Rối loạn kinh nguyệt

(4) - 89 đánh giá

Rối loạn kinh nguyệt từ dạng trễ kinh cho tới việc đau bụng kinh rất thường gặp và không nghiêm trọng. Theo dõi bảng thông tin sau để biết thêm về những thay đổi trong chu kì kinh nguyệt của bạn.

TRIỆU CHỨNG

CHUẨN ĐOÁN

TỰ ĐIỀU TRỊ

Bắt đầu ở đây

1. Khi hành kinh, bạn có đau bụng không?

Không

Xem câu hỏi số 5.*

2. Bạn rất nhạy cảm, mệt mỏi, cáu gắt hay bạn có bị đầy hơi, tăng cân hơn bình thường, hoặc gặp vấn đề về sự tập trung hay rối loạn giấc ngủ ngay trước thời gian hành kinh?

Đó có thể là triệu chứng bình thường của ĐAU BỤNG DO CO THẮT KHI HÀNH KINH hoặc bạn có HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT (PMS)b

Dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen cho triệu chứng đầy hơi và đau bụng. Tránh các đồ uống có ca-fe-in và cồn. Thay đổi cách ăn uống và tập luyện. Ăn ít hơn, ăn thường xuyên hơn những bữa ăn chứa nhiều carbohydrate chẳng hạn như trái cây, rau củ, ngủ cốc nguyên cám, và cung cấp thêm các vitamin tổng hợp, canxi. Gặp bác sĩ nếu triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Không

3. Bạn có bị bệnh lây qua đường tình dục, hoặc bạn có bị sốt hay dịch tiết âm đạo có mùi?

Bạn có thể đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng quanh buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tử cung gọi là BỆNH VIÊM VÙNG CHẬU (PID).

KHẨN CẤP
Gặp bác sĩ ngay. Bất kì nhiễm trùng nào ở ổ bụng đều có thể nghiêm trọng

Không

4. Bạn có đau vào những thời gian khác ví dụ như quan hệ tình dục, rụng trứng hoặc đi vệ sinh?

Bạn có thể bị LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG , một bệnh lý gây ra do lớp nội mạc tử cung, hoặc U NANG BUỒNG TRỨNG

Hãy đến gặp bác sĩ.

*5. Bạn có ra kinh quá nhiều khi hành kinh hoặc việc ra máu kinh kéo dài hơn bình thường?

Không

Xem câu hỏi số 9.**

6. Bạn có đang đặt dụng cụ tử cung tránh thai?

DỤNG CỤ TỬ CUNG tránh thai có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong lượng máu kinh

Hãy đến gặp bác sĩ

Không

7. Bạn có cảm giác muốn đi tiểu liên tục hay bị nặng trằn vùng hạ vị, táo bón hoặc đau lưng, đau chân không?

Triệu chứng này có thể do U XƠ CƠ TỬ CUNG gây ra, là một bệnh lý khối u lành tính của tử cung

Hãy đến găp bác sĩ

Không

8. Bạn có bị đau cơ, sưng, hay cứng các khớp, căng hoặc sưng trong cổ họng, và chân bị yếu đi?

Bạn có vấn đề với TUYẾN GIÁP chẳng hạn như BỆNH HASHIMOTO

Hãy đến gặp bác sĩ.

**9.

Kinh nguyệt của bạn không đều, không thường xuyên hoặc bị tắt kinh?

Không

Xem câu hỏi 14.***

10. Bạn có bị căng vú, đầy hơi hoặc buồn nôn?

Bạn có thể bị U NANG BUỒNG TRỨNG , hoặc đang MANG THAI

Nếu bạn nghi ngờ mang thai, hãy kiểm tra bằng test thử thai tại nhà. Nếu kết quả thử thai dương tính, hãy gặp bác sĩ để biết chính xác. Nếu bạn không nghĩ mình đang mang thai và triệu chứng vẫn tiếp tục, hãy gặp bác sĩ

Không

11. Bạn có đang dùng thuốc tránh thai không?

Một vài phụ nữ sẽ bị trễ kinh trong thời gian DÙNG THUỐC TRÁNH THAI. Điều này cũng có khả năng bạn đang MANG THAI

Bạn hãy chờ xem nếu bạn có ra kinh vào thời điểm cuối giữa lần dùng vĩ thuốc tránh thai tiếp theo hay không. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào của mang thai hoặc bạn bị tắt kinh sau tháng thứ hai.

Không

12. Bạn từ 35 tuổi trở lên?

Không ra kinh đều đặn sau một vài năm có thể là bình thường hoặc do nguyên nhân MÃN KINH SỚM. Kinh nguyệt bất thường có thể do U XƠ TỬ CUNG, rối loạn nội tiết tố, hoặc các bệnh lý nội khoa khác

Hãy đến gặp bác sĩ

Không

13. Bạn có cảm thấy uể oải hay sụt cân mà không có ý muốn tăng cân?

Bạn có thể đang bị RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ, chẳng hạn như RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP. Ban có thể bị tắt kinh hoặc kinh nguyệt trở nên bất thường nếu bạn giảm cân nhanh chóng, và tình trạng này có thể xảy ra với việc CHÁN ĂN DO NGUYÊN NHÂN THẦN KINH

Hãy đến gặp bác sĩ

***14. Kinh nguyệt của bạn có nhiều hơn những lần trước, hay bạn bị ra máu kinha sau khi đã mãn kinh ?

Việc ra máu có thể do U XƠ CƠ TỬ CUNG, LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG, hoặc do tình trạng bệnh nặng hơn ví dụ như UNG THƯ NỘI MẠC TỬ CUNG

Gặp bác sĩ ngay lập tức. Sự phát hiện sớm ung thư nội mạc tử cung rất quan trọng trong sự thành công của quá trình điều trị.

Không

Để biết thêm thông tin, hãy nói chuyên trực tiếp với bác sĩ của bạn.. Nếu bạn nghĩ vấn đề mình nghiêm trọng hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Công cụ này đã được xem xét bởi các bác sĩ và chỉ dành cho mục đích giáo dục. Nó không phải là sự thay thế cho các chỉ dẫn y khoa. Những thông tin này không nên được tin tưởng để đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi được khám trực tiếp và đầy đủ.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/health-tools/search-by-symptom/menstrual-cycle-problems.html

Biên dịch - Hiệu đính

Hoàng Thị Mỹ Linh - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn kinh nguyệt

(89)
Rối loạn kinh nguyệt từ dạng trễ kinh cho tới việc đau bụng kinh rất thường gặp và không nghiêm trọng. Theo dõi bảng thông tin sau để biết thêm về những ... [xem thêm]

Đau ngực cấp – Tiếp cận triệu chứng

(25)
Cơn đau ngực dữ dội và đột ngột có thể là biểu hiện đe dọa tính mạng. Theo dõi biểu đồ này để biết thêm thông tin. TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN ... [xem thêm]

Rụng tóc – Nguyên nhân gây rụng tóc

(31)
Rụng tóc tạm thời hay vĩnh viễn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đôi khi, rụng có thể hồi phục, tùy thuộc vào nguyên nhân. Hãy theo dõi sơ đồ sau để ... [xem thêm]

Một số vấn đề về đại tiện

(20)
Biểu đồ dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin về việc bị đau, ngứa cũng như chảy máu trong quá trình đại tiện. TRIỆU CHỨNG CHẨN ... [xem thêm]

Làm gì khi bị sưng cổ?

(55)
Bất kỳ vết sưng nào ở cổ đều khiến ta lo lắng mặc dù hầu hết chúng đều không nghiêm trọng. Theo dõi bảng dưới đây nếu bạn bị những vết sưng hay ... [xem thêm]

Những vấn đề về ngực ở nam giới

(17)
Nhiều người cho rằng chỉ có nữ giới mới mắc phải những vấn đề về vú, tuy nhiên nam giới cũng có thể mắc những bệnh này. Nếu bạn phát hiện thấy ... [xem thêm]

Khó thở – Tiếp cận triệu chứng

(89)
Khó thở là một triệu chứng đáng lo ngại và có nhiều nguyên nhân cấp tính và mạn tính. Biểu đồ sau cung cấp thông tin về các bệnh và tình trạng gây ra khó ... [xem thêm]

Tiêu chảy – Tiếp cận triệu chứng

(78)
​ Tiêu chảy là một tình trạng không hề dễ chịu do nhiều nguyên nhân gây ra. Đa số các trường hợp tiêu chảy sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN