Những lưu ý để con có giấc ngủ lành mạnh

(3.86) - 32 đánh giá
  • Thiết lập giờ đi ngủ cố định mỗi ngày.
  • Giờ đi ngủ và giờ thức dậy không nên thay đổi bất kể ban ngày con có đi học hay không đi học nghĩa là đừng ngủ nướng vào ngày nghỉ. Nếu có xê dịch thì không nên xê dịch quá 1 tiếng so với ngày thường.
  • Cố gắng giữ 1 tiếng trước khi đi ngủ trẻ ở trạng thái yên tĩnh, hãy tránh những hoạt động mạnh chẳng hạn như nô đùa chạy nhảy hoặc các hoạt động có tính kích thích cao như chơi game hoặc coi tivi trước khi đi ngủ.
  • Đừng để bụng con đói trước khi đi ngủ, nên ăn nhẹ: sữa hoặc bánh cũng tốt, một bữa ăn lớn thịnh soạn sẽ gây cản trở giấc ngủ của con bạn.
  • Tránh các thức ăn có chứa caffeine vài tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ. Caffein có chứa trong các loại bánh, trà, chocolate ……
  • Hãy để con vận động ngoài trời vào ban ngày nhiều nhất có thể và tham gia tập thể dục đều đặn.
  • Đảm bảo phòng ngủ của con bạn yên tĩnh và tối. 1 chiếc đèn ngủ mờ mờ thì có ích với những em bé hay bị hoảng sợ nếu phòng tối đen.
  • Giữ cho nhiệt độ phòng ngủ của con thật dễ chịu (tầm 75 độ F) (23-24 độ C)
  • Đừng sử dụng phòng ngủ của con bạn thành nơi chơi đùa vào ban ngày hoặc là nơi trừng phạt khi trẻ mắc lỗi
  • Không nên để tivi hay bất kì các phương tiện điện tử nào trong phòng ngủ của trẻ. Trẻ rất dễ phát triển thành thói quen xấu là phải coi tivi hay điện tử trước khi đi ngủ.
  • Âm thanh trắng, chẳng hạn như tiếng chiếc quạt phát ra liên tục không cách quãng có thể át hết các tạp âm khác có thể giúp trẻ ngủ tốt hơn.
  • Thời gian ngủ bao nhiêu là đủ theo tuổi: xanh thẫm là khuyến cáo, xanh nhạt là chấp nhận được màu vàng là không khuyến cáo
  • Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/761458350718354
  • 1. Độ ẩm và nhiệt độ an toàn trong phòng ngủ https://vi-vn.facebook.com/diendannhikhoa/posts/657225881141602:0
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Rèn bú rèn ngủ rèn chơi cho trẻ

    (34)
    Rèn bú ngày 3 tháng đầu thì bú theo nhu cầu nhưng cũng ráng đúng cữ thường là ngày 8 cữ. 3 tháng hơn cần biết bé có thể tối đa bao nhiêu sữa để bú tối ... [xem thêm]

    Những nguyên nhân biếng ăn chính và cách giải quyết

    (46)
    Biếng ăn sinh lý. Biếng ăn sinh lý là biếng ăn tạm thời, ngắn hạn, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, do sự thay đổi về thể chất, chức năng cơ ... [xem thêm]

    Giúp con xóa bỏ ác cảm về bệnh viện

    (38)
    Đưa con bị ốm đến bệnh viện cũng không phải là việc dễ dàng. Một số bé chỉ cần nhìn thấy kim tiêm và ống nghe của bác sĩ là co rúm lại. Cũng giống ... [xem thêm]

    Những điều cần biết về sữa mẹ

    (60)
    Nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng ở Việt Nam chưa tới 20% bà mẹ cho bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Nếu mẹ ăn uống đầy đủ thì sắt, vitamin ... [xem thêm]

    Tại sao bé suy dinh dưỡng?

    (37)
    Thường là do chế độ ăn sai. Có thể do bệnh mạn tính như tim bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần vận động(2 cái này bàn rồi). Có thể do bệnh vặt liên ... [xem thêm]

    Vẹo vách ngăn mũi

    (57)
    Chúng ta đều biết rằng mũi được chia ra 2 bên, ngăn cách nhau bởi một cái vách, gọi là vách ngăn mũi. Vách ngăn mũi được cấu tạo từ một phần là xương ... [xem thêm]

    Sai lầm khi cho trẻ bú đêm

    (65)
    Sai lầm: ‘’Đánh thức con dậy ban đêm để cho bú‘’ Nhiều cha mẹ sợ con ngủ 1 mạch tới sáng thì sẽ bị đói, bị hạ đường huyết, sợ không lớn nên ... [xem thêm]

    Chỉ định tầm soát đái tháo đường type 2 ở trẻ em

    (17)
    Hiệp hội đái tháo đường Mĩ (ADA) khuyến cáo làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường type 2 cho những em bé có các đặc điểm lâm sàng sau đây: Thừa cân ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN