Tác hại ô nhiễm không khí đối với trẻ nhỏ

(4.27) - 99 đánh giá

Tác hại ô nhiễm không khí là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ một cách thầm lặng và ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành thị lớn hoặc khu công nghiệp đang ở mức báo động và ngày càng trầm trọng hơn. Màn sương mờ ảo vào buổi sáng đôi khi chính là lớp bụi mịn – một trong những tác nhân khiến đường hô hấp ngày càng trở nên nhạy cảm. Theo các chuyên gia, trẻ em nằm trong nhóm đối tượng dễ chịu tác động nhất của tình trạng ô nhiễm không khí.

Vì sao trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn người lớn?

Trẻ em có nguy cơ cao phát triển các vấn đề sức khỏe do chất lượng không khí kém. Bên cạnh đó, một số lý do khác khiến bé dễ bị ảnh hưởng bởi vấn đề trên gồm:

  • Trẻ em có xu hướng thở nhanh hơn so với người lớn. Điều này đồng nghĩa với việc các chất ô nhiễm trong không khí có cơ hội thâm nhập vào cơ thể bé cao hơn. Những chất gây ô nhiễm này có thể ở lại trong phổi một thời gian dài, từ đó ảnh hưởng đến bộ phận này nói riêng và cả sức khỏe tổng thể nói chung.
  • Phổi của trẻ nhỏ sẽ không hoàn thành quá trình phát triển cho đến khi bé tròn 6 tuổi. Nếu bé sống ở các khu vực nhiều khói bụi, chẳng hạn như công trình xây đựng, khu công nghiệp thì những yếu tố nguy hại sẽ dần dần làm suy yếu sức khỏe của hệ hô hấp và dẫn đến các vấn đề y tế khác.
  • Một lý do khác khiến trẻ nhỏ dễ mắc các vấn đề về sức khỏe vì tác hại ô nhiễm không khí là việc bé tiếp xúc nhiều với các chất độc hại. Trẻ em thường dành thời gian ở ngoài trời để chơi đùa, vận động xung quanh trong sân chơi của nhà trẻ và trong khu dân cư, công viên. Những khu vực này không phải lúc nào cũng quá sạch sẽ. Bụi bẩn từ bên ngoài sẽ vô tình thâm nhập vào bên trong cơ thể con yêu.

Tác hại ô nhiễm không khí với trẻ nhỏ

Các chất gây ô nhiễm không khí có hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn theo nhiều cách nếu bé thường xuyên tiếp xúc với chúng, chẳng hạn như:

  • Ô nhiễm không khí quá mức cản trở sự tăng trưởng và phát triển của bé hoặc thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của phổi.
  • Tiếp xúc với không khí ô nhiễm một cách thường xuyên có thể làm nặng thêm các tình trạng sức khỏe như xơ nang hoặc hen suyễn ở trẻ em.
  • Tác hại ô nhiễm không khí ngoài việc ảnh hưởng đến hệ hô hấp thì chúng cũng tác động lên hệ thần kinh. Việc tiếp xúc lâu dài với các chất có hại như chì có nguy cơ kìm hãm sự phát triển nhận thức của trẻ.
  • Tác hại ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, góp phần làm cho tình trạng sức khỏe của bé trở nên yếu ớt hơn.

Cách làm giảm tác hại ô nhiễm không khí

Việc chỉ dựa vào một giải pháp duy nhất để làm giảm ô nhiễm không khí là điều không khả thi. Thế nên, bạn có thể bảo vệ con yêu khỏi tác hại của ô nhiễm không khí thông qua nhiều cách thức khác nhau để giữ cho bé yêu được an toàn và khỏe mạnh. Bạn hãy:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Biện pháp này sẽ giúp bé có được sức khỏe tốt, hạn chế nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường hô hấp hoặc những tình trạng nghiêm trọng khác.
  • Nếu bạn cảm thấy chất lượng không khí trong nhà kém, hãy sử dụng máy lọc không khí để các tạp chất cùng nhiều yếu tố độc hại vốn ẩn nấp trong không khí được loại bỏ.
  • Khuyến khích bé yêu tham gia vào một số loại hoạt động thể chất hàng ngày. Bất kỳ loại hình vận động thể chất nào cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe phổi và hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp tối ưu hóa hoạt động của hệ thống tim mạch. Những yếu tố này sẽ giúp bé có sức mạnh để chống lại các vấn đề sức khỏe.
  • Cho con chơi đùa ở những khu vực thông thoáng, có nhiều cây xanh, gió mát.
  • Dùng khẩu trang phòng độc, lọc bụi mịn mỗi khi di chuyển trên đường bằng xe gắn máy hay đi bộ. Các chuyên gia lưu ý, bố mẹ nên chọn sản phẩm mang ký hiệu N95, N99 bởi chúng có thể lọc được từ 85 – 99% những hạt bụi nhỏ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được phần nào những thông tin cần thiết về tác hại ô nhiễm không khí đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng hướng dẫn bé những thói quen vệ sinh cơ thể sau khi đi học hoặc đi chơi về để hạn chế vi khuẩn bám trên tay chân hay trên da gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 cách giúp bạn khỏe hơn khi bị huyết áp thấp

(64)
Huyết áp thấp là một tình trạng bệnh có thể cải thiện được nếu như bạn nhận biết và điều trị bệnh từ sớm. Khi bị huyết áp thấp, bạn nên kết ... [xem thêm]

5 lý do tại sao bạn thường xuyên đi tiểu đêm

(86)
Bạn thường xuyên đi vệ sinh nhiều lần vào lúc nửa đêm? Rất có thể bạn đang mắc phải chứng đi tiểu đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn đấy!Ai trong ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa bên tay thuận và đột quỵ

(49)
Chứng mất ngôn ngữ là gì?Chứng mất ngôn ngữ là một sự suy giảm khả năng về ngôn ngữ xảy ra khi một người bị chấn thương ở khu vực điều khiển ngôn ... [xem thêm]

7 lý do khiến bạn thường xuyên bị muỗi đốt

(51)
Bạn thấy lạ khi mình bị muỗi đốt khắp người trong khi người ngay bên cạnh lại bình thản như không? Muỗi chẳng đủ khôn ngoan để yêu ghét con người ... [xem thêm]

6 thói quen nấu ăn có thể làm mất dinh dưỡng của thực phẩm

(38)
Bạn muốn tự nấu ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà? Nếu có những thói quen nấu ăn sai cách thì bao nhiêu công sức của bạn sẽ đổ sông đổ biển ... [xem thêm]

Sầu riêng, nguyên nhân gây tăng cân

(60)
Nếu đang theo chế độ giảm cân, hãy cân nhắc mỗi khi ăn sầu riêng bạn nhé. Loại trái nhiều dinh dưỡng và calo này có thể khiến bạn tăng cân đấy.Trái cây ... [xem thêm]

10 lý do tại sao bạn nên hẹn hò phụ nữ mũm mĩm

(27)
Bạn thích người yêu là một cô nàng khỏe mạnh, vui vẻ và chung thủy? Thế thì hãy hẹn hò phụ nữ mũm mĩm vì họ thường ăn uống thoải mái, dễ nói chuyện ... [xem thêm]

5 dấu hiệu chứng tỏ chế độ ăn kiêng gây hại cho sức khỏe

(38)
Phụ nữ ai cũng muốn sở hữu vóc dáng đẹp và mảnh mai. Ăn kiêng là giải pháp được rất nhiều chị em lựa chọn để cải thiện và duy trì vóc dáng, tuy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN