Sơ cứu khi bị thú hoang cắn

(4.24) - 13 đánh giá

Có hai loại vết cắn từ thú hoang: loại mang mầm bệnh dại và loại không mang mầm bệnh dại.

Bệnh dại là một căn bệnh có thể gây tử vong. Vết cắn hoặc cào của dơi, chồn hôi, chồn hương, cáo, sói hoặc những con vật hoang có kích thước lớn đều vô cùng nguy hiểm. Bởi vì, những loài động vật này đều có thể truyền bệnh dại dù chúng không mang các triệu chứng bệnh. Những loài ít nguy hiểm hơn như chuột, chuột chũi, sóc chuột và thỏ đều được xem là không mang mầm bệnh dại.

Dấu hiệu của vết cắn từ động vật hoang dã là gì?

Khi bị động vật hoang dã cắn, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Vết cắt lớn có thể chảy máu trên da hoặc không;
  • Vết bầm;
  • Vết thương do bị nghiền khi cắn;
  • Vết cắn chính xác.

Cách sơ cứu vết cắn từ động vật hoang dã

Tùy thuộc vào từng loại vết thương mà sẽ có cách sơ cứu khác nhau:

Đối với các vết thương nhỏ: nếu vết thương không quá sâu và không có dấu hiệu nhiễm trùng hay bệnh dại. Bạn nên rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Sau đó, thoa kem kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và băng bó lại vết thương bằng băng sạch.

Đối với vết thương sâu: Nếu vết cắn sâu và chảy máu, bạn nên rửa sạch vết thương, sau đó dùng băng buộc chặt để cầm máu và đến gặp ngay bác sĩ.

Đối với vết thương bị nhiễm trùng: Nếu có những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau hay chảy mủ, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đối với trường hợp bạn nghi ngờ mắc bệnh dại: Nếu bạn nghi ngờ vết cắn từ loài động vật mang bệnh dại, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Vết cắn là của một loài thú hoang mang mầm bệnh dại;
  • Vết cắn xuyên qua da (dù là rất nhỏ);
  • Bạn có những thắc mắc khẩn thiết.

Bạn nên phòng ngừa vết cắn từ động vật hoang dã như thế nào?

Hãy dạy cho con tránh xa những con thú hoang ngay cả khi trông chúng không được khỏe mạnh.

Khi đi trong rừng hoặc những khu vực nhiều cây cối, nên mặc áo quần dài tay để hạn chế bị động vật cắn.

Bạn nên tiêm ngừa uốn ván mỗi 10 năm, vì rất có thể trong nước dãi của động vật có chứa mầm vi rút gây uốn ván.

Tiêm phòng dại cũng như các bệnh khác cho vật nuôi trong nhà bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách trồng nấm tại nhà

(55)
Nấm là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng có thể không được vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bạn mua ở ngoài. Vậy sao bạn không thử học cách trồng nấm ngay ... [xem thêm]

8 dấu hiệu trên môi cho bạn biết tình hình sức khỏe

(30)
Môi là một bộ phận thể hiện tình trạng sức khỏe rất rõ nhờ các dấu hiệu như khô nứt, nhợt nhạt, sưng, loét… Vậy bạn đã biết những dấu hiệu trên ... [xem thêm]

5 thói quen ảnh hưởng đến chế độ ăn giảm mỡ bụng

(62)
Mọi người có thể biết mình cần phải làm gì để giảm cân, tuy nhiên không phải ai cũng đủ động lực từ bỏ những thói quen ăn uống không lành mạnh ... [xem thêm]

Đừng căng thẳng vì xuất tinh ngược!

(43)
Định nghĩaXuất tinh ngược dòng là bệnh gì?Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng mà trong đó tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài thông qua ... [xem thêm]

Bạo lực gia đình

(22)
Tìm hiểu chungKhái niệm bạo lực gia đìnhTheo Tổ chức Hỗ trợ Phụ nữ, bạo lực gia đình bao gồm các hành vi như: kiểm soát, ép buộc, đe dọa, hạ ... [xem thêm]

Giải mã điềm báo mắt phải giật và cách khắc phục

(75)
Bạn gặp tình trạng mắt phải giật liên tục? Điều này là do mỏi mắt hay chỉ là dấu hiệu của một điềm báo? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu ... [xem thêm]

Mách bạn 4 cách cho con bú sữa mẹ tốt nhất

(25)
Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của bé. Bạn có thể tham khảo 4 cách cho bé bú sữa mẹ hiệu quả để con được cung cấp nguồn sữa tốt ... [xem thêm]

Bạn có biết vì sao hạnh nhân tốt cho bà bầu không?

(27)
Trong thời gian mang thai, bạn thường cảm thấy đói. Lúc này, nếu có thể, bạn hãy ăn một nắm hạt hạnh nhân vì hạnh nhân tốt cho bà bầu.Hạnh nhân có chứa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN