Những ông bố nên ăn gì để sinh con khỏe mạnh?

(3.87) - 80 đánh giá

Những tác động từ di truyền, môi trường và các hành vi ứng xử đều đóng vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới. Dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất quan trọng lên sức khỏe của nam giới. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh chế độ dinh dưỡng có thể gây nên những tác động lớn đến khả năng sinh sản của phái mạnh.

Nghiên cứu khác cho thấy nam giới nghiện rượu nặng có nguy cơ bị suy giảm chất lượng tinh binh. Nếu bạn uống rượu, không nên uống nhiều hơn một hoặc hai ly mỗi ngày. Vẫn chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh việc bạn uống cà phê có làm hại đến khả năng sinh sản của bạn hay không. Tuy nhiên, tốt nhất bạn không nên uống hơn một ly hoặc hai ly cà phê mỗi ngày nếu muốn nhanh có con.

Chế độ ăn uống của bạn cũng như của người bạn đời của bạn nên đảm bảo cân bằng, đa dạng và bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều cá, rau, và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp cho tinh trùng khỏe mạnh và hoạt động nhiều hơn. Mặt khác, một chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa có thể làm giảm số lượng tinh trùng trong tinh dịch.

Sau đây là một số lời khuyên nhỏ cho các ông bố tương lai:

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ở tinh trùng và tăng khả năng vận động của tinh trùng. Một ly 250 ml nước cam có chứa khoảng 124 miligam vitamin C và bạn nên cố gắng nạp được ít nhất là 90 mg vitamin C mỗi ngày và nạp nhiều hơn nếu bạn hút thuốc (ít nhất 125 mg vitamin C).

Bạn nên cố gắng nạp đủ lượng vi chất kẽm cần thiết

Thiếu kẽm có thể làm cho tinh trùng kết dính lại với nhau và dẫn đến vô sinh. Thực đơn tuyệt vời giúp bạn có được 11 mg kẽm hàng ngày sẽ bao gồm hàu (trong sáu con hàu trung bình chứa 16 mg kẽm), thịt nạc thăn bò (4,8 mg kẽm trong mỗi 100 g thịt), đậu nướng (3,5 mg mỗi 1 chén ăn) và thịt gà (2,38 mg kẽm cho mỗi khẩu phần 100g).

Bổ sung đủ lượng axit folic cần thiết

Các nghiên cứu cho thấy rằng nam giới có nồng độ axit folic thấp trong máu sẽ có tinh trùng yếu hơn, còn phụ nữ có nồng độ axit folic thấp trong máu có nguy cơ cao sinh con bị dị tật bẩm sinh ống thần kinh. Bạn nên bổ sung tối thiểu hàng ngày 400 mcg axit folic, có thể từ ngũ cốc ăn sáng, rau lá xanh, các loại đậu, nước cam, hoặc uống bổ sung axit folic hay vitamin tổng hợp.

Bạn cần ngưng (hoặc cắt giảm) uống rượu

Thỉnh thoảng uống rượu cũng chẳng gây hại gì. Nhưng các nghiên cứu cho thấy uống rượu, bia, hay rượu mạnh hàng ngày có thể làm giảm nồng độ testosterone và số lượng tinh trùng và làm tăng số lượng tinh trùng bất thường trong những lần xuất tinh của bạn.

Bạn nên uống vitamin tổng hợp mỗi ngày

Một viên thuốc không thể thay thế cho một chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng nó có thể giúp bạn chắc chắn rằng bạn đang nhận được một lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh trùng của phái mạnh. Nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn uống nghèo nàn và uống rượu thường xuyên có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, khiến cho việc giúp người bạn đời thụ thai trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân vô sinh có thể xuất phát từ người vợ hoặc người chồng, trong đó khoảng 1/3 đến từ người đàn ông. Do đó, duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể tăng cơ hội mang thai cho bạn đời và giúp bé yêu khỏe mạnh khi chào đời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 lí do đau đầu đáng ngạc nhiên

(41)
Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu. Dưới đây chúng tôi ... [xem thêm]

Lợi ích tuyệt vời của rau củ quả đối với trẻ

(80)
Bạn có biết tại sao bé lại cần ăn nhiều trái cây và rau củ? Đó là vì những ích lợi cực kỳ kỳ diệu mà một chế độ ăn giàu rau củ và trái cây có ... [xem thêm]

Ung thư vú tiểu thùy: Tiên lượng và tỷ lệ sống còn

(42)
Ung thư vú tiểu thùy hay còn gọi là ung thư vú biểu mô tiểu thùy xâm lấn (ILC) xảy ra trong tiểu thùy vú. Tiểu thùy là nơi tạo ra sữa ở vú. ILC là loại ung ... [xem thêm]

Giúp bạn giải đáp 10 thắc mắc về viêm gan siêu vi B

(24)
Viêm gan siêu vi B là một trong những vấn đề sức khỏe có tỷ lệ tử vong cao ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Để thuận lợi cho việc điều trị cũng ... [xem thêm]

Bật mí 13 loại thực phẩm giàu kali

(92)
Kali là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể mà bạn có thể hấp thụ qua nguồn thực phẩm. Khoai lang, củ cải, dưa hấu… là những loại thực phẩm giàu ... [xem thêm]

Mẹ bầu ăn lá lốt trong thời gian mang thai có an toàn không?

(51)
Lá lốt là một trong những loại lá gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Thế nên, trong thời gian mang thai, việc mẹ bầu ăn lá lốt có ... [xem thêm]

Phản ứng dị ứng với thực phẩm là gì?

(71)
Dị ứng thực phẩm là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức so với bình thường đối với những loại thức ăn không gây hại. Phản ứng ... [xem thêm]

Những lưu ý khi mang thai ở độ tuổi thiếu niên

(83)
Chăm sóc trước sinh là gì? Chăm sóc trước sinh là chăm sóc sức khỏe của bạn khi bạn đang mang thai. Chăm sóc trước sinh bao gồm chăm sóc y tế, giáo dục, và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN