Phẫu thuật nâng xoang và tái tạo sống hàm

(3.88) - 86 đánh giá

Nâng xoang

Giới thiệu

Một chìa khóa cho sự thành công của implant chính là khối lượng và số lượng xương nơi implant được đặt vào. Xương hàm trên phía sau luôn được xem là một trong những vị trí đặt implant khó khăn nhất. Vì khối lượng, chất lượng xương không đủ và quá gần kề với xoang hàm. Nếu xương bị mất ở vùng đó vì một số lý do như: bệnh viêm nha chu hoặc mất răng, phần xương còn lại có thể không đủ để đặt implant.

Hình 1: Phẫu thuật nâng xoang.

Quy trình thực hiện

Phẫu thuật nâng xoang có thể giúp giải quyết vấn đề này bằng cách nâng cao xoang hàm và tạo xương thay thế cho implant nha khoa. Một vài kỹ thuật có thể được sử dụng để nâng xoang hàm và cho phép xương mới tạo thành. Sau đây là một kỹ thuật phổ biến.

Thực hiện một đường rạch để bộc lộ xương. Sau đó cắt bỏ một phần xương bộc lộ, theo dạng hình tròn. Vị trí tương ứng với phần xương được cắt bỏ này sau đó được nâng vào trong xoang hàm, đóng vai trò như một cửa sập và khoảng trống bên dưới được lấp đầy bởi vật liệu ghép xương. Nha sĩ chuyên ngành implant có thể giải thích nhiều chọn lựa khác nhau đối với vật liệu ghép xương, những loại có thể tái tạo phần xương và mô đã mất.

Cuối cùng, đường rạch ban đầu được đóng lại và quá trình lành thương sau đó được phép diễn ra. Tùy thuộc vào mỗi cá nhân, quá trình phát triển xương sau đó diễn ra từ 4 đến 12 tháng trước khi đặt implant. Sau khi implant được đặt, cần thiết nên dành một thời gian cho quá trình lành thương diễn ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần đặt implant cùng lúc với phẫu thuật nâng xoang.

Phẫu thuật nâng xoang cho thấy sự phát triển đáng kể khả năng thành công cho sự lâu bền của implant. Nhiều bệnh nhân trải qua rất ít sự khó chịu trong suốt quá trình điều trị này.

Tái tạo sống hàm

Giới thiệu

Sự biến dạng của xương hàm trên và xương hàm dưới có thể dẫn đến việc không đủ xương để đặt implant. Khiếm khuyết này có thể xảy ra do bệnh nha chu, đeo hàm giả, các khiếm khuyết trong quá trình phát triển và chấn thương. Những biến hình này không những gây rắc rối trong việc đặt implant, mà còn tạo ra những vết lõm mất thẩm mỹ trên đường sống hàm gần vị trí mất răng gây khó khăn trong việc chải răng và duy trì sức khỏe răng miệng.

Hình 2: Tái tạo sống hàm.

Quy trình thực hiện

Để giải quyết vấn đề này, mô nướu được tách ra khỏi sống hàm để bộc lộ phần khiếm khuyết xương. Phần khiếm khuyết này sau đó được bao phủ bởi xương hoặc vật liệu thay thế xương để tạo hình nên sống hàm. Nha sĩ chuyên ngành implant có thể giải thích cho bạn nhiều chọn lựa khác nhau về vật liệu ghép, những loại có thể giúp tái tạo mô xương và mô bị mất.

Cuối cùng, đường rạch được đóng lại và quá trình lành vết thương lúc này được phép bắt đầu. Tùy thuộc vào mỗi cá nhân, quá trình phát triển xương sau đó diễn ra từ 4 đến 12 tháng trước khi đặt implant. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, implant nên được đặt cùng lúc với phẫu thuật tái tạo sống hàm.

Tái tạo sống hàm cho thấy sự cải thiện đáng kể về thẩm mỹ cũng như tăng khả năng thành công cho sự lâu bền của implant. Tái tạo sống hàm làm tăng khả năng phục hồi cả về thẩm mỹ lẫn chức năng.

Tài liệu tham khảo

  • http://www.perio.org/consumer/sinus-augmentation
  • http://www.perio.org/consumer/ridge-modification
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Nguyễn Võ Ngọc Trang - TS.BS. Lâm Đại Phong
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Các bài tập phục hồi chức năng vùng hàm mặt ở người lớn tuổi

    (52)
    Sơ lược về tình hình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi Dân số thế giới có xu hướng ngày càng già đi. Theo dự đoán, nhóm người trên ... [xem thêm]

    Thuốc có chứa Biphosphonate và sức khoẻ răng miệng

    (33)
    Nếu bác sĩ kê toa cho bạn thuốc có chứa biệt dược Biphosphonate để ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương hay nằm trong kế hoạch điều trị ung thư, bạn ... [xem thêm]

    Trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng

    (73)
    Sealant nha khoa là lớp nhựa mỏng phủ trên mặt nhai các răng sau (răng hàm) để bảo vệ răng không bị sâu. Các bề mặt gồ ghề trên mặt nhai được sealant ... [xem thêm]

    Bảo vệ răng với dụng cụ bảo vệ hàm (mouthguards)

    (26)
    Tác dụng của dụng cụ bảo vệ hàm Dụng cụ bảo vệ hàm giúp giảm tác động của các lực từ bên ngoài tác động như những cú đấm hay những cú va chạm ... [xem thêm]

    Thuốc điều trị loãng xương và sức khỏe răng miệng

    (68)
    Khi chúng ta ngày càng già đi, xương bắt đầu mất dần độ đậm đặc và sức bền, đặc biệt là sau 50 tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ ... [xem thêm]

    Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trong điều trị nha khoa

    (43)
    Trong nhiều thập kỷ qua, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association – viết tắt là AHA) đã khuyến cáo những bệnh nhân tim mạch cần uống kháng sinh ... [xem thêm]

    Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách

    (77)
    Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong đời sống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khi bạn ngày càng lớn tuổi hơn. Chăm sóc sức ... [xem thêm]

    Phẫu thuật chỉnh hình răng

    (28)
    Khái niệm phẫu thuật chỉnh hình răng Phẫu thuật chỉnh hình hay chỉnh hàm (Orthognathic surgery) là phương pháp phẫu thuật trên một hàm hoặc cả hai hàm do bác ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN