Phát hiện sớm bệnh cứng lưỡi ở trẻ để can thiệp kịp thời

(4.33) - 99 đánh giá

Đôi khi nguyên nhân khiến con yêu bú kém không phải xuất phát từ người mẹ mà bé đang mắc phải tình trạng gọi là bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ. Điều quan trọng là bạn sớm nhận ra các dấu hiệu để can thiệp kịp thời.

Cho con bú đôi khi là cả một cuộc chiến với không ít chị em phụ nữ. Khi bé quấy khóc vì đói, mẹ có thể căng thẳng, lo âu và dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không thể bú mẹ được, một trong số đó là bệnh cứng lưỡi.

1. Bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ khá thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ qua. Khoảng 4% trẻ mới sinh mắc phải bệnh này nhưng thường không được chẩn đoán sớm. Kết quả là bé sẽ bị cứng lưỡi nếu da dưới lưỡi ngắn hay kéo dài quá mức. Nếu không được phát hiện và điều trị, cứng lưỡi có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

2. Nguyên nhân của bệnh cứng lưỡi

Nguyên nhân thực sự của bệnh vẫn chưa được biết rõ nhưng tình trạng này thường do di truyền. Vì thế, gen có thể đóng vai trò quan trọng và bạn nên lưu ý nếu có trẻ nào trong gia đình mắc phải bệnh này.

3. Triệu chứng bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ

Nếu gặp khó khăn khi cho con bú, bạn nên đưa bé đi khám để xác định tình trạng này. Trẻ mắc bệnh cứng lưỡi có thể có biểu hiện sau:

  • Kích thích và quấy khóc
  • Khó ngậm vú mẹ
  • Không tăng cân hay sụt cân
  • Do khó bắt vú nên bé thường sẽ cắn núm vú mẹ khiến mẹ bị đau.

Nếu không được điều trị, cứng lưỡi sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Trẻ mắc bệnh cứng lưỡi khi lớn sẽ có những triệu chứng sau:

  • Thay đổi cấu trúc răng và mặt
  • Khó khăn khi ăn
  • Vấn đề về tiêu hóa
  • Chậm nói
  • Khó khăn với những hoạt động cần lưỡi như liếm kem.

Bên cạnh đó, khi kiểm tra toàn diện, bé sẽ biểu hiện:

  • Không thể đưa lưỡi qua môi
  • Không thể dùng lưỡi chạm vòm miệng
  • Đầu lưỡi hình vuông hay phẳng
  • Đầu lưỡi có hình khía hay hình trái tim.

4. Bệnh cứng lưỡi và cho con bú

Vấn đề nghiêm trọng của bệnh cứng lưỡi là khó khăn trong việc bú mẹ. Dĩ nhiên, người mẹ nào cũng nắm rõ về những lợi ích của việc bú mẹ không chỉ giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh mà còn là cách gắn kết giữa mẹ và bé.

Em bé bị cứng lưỡi sẽ không nhận được những ích lợi trên và khiến quá trình bú sữa mẹ trở nên mệt mỏi cho đến khi người mẹ phát hiện được bệnh này và chữa trị cho bé.

5. Điều trị bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ

Tin tốt là có nhiều trường hợp mắc bệnh cứng lưỡi sẽ tự khỏi trong 6 tuần đầu sau khi sinh. Nhiều em bé khác có thể sống bình thường với bệnh này nhưng vẫn có những trường hợp trẻ cần đến sự can thiệp của y khoa.

  • Phẫu thuật cắt bỏ hãm lưỡi (là dây chằng nối từ sàn miệng đến phía dưới lưỡi) có thể chữa được bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ sau khi đã xác định được bé mắc bệnh.
  • Tuổi không phải là vấn đề với quá trình phẫu thuật, bé mới 7 tuần tuổi hay 17 tuổi đều có thể phẫu thuật.
  • Phẫu thuật khá an toàn và hiệu quả. Bạn vẫn còn sự lựa chọn khác là phẫu thuật tạo hình hãm lưỡi, giúp giải phóng lưỡi bé nhưng phẫu thuật cắt bỏ hãm lưỡi có thể thực hiện mà không cần gây mê.
  • Vấn đề của những phẫu thuật này là 1/3 trẻ cần phải tái phẫu thuật để phục hồi hoàn toàn.

Bệnh cứng lưỡi không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có thể khiến quá trình phát triển mặt của trẻ bị trì hoãn. Nếu nghi ngờ trẻ bị cứng lưỡi, hãy đưa bé đi khám để điều trị kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công dụng bất ngờ khi bạn tắm muối epsom

(60)
Bạn đang phải chịu đựng những cơn đau đầu, nhức cơ bắp hay mất ngủ? Hãy thử ngay liệu pháp tắm muối epsom! Không chỉ rất tốt cho sức khỏe, ... [xem thêm]

Nhận diện 8 triệu chứng viêm màng não ở trẻ em

(97)
Thực tế là chúng ta khó có thể nhận biết các triệu chứng viêm màng não ở trẻ em. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ trong việc đưa con đến ... [xem thêm]

Hé lộ từ A đến Z những điều bạn cần biết về da hỗn hợp

(64)
Mỗi khi lựa chọn những sản phẩm dưỡng da, câu hỏi đầu tiên mà bạn thường nghe luôn là: “Bạn thuộc tuýp da nào?”. Chúng ta cũng thường xuyên được nghe ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởi: Những điều mẹ nên biết

(88)
Sởi là bệnh dễ lây lan và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh. Nguyên do là các bé còn quá nhỏ, không thể tiêm vaccine phòng ngừa sởi. Là một người mẹ, ... [xem thêm]

11 loại cá ngon mà bạn không nên ăn nhiều

(39)
Chúng ta đều biết rằng cá vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loài cá nào cũng mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe. Các nhà nghiên ... [xem thêm]

Ung thư phổi có thể di căn đến những cơ quan nào?

(51)
Những người bệnh ung thư phổi hầu hết đều biết được rằng ung thư phổi có thể di căn. Thực tế, gần 40% người được chẩn đoán mắc bệnh đã bị ung ... [xem thêm]

3 mẹo đơn giản để có khung xương chắc khỏe

(88)
Để có một khung xương chắc khỏe, bạn cần phải chú ý đến ba yếu tố: chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, và lối sống của bạn. Trước khi tham ... [xem thêm]

3 cách dạy con không mách lẻo mà các mẹ cần biết

(56)
Bố mẹ nên dạy con ngưng mách lẻo vì tính xấu này không những ảnh hưởng đến tính cách mà còn khiến bé trở thành một người xét nét, nhỏ nhặt về ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN