Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

(3.88) - 62 đánh giá

Bạn lo lắng rằng bạn, con bạn hoặc người mà bạn biết có thể bị tiểu đường? Có một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn chắc chắn mắc bệnh, nhưng bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để đảm bảo về tình trạng sức khỏe.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường

  • Đi vệ sinh rất nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Luôn cảm thấy khát nước.
  • Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Ngứa sinh dục hoặc tưa miệng.
  • Các vết cắt và vết thương mất nhiều thời gian hơn để lành.
  • Nhìn mờ

Tại sao bệnh tiểu đường có các triệu chứng này?

Những triệu chứng này xảy ra do một số hoặc tất cả glucose tồn tại trong máu và không được sử dụng để chuyển hóa năng lượng. Cơ thể cố gắng giảm lượng đường trong máu bằng cách đào thải glucose dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nồng độ glucose cao được truyền qua nước tiểu là môi trường hoàn hảo cho nấm gây ra nhiễm nấm sinh dục. Nhưng không phải ai cũng có triệu chứng, thực tế 6 trong số 10 người không có triệu chứng khi họ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tôi có một số triệu chứng bệnh tiểu đường. Vậy nên làm thế nào?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ. Nó không hoàn toàn có nghĩa là bạn bị tiểu đường, nhưng nên kiểm tra – chẩn đoán sớm, điều trị và kiểm soát tốt là rất quan trọng để có sức khỏe tốt và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng.

Điều gì xảy ra nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu của bệnh tiểu đường?

Khó có thể bỏ qua các dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 1 vì các triệu chứng thường xuất hiện khá nhanh. Nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm nhiễm toan xeton liên quan đến tiểu đường, có thể dẫn đến hôn mê có thể gây tử vong.

Xem thêm bài viết Trẻ em có những nguy cơ nào đối với bệnh tiểu đường

Mặc dù phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 được chẩn đoán ở thời thơ ấu và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành, các triệu chứng giống nhau ở mọi lứa tuổi. Người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 1 có thể không nhận ra các triệu chứng của họ nhanh như trẻ em, điều đó có nghĩa là việc chẩn đoán và điều trị có thể bị chậm trễ.

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể dễ bỏ sót hơn vì nó phát triển chậm hơn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi khó phát hiện các triệu chứng. Nhưng bệnh tiểu đường nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính, bao gồm tim, mạch máu, thần kinh, mắt và thận. Được chẩn đoán sớm và kiểm soát lượng đường trong máu của bạn có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng này, vì vậy hãy kiểm tra nguy cơ của bạn ở đây.

Bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em

Để giúp bạn phát hiện ra bốn triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em và thanh thiếu niên, chúng tôi đã tạo ra chiến dịch 4 Ts cho bệnh tiểu đường loại 1.

Bạn có biết 4T của tiểu đường loại 1??

  • Toilet: Bạn có nhận thấy con bạn đi vệ sinh nhiều hơn
  • Tired (mệt mỏi): Con bạn mệt mỏi hơn bình thường
  • Thirsty (khát nước): liên tục cảm thấy khát nước
  • Thinner (sụt cân): Giảm cân mà không có lý do cụ thể

Nếu bạn nhìn thấy những dấu hiệu này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra.

Đừng trì hoãn.

Tiểu đường loại 1 có thể dẫn đến tử vong.

Tài liệu tham khảo

Diabetes.org.uk/The4Ts

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Cao Thị Huyền Trang
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Loãng xương – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

(99)
Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu. Ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. May ... [xem thêm]

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường: Giữ bàn chân khỏe mạnh

(31)
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đôi chân của tôi như thế nào? Quá nhiều glucose, còn gọi là đường, trong máu do bệnh tiểu đường có thể gây tổn ... [xem thêm]

Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

(32)
Dịch bài: Nguyễn Ngô Diệu Thảo Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng sớm bắt nguồn ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống và phong cách sống dành cho người bị tiểu đường thai kỳ

(53)
Thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn và hoạt động thể lực, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Nhiều thai phụ ... [xem thêm]

Phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh tiểu đường: bệnh mắt do tiểu đường

(10)
Tổng quan về bệnh võng mạc do tiểu đường Bệnh mắt do tiểu đường là gì? Bệnh mắt do tiểu đường là một nhóm các vấn đề về mắt mà người tiểu ... [xem thêm]

Xét nghiệm đường huyết

(12)
Xét nghiệm nồng độ đường trong máu (hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết) là loại xét nghiệm đo nồng độ một loại đường gọi là glucose có trong máu. ... [xem thêm]

Để việc tập thể dục an toàn cho người tiểu đường

(96)
Nếu bạn bị tiểu đường, tập thể dục là một trong những điều tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Thể dục cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giúp ... [xem thêm]

Những tác động của bệnh tiểu đường lên cơ thể bạn

(20)
Kiểm soát bệnh tiểu đường tốt sẽ giúp bạn phòng tránh các biến chứng trên các cơ quan sau: Tim và các mạch máu Mắt Thận Thần kinh Đường tiêu hóa Răng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN