đau đầu do viêm khớp là do tình trạng viêm và sưng ở vùng cổ gây nên. Khi đó, bạn thường cảm thấy đau dữ dội ở đằng sau đầu và cổ. Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi cử động. Những cơn đau đầu sau gáy như vậy có thể do bất kỳ loại viêm khớp nào gây ra, phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.

Sai tư thế

Tư thế không đúng cũng gây ra đau đầu sau gáy và đau cổ. Khi bạn đứng, ngồi hay hoạt động sai tư thế sẽ khiến các cơ ở lưng, vai và cổ bị căng cứng. Những vấn đề đó có khả năng gây ra đau đầu ở sau gáy. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau diễn ra âm ỉ hay nhói lên ở đáy sọ.

Ngồi sai tư thế có thể khiến bạn bị đau đầu sau gáy và đau cổ

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây đau cổ và căng cơ tại đây. Điều này thường dẫn đến đau đầu vùng cổ.

Cơn đau này bắt nguồn từ phía sau đầu và bạn sẽ cảm nhận được cơn đau đầu ở sau gáy hoặc ở vùng thái dương hay phía sau mắt. Một số triệu chứng khác gồm có khó chịu ở vai hoặc cánh tay trên.

Đau đầu vùng cổ thường dữ dội hơn khi bạn nằm xuống. Một số người còn không ngủ được vì bị cơn đau làm gián đoạn. Đôi lúc bạn cảm thấy như có tảng đá đè nặng lên đầu khi nằm xuống.

Đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh xảy ra khi các dây thần kinh nối từ tủy sống đến da đầu bị tổn thương. Tình trạng này hay bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu. Đau dây thần kinh chẩm gây ra các cơn đau nhói, dữ dội bắt đầu từ sau gáy và lan rộng lên phía da đầu.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau ở đằng sau mắt
  • Có cảm giác như bị đánh mạnh hay điện giật ở cổ và sau gáy
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Căng da đầu
  • Đau khi cử động cổ

Đau đầu sau gáy và đau hơn khi nằm xuống

Đau đầu chùm

Tỷ lệ mắc phải đau đầu chùm rất ít nhưng chúng thường gây ra những cơn đau vô cùng nghiêm trọng. Những người mắc phải loại đau đầu này thường xuyên trải qua các cơn đau đầu và mỗi đợt có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng.

Đau đầu chùm cũng có khả năng gây đau đầu phía sau gáy hoặc ở hai bên đầu. Không những thế, cơn đau còn tệ hơn khi nằm xuống.

Một số triệu chứng khác cần theo dõi là:

  • Cảm giác bồn chồn không yên
  • Buồn nôn
  • Đau dữ dội
  • Nghẹt mũi
  • Mí mắt chảy sệ
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh

Điều trị đau đầu sau gáy như thế nào?

Triệu chứng đau đầu thường giảm bớt khi bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol.

Tuy nhiên, để việc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn phải tìm được nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau đầu sau gáy.

Điều trị đau đầu do viêm khớp

Cách điều trị tốt nhất cho trường hợp này là sử dụng thuốc kháng viêm và dùng nhiệt để giảm bớt viêm.

Điều trị đau đầu do sai tư thế

Bạn có thể sử dụng thuốc paracetamol để điều trị ngay cơn đau đầu sau gáy do sai tư thế gây ra. Tuy nhiên, về lâu dài thì bạn cần phải thực hiện các biện pháp giúp cải thiện tư thế.

Điều trị đau đầu do thoát vị đĩa đệm

Trong trường hợp này, việc điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại. Các lựa chọn điều trị cho thoát vị đĩa đệm bao gồm vật lý trị liệu, kéo giãn cơ nhẹ nhàng, trị liệu thần kinh cột sống, tiêm ngoài màng cứng cho tình trạng viêm và phẫu thuật nếu cần thiết. Ngoài ra, người bệnh còn cần duy trì sức khỏe thông qua luyện tập thể dục.

Trị liệu thần kinh cột sống, nắn chỉnh xương khớp giúp giảm đau đầu do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm

Điều trị đau dây thần kinh chẩm

Tình trạng đau dây thần kinh chẩm có thể được điều trị bằng cách kết hợp giữa liệu pháp dùng nhiệt (chườm nóng/lạnh), uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), vật lý trị liệu, massage và dùng thuốc giãn cơ theo toa. Nếu triệu chứng bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có khi tiêm thuốc gây tê cục bộ vào khu vực xương chẩm để giảm đau ngay lập tức.

Điều trị đau đầu chùm

Mục tiêu khi điều trị đau đầu chùm là rút ngắn thời gian cơn đau đầu diễn ra, giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau và ngăn ngừa đợt bùng phát tiếp theo xảy đến.

Điều trị cấp tính bao gồm:

  • Thuốc nhóm triptan: cũng được sử dụng để điều trị đau nửa đầu và đôi lúc dùng đường tiêm giúp giảm đau nhanh
  • Octreotide, sản phẩm nhân tạo của hormone não bộ – somatostatin
  • Gây tê cục bộ

Các phương pháp phòng ngừa gồm:

  • Corticosteroid
  • Thuốc chặn kênh canxi
  • Melatonin
  • Thuốc gây tê thần kinh

Trong trường hợp đau đầu cực kỳ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để điều trị.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng đau đầu sau gáy bạn gặp phải có những dấu hiệu sau đây, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Xuất hiện cơn đau đầu mới kéo dài hơn vài ngày
  • Cơn đau đầu can thiệp vào các hoạt động thường ngày
  • Đau đầu kèm theo đau nhức tại thái dương
  • Mô hình cơn đau có sự thay đổi lớn
  • Cơn đau dữ dội hơn bất kỳ cơn đau đầu nào từng có trước đây hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng

Nếu cơn đau đầu tệ đến mức khiến bạn không thể suy nghĩ được gì, hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc khẩn cấp.

Một số triệu chứng cho thấy bạn rơi vào trường hợp cần cấp cứu ngay lập tức, bao gồm:

  • Thay đổi tính cách đột ngột, bao gồm thay đổi tâm trạng và kích động
  • Sốt, cứng cổ, mê sảng hay mất tỉnh táo đến mức không tập trung được vào một cuộc trò chuyện
  • Rối loạn thị giác, nói chậm, mất trương lực (bao gồm cả một bên mặt) và cảm thấy tê ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể
  • Đau đầu dữ dội sau khi đầu bị tác động mạnh
  • Đau đầu xảy ra đột ngột

Tóm lại, tình trạng đau đầu sau gáy có khả năng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để điều trị hiệu quả, an toàn thì bạn cần phải xác định rõ ràng được căn nguyên gây đau đầu. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy cơn đau đầu sau gáy xuất hiện cùng các triệu chứng bất thường khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

12 lợi ích của thực phẩm lên men có thể bạn chưa biết

(65)
Các loại thực phẩm lên men phổ biến như sữa chua, kim chi, dưa cải chua, củ kiệu… không những giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn mà còn rất tốt cho sức ... [xem thêm]

Con ho đờm, sổ mũi, viêm họng, không cần kháng sinh mẹ dùng cách này 3 ngày là đỡ hẳn!

(10)
Đỗ Hoàng Minh Vy (5 tuổi) đam mê ca hát nhưng suốt ngày viêm họng, sổ mũi, ho đàm, khản tiếng, khiến ước mơ vươn tới một ngôi sao nhí của con gặp nhiều ... [xem thêm]

5 điều bạn cần biết về dị ứng nước

(69)
Dị ứng nước (còn gọi là chứng nổi mề đay do nước) là bệnh bẩm sinh rất lạ và hiếm gặp. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê năm 2011 đã có tới hơn 100 ... [xem thêm]

Bạn nên chọn sản phẩm vệ sinh nào cho ngày đèn đỏ?

(87)
Thay vì dùng băng vệ sinh trong ngày đèn đỏ, bạn có thể chọn sản phẩm vệ sinh như quần lót nguyệt san, cốc nguyệt san, bọt biển vệ sinh… Đây là những ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên tiêm vắc xin nào để bảo vệ thai nhi?

(39)
Trong khoảng thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ suy yếu. Mẹ bầu nên tiêm vắc xin nào để bảo vệ mẹ và thai nhi?Mang thai là thiên chức ... [xem thêm]

Đàn ông lâu không quan hệ có sao không?

(65)
Đàn ông lâu không quan hệ có thể vì phải xa cách vợ để đi công tác hoặc thích cuộc sống “độc thân vui vẻ”. Mặc dù điều này khiến đàn ông trở nên ... [xem thêm]

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh cho mẹ bầu mang thai tháng đầu

(20)
Chế độ ăn uống của mẹ bầu khi mang thai tháng đầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và sự tăng trưởng, phát triển ... [xem thêm]

4 tuần

(39)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé đã được bốn tuần tuổi. Vào lúc này, bé sẽ rất thích và muốn được mút một thứ gì đó, vậy nên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN