Sự khác nhau giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

(4.45) - 77 đánh giá

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có đặc trưng là mức đường huyết cao hơn bình thường, tuy nhiên nguyên nhân và sự phát triển bệnh lại biểu hiện khác nhau.

Không phải lúc nào các biểu hiện cũng rõ ràng để chúng ta có thể xác định được tuýp bệnh tiểu đường.

Điển hình là những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường) sẽ thừa cân và không tiêm insulin, trong khi những người có bệnh tiểu đường tuýp 1 phải tiêm insulin và bị thiếu cân.

Tuy vậy, những khái niệm này không phải lúc nào cũng đúng. Khoảng 20% ​​những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có cân nặng bình thường khi phát hiện bệnh, và nhiều người trong số họ vẫn phụ thuộc vào insulin.

Trong một số trường hợp, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn bị thừa cân.

Vì cả hai tuýp bệnh tiểu đường rất đa dạng và không thể đoán trước, nên thường rất khó xác định bạn bị tiểu đường tuýp nào.

Giả định rằng một người thừa cân có đường huyết cao thì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là không chính xác, bởi vì người bệnh có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Trong một số trường hợp, khi không rõ bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp nào, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên biệt để đề xuất cách điều trị thích hợp nhất.

Những khác biệt thông thường giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Mặc dù có những điều không chắc chắn từ chẩn đoán về bệnh tiểu đường, nhưng có một vài đặc điểm riêng biệt cho từng tuýp.

Xin lưu ý rằng những khác biệt này được dựa trên sự tổng hợp và vẫn có ngoại lệ (ví dụ như nhiều trường hợp được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành, là một khái niệm không phải lúc nào cũng đúng).

Bảng sau đây nên được xem như một hướng dẫn cơ bản về những khác biệt giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Bạn lưu ý rằng đây không phải là quy chuẩn chung cho tất cả người bệnh.

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();

#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Sự khác biệt thông thường giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Tiểu đường tuýp 1Tiểu đường tuýp 2
Yếu tố nguy cơKhông rõ nguyên nhân chính xácMột số yếu tố như cân nặng hoặc chủng tộc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Triệu chứngCác triệu chứng tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện rất nhanhCác triệu chứng tiểu đường tuýp 2 thường dễ bỏ qua vì chúng phát triển chậm
Kiểm soátSử dụng insulin để kiểm soát đường huyếtCó nhiều cách kiểm soát tiểu đường tuýp 2 hơn tuýp 1, bao gồm thiền, tập thể dục và chế độ ăn uống phù hợp. Người bệnh cũng cần dùng insulin
Chữa trị và phòng ngừaHiện tại chưa có phương pháp chữa trị tiểu đường tuýp 1Không có phương pháp chữa khỏi tiểu đường tuýp 2, nhưng có biện pháp giúp thuyên giảm và phòng ngừa bệnh

Bệnh tiểu đường tuýp 1 phát triển như thế nào?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn, có nghĩa là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các bộ phận của cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch xác định sai mục tiêu và hướng đến các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Chưa ai biết được nguyên nhân của tình trạng này, hay làm thế nào để ngăn chặn nó. Các hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 tiếp tục tấn công các tế bào beta cho đến khi tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin.

Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin để bù đắp lại sự chết đi của các tế bào beta trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải phụ thuộc insulin.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển như thế nào?

Triệu chứng tiểu đường tuýp 2 sẽ khác so với tuýp 1. Các hệ thống tự miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không tấn công các tế bào beta. Thay vào đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể mất khả năng đáp ứng lại insulin. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.

Cơ thể bù đắp lại sự hoạt động thiếu hiệu quả của insulin bằng cách sản xuất ra nhiều hơn, nhưng không phải lúc nào cũng đủ. Theo thời gian, các tế bào beta của tuyến tụy phải sản xuất lượng lớn insulin chịu nhiều áp lực dẫn đến tế bào bị phá hủy và làm mất bớt sản lượng insulin.


Nhấn vào và xem sơ đồ chuyển hóa và hấp thu glucose trong bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiêm insulin

Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cần phải tiêm insulin, vì một trong hai lý do sau:

  • Kém nhạy với insulin: Thừa cân gây ra tình trạng cơ thể phản ứng ít nhạy cảm hơn với insulin nghĩa là insulin mất khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Những người có độ nhạy cảm với insulin thấp thường cần phải tiêm insulin để tránh tăng đường huyết.
  • Suy yếu tế bào beta: Nếu cơ thể bạn kháng insulin, insulin được sản sinh nhiều hơn để duy trì lượng đường trong máu của bạn ổn định, nghĩa là tuyến tụy phải làm việc nhiều. Theo thời gian, các tế bào beta có thể bị phá hủy do chịu áp lực liên tục, và dẫn đến ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Sau cùng, bạn có thể gặp tình trạng tương tự như bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, đó là cơ thể không có khả năng sản xuất ra lượng insulin đủ để duy trì, kiểm soát lượng đường trong máu, do đó cần tiêm insulin trong những ca bệnh này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác hại của xăm hình có thể khiến bạn phải lo lắng

(59)
Những hình xăm trên cơ thể luôn thể hiện cá tính mạnh mẽ và táo bạo, tuy nhiên bạn nên cân nhắc những tác hại của xăm hình trước khi quyết định ... [xem thêm]

Suy giảm testosterone: 11 dấu hiệu dễ nhận biết

(32)
Suy giảm testosterone là yếu tố có liên quan trực tiếp đến tình trạng mãn dục nam giới. Việc sớm nhận biết chính xác những dấu hiệu suy giảm testosterone ... [xem thêm]

3 loại mặt nạ từ thiên nhiên dành riêng cho làn da hỗn hợp

(35)
Nếu bạn đang sở hữu làn da hỗn hợp “đỏng đảnh” khó chiều, chắc chắn rằng 3 công thức làm mặt nạ từ thiên nhiên được thiết kế dành riêng cho da ... [xem thêm]

5 tin đồn bạn nên tránh xa khi mang thai

(45)
Chế độ dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của những mẹ bầu. Nhiều lời khuyên thường được truyền tai như khi mang thai ăn nhiều ớt con ... [xem thêm]

Mách bạn cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm

(76)
Bạn không biết cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm vì thông tin in trên bao bì trông có vẻ rối rắm? Đừng lo lắng, rất nhiều chị em phụ nữ từng hoang mang ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh viêm tai trong

(16)
Bệnh viêm tai trong là tình trạng viêm tai rất hiếm khi xảy ra, do đó những thông tin về căn bệnh này không được nhiều người biết đến.Viêm tai gồm có 3 ... [xem thêm]

Hạt đu đủ: Biết cách dùng sẽ rất hữu ích

(12)
Theo các chuyên gia, hạt đu đủ vẫn có giá trị dinh dưỡng và thiết thực cho sức khỏe không kém gì phần thịt, chẳng hạn như kháng viêm.Đu đủ là một loại ... [xem thêm]

Các loại hóa trị liệu thường gặp dành cho bệnh nhân ung thư vú

(22)
Thuốc hóa trị liệu là những nhóm thuốc chuyên biệt với tên gọi là chất gây độc tế bào, được tạo nên để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tế bào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN