Sùi mào gà là gì? Mọi điều bạn cần biết về bệnh sùi mào gà

(3.82) - 43 đánh giá

Mặc dù đa phần những ca mắc bệnh sùi mào gà không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chăn gối và hạnh phúc gia đình. Khi mắc sùi mào gà, bệnh nhân thường mất hẳn tự tin khi muốn thể hiện phong độ giường chiếu với bạn đời.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh, bạn hãy cân nhắc thật kỹ việc có nên phối hợp với bác sĩ để điều trị sùi mào gà hay không. Mặc dù vậy, bạn phải có đủ kiến thức về căn bệnh này để hạn chế tối đa việc lây bệnh cho vợ/chồng của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về bệnh sùi mào gà – một trong những căn bệnh phổ biến với những người đã và đang có hành vi quan hệ tình dục.

1. Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà còn có tên gọi khác là mụn cóc sinh dục. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh do một số loại virus HPV gây ra. Đa số trường hợp sẽ tự khỏi nếu được chữa trị đúng cách nhưng cũng có những trường hợp nguy hiểm hơn vì liên quan đến yếu tố gây bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh lý khác lây truyền qua đường tình dục.

2. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là gì?

Khi bị bệnh, mụn cóc sinh dục sẽ xuất hiện ở khu vực da xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn của bệnh nhân. Virus gây bệnh phổ biến là papilloma (một loại virus HPV). Bệnh sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Sùi mào gà lây lan ngay cả khi dương vật không đi sâu vào âm đạo. Mụn cóc sinh dục có thể xuất hiện khi bạn tiếp xúc da kề da với người đang nhiễm bệnh hoặc quan hệ qua đường hậu môn và miệng.

Bà bầu bị sùi mào gà có nguy cơ lây truyền cho em bé khi sinh con qua đường âm đạo. Tuy nhiên, đây là trường hợp hiếm khi xảy ra. Ngoài ra, bệnh sùi mào gà còn lây qua những đường khác như tiếp xúc với bệnh phẩm; dùng chung vật dụng cá nhân như dụng cụ khám chữa bệnh, khăn tắm, đồ lót…

Mụn cóc sinh dục khác với các loại mụn cóc xuất hiện ở tay, chân hoặc những khu vực khác trên cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng mắc mụn cóc sinh dục khi tay chạm vào mụn cóc rồi chạm vào vùng kín của chính mình hoặc bạn tình.

Nếu bệnh sùi mào gà xuất hiện triệu chứng trên cơ thể, bạn có nhiều khả năng điều trị hiệu quả hơn so với những trường hợp không phát hiện triệu chứng. Vì thế, ngay khi bạn nhận thấy mụn cóc, hãy đến bệnh viện xét nghệm ngay để giảm nguy cơ lây truyền bệnh sùi mào gà cho vợ/chồng của mình.

3. Đối tượng nào dễ mắc bệnh sùi mào gà nhất?

Vì bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nên bất kỳ ai có hành vi quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh. Virus gây bệnh không phân biệt bạn là nam hay nữ, vì thế những người đang trong độ tuổi quan hệ tình dục tự do là đối tượng dễ mắc phải bệnh sùi mào gà nhất.

Theo thống kê của các cơ quan quản lý bệnh truyền nhiễm, Việt Nam có khoảng 360.000 ca mắc bệnh sùi mào gà mỗi năm.

4. Nên và không nên làm gì khi biết mình đã mắc bệnh sùi mào gà?

Ngay khi biết mình đang có dấu hiệu mắc bệnh sùi mào gà, bạn hãy đến bệnh viện ngay để được thăm khám hoặc xét nghiệm bằng những thủ thuật chuyên môn để xác định bạn có thật sự mắc bệnh hay không.

Nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc có ý định mang thai trong thời gian sắp tới, hãy thông báo với bác sĩ hoặc y tá để họ giúp bạn có phác đồ điều trị phù hợp. Điều này là để đảm bảo an toàn cho bạn bởi có một số phương pháp điều trị sùi mào gà không phù hợp cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang lên kế hoạch có thai.

Bạn có thể đọc thêm: Bị sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong sinh hoạt thường ngày, bạn phải tránh dùng sữa tắm, xà phòng thơm hay bất cứ thứ gì thọc sâu vô vùng kín để cọ rửa vì nó có thể khiến da bạn bị kích ứng nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn sẽ gặp thêm khó khăn trong quá trình điều trị sùi mào gà.

Một điều quan trọng bạn cần phải làm khi biết mình đang có mụn cóc sinh dục nữa là thông báo cho người yêu hay vợ/chồng của mình biết. Những thông tin kịp thời này sẽ giúp cả hai có cách ân ái phù hợp để tránh nguy cơ lây lan. Hơn nữa, điều này đánh giá bạn là người có ý thức tôn trọng và biết quan tâm đến sức khỏe của đối phương.

Nếu bạn muốn điều trị sùi mào gà bằng kem bôi, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được kê loại kem phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc kem bôi từ các điểm bán thuốc vì những sản phẩm đó không phù hợp để chữa trị mụn cóc sinh dục. Trong trường hợp xấu, các loại kem bôi này có thể khiến tình trạng sùi mào gà của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Có thể bạn sẽ được bác sĩ chỉ định ngừng hút thuốc vì thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị sùi mào gà.

Trong thời gian bị mụn cóc sinh dục, bạn không được quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Nếu có, hãy dùng bao cao su để tránh nguy cơ lây bệnh.

5. Cách phòng bệnh sùi mào gà

Dựa vào những nguyên nhân chính gây bệnh mụn cóc sinh dục, bạn có thể tìm ra cách phòng bệnh phù hợp cho bạn thân. Cách phòng bệnh sùi mào gà hiệu quả nhất là hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Nếu có thể, bạn hãy tạm ngừng việc thực hiện các hành vi tình dục trong quá trình điều trị mụn cóc sinh dục. Thông thường, bệnh mụn cóc sinh dục có thể tự động biến mất nhưng bạn cần thêm nhiều thời gian hơn so với việc tích cực phối hợp điều trị với bác sĩ. Hơn nữa, nếu để bệnh tự động biến mất, bạn rất có khả năng bị tái phát vì lúc này virus gây bệnh vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn khỏi cơ thể bạn.

Hello Bacsi hy vọng những thông tin ở bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn bao quát để trả lời cho câu hỏi sùi mào gà là gì? Khi đã có sự hiểu biết nhất định về căn bệnh này, chắc chắn bạn sẽ có được đời sống tình dục khỏe mạnh, an toàn cho cả bản thân và vợ/chồng của mình.

Trương Phương Đài/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu cẩn thận với 13 quan niệm sai lầm khi mang thai

(99)
Khi mang thai, phụ nữ luôn muốn tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc và bảo vệ thai nhi. Ngoài tìm hiểu trên sách báo, thông tin truyền thông, họ tin tưởng vào ... [xem thêm]

Điểm danh 10 loại thực phẩm tốt cho gan

(37)
Gan là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, bạn cần bảo vệ để giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho gan ... [xem thêm]

Thực đơn dành cho người bệnh tăng áp động mạch phổi

(95)
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa thành công cho việc kiểm soát bệnh tăng áp động mạch phổi.Nếu đang phải đối mặt với một căn bệnh mãn ... [xem thêm]

10 lý do khiến bạn có nguy cơ “ế bền vững”

(42)
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình thường được khen là xinh đẹp, giỏi giang hay đáng yêu nhưng đến giờ vẫn chưa có lấy một mảnh tình vắt vai? Thật ra, ... [xem thêm]

Gội đầu như thế nào để có mái tóc óng mượt? (Phần 2)

(100)
Bạn lo lắng vì mái tóc hư tổn, xơ cứng và thiếu đi độ bóng mượt do những lần uốn nhuộm làm đẹp cho tóc? Mái tóc óng mượt sẽ xuất hiện trở lại ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ của nắng đến sẹo mụn trứng cá

(96)
Mụn thật đáng ghét nhưng sẹo mụn lại còn dễ sợ hơn bởi khó chữa hơn và tồn tại lâu trên da mặt. Bạn có biết mỗi loại sẹo mụn phải áp dụng cách ... [xem thêm]

Hoại tử mô mỡ ở da do biến chứng bệnh tiểu đường

(71)
Hoại tử mô mỡ do tiểu đường là bệnh thoái hóa các mô liên kết ở da. Nó thường xảy ra ở phần dưới của chân. Tổn thương có thể nhỏ hoặc lan rộng ... [xem thêm]

Hiệu ứng Zeigarnik: Động lực giúp bạn làm việc hiệu quả hơn?

(90)
Hiệu ứng Zeigarnik có thể khiến bạn liên tục lo lắng về những công việc dang dở nhưng cũng là một động lực giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Thật ra, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN