Tăng chiều cao ở độ tuổi 15 và 20 có gì khác nhau?

(3.9) - 51 đánh giá

Để tăng chiều cao ở độ tuổi dậy thì và đôi mươi, bạn cần lưu ý những sự khác biệt căn bản thì mới đạt được vóc dáng chuẩn như ý.

Phát triển chiều cao ở người chủ yếu là do việc xương phát triển tốt hay xấu quyết định. Bộ phận liên quan đến chiều cao là xương sọ, xương cột sống và tứ chi, tốc độ tăng trưởng của mỗi người là không giống nhau. Trong những năm đầu tiên, phần đầu phát triển nhanh nhất, tiếp theo là xương cột sống và sau đó là tứ chi. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển của con người, khả năng tăng chiều cao ở tuổi 15 hay 20 phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau.

Tăng chiều cao ở độ tuổi 15

Lứa tuổi dậy thì, đặc biệt là trong độ tuổi 15, sẽ là thời điểm tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục mới. Tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng sẽ đạt đỉnh của tốc độ tăng chiều cao khi mà con người có thể tăng khoảng 8–10cm/năm. Vì thế, chiều cao của con người phần lớn được quyết định ở giai đoạn này.

Vì thế, muốn chiều cao phát triển tốt, các bạn trẻ phải cực kỳ ý thức việc thúc đẩy sự phát triển chiều cao của mình ngay từ giai đoạn mới bắt đầu dậy thì (11–12 tuổi trở đi) và chú trọng giai đoạn tăng chiều cao ở tuổi 15. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ở độ tuổi này là điều kiện bắt buộc để có thể phát triển chiều cao. Bạn nên lưu ý những lời khuyên sau để có thể tăng chiều cao ở tuổi 15:

1. Đảm bảo dinh dưỡng: Ăn 8 bữa/ngày, bao gồm 3 bữa chính và thêm 4 – 5 bữa phụ. Các bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng cho hệ xương chắc khỏe như canxi, vitamin D, magiê… Ăn kết hợp nhiều loại khác nhau: cơm, bún, hủ tiếu, mì, trái cây, rau… bất cứ thứ gì mà bạn thèm ăn. Để chiều cao ở tuổi 15 được tối ưu thì nên uống 1 lít sữa tươi mỗi ngày để cung cấp canxi cho cơ thể.

2. Ngủ đủ giấc: Ngủ ít nhất 8 giờ/ngày, tập thói quen đi ngủ sớm (khoảng 20 giờ 45 – 7 giờ 15 sáng) bởi trong khi ngủ, đặc biệt là lúc ngủ say, các hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất.

3. Tập luyện thể thao: Chơi các bộ môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe… Các động tác khi tham gia các bộ môn thể thao này sẽ tạo ra những kích thích cơ học lên các lớp sụn của xương, từ đó giúp xương nhanh chóng dài ra hơn. Hạn chế tập tạ ở khoảng thời gian này nếu bạn muốn có một thân hình lý tưởng về sau, mà thay vào đó hãy tập: hít đất, đu xà, nhảy dây… vừa giúp bạn tăng chiều cao ở tuổi 15 hiệu quả, vừa phát triển cơ thể cân đối, hài hòa.

Tăng chiều cao ở độ tuổi 20

Tuổi 20 được coi là độ tuổi sau dậy thì, cơ thể bắt đầu phát triển chậm lại và khả năng tăng chiều cao ở tuổi 20 rất thấp. Sau giai đoạn dậy thì, sự sụt giảm của các nội tiết tố liên quan đến canxi và phốt pho làm cho sự phát triển chiều cao chậm lại do ngừng quá trình chuyển canxi vào xương.

Tuy nhiên, dù xương đã ổn định và không thể phát triển thêm, nhưng nhờ có các hormone, chiều cao của chúng ta vẫn có thể được cải thiện. Hormone được sản sinh ra trong quá trình chúng ta ăn uống, tập luyện và sinh hoạt. Chính vì vậy, cách tăng chiều cao ở tuổi 20 là cần có chế độ luyện tập hợp lý với việc chọn lựa những bài tập hỗ trợ tăng chiều cao. Những bí quyết sau có thể giúp bạn cải thiện chiều cao dù đã qua tuổi dậy thì:

1. Tập thể dục đều đặn: Thói quen tập thể dục sẽ giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra hiệu quả, tăng trọng khối xương khi trưởng thành, kích thích hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn. Những môn thể thao như nhảy cao, nhảy xa, bóng rổ… hay các bài tập kéo giãn như yoga, bơi lội… là các bộ môn nên thường xuyên tập luyện, để có thể tăng chiều cao ở tuổi 20.

2. Ăn uống đủ chất: Nếu muốn tăng chiều cao ở tuổi 20, bạn hãy đảm bảo mình luôn duy trì một chế độ ăn uống phù hợp. Không nên ăn kiêng, kén ăn. Lưu ý: Cung cấp đủ protein, canxi cần thiết để phát triển xương. Các thực phẩm được khuyên ăn gồm có: thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu nành… Một số thực phẩm như sữa, cá hộp nguyên xương, tôm, cua, ốc… cũng chứa rất nhiều canxi, cần được bổ sung hàng ngày trong các bữa ăn.

3. Sinh hoạt lành mạnh: Chế độ ngủ nghỉ, thư giãn cũng là một trong những yếu tố cốt lõi, quyết định chiều cao của bạn. Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, ngoài ra, cần duy trì một thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc, không nên thức quá khuya, cố gắng hết sức có thể tránh căng thẳng, stress… những yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ sức khỏe, mà còn là khả năng phát triển chiều cao.

Ai trong mỗi chúng ta khi trưởng thành đều mong muốn có một thân hình cân đối, chiều cao lý tưởng. Việc cải thiện chiều cao ở mọi độ tuổi chưa bao giờ là muộn, miễn là bạn có lòng quyết tâm và sự kiên nhẫn cùng với những phương pháp hợp lý thì nhất định sẽ đạt được mục tiêu!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau thắt lưng: dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt

(20)
Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang ở nam giới. Nó có nhiệm vụ cao cả là nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Viêm tuyến tiền liệt là một căn bệnh ... [xem thêm]

6 bí quyết trong việc lựa chọn quần áo cho trẻ

(25)
Lựa chọn quần áo cho trẻ là một việc không thể thiếu trong quá tình chăm sóc con để con có thể mặc thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, nếu bạn không biết ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường khó kiểm soát

(67)
Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Để hiểu rõ hơn bệnh tiểu ... [xem thêm]

Ngâm mình trong bồn nước nóng khi mang thai có an toàn?

(26)
Ngâm mình trong bồn nước nóng khi mang thai quá lâu, nhiều rủi ro có thể xảy ra với cả mẹ và bé như sẩy thai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.Ngâm mình trong ... [xem thêm]

Tiêm insulin khi mắc đái tháo đường cần lưu ý những gì?

(67)
Nếu bị bệnh tiểu đường, có thể bạn sẽ nhận được vô vàn lời tư vấn từ bạn bè, người thân hoặc từ những người chẳng mấy quen thân trên mạng. ... [xem thêm]

Biếng ăn ở người lớn: Trị sớm kẻo bạn thành bộ xương di động!

(60)
Chứng biếng ăn ở người lớn cũng nghiêm trọng không kém ở trẻ nhỏ khi bạn có nguy cơ sút cân và thiếu hụt dinh dưỡng. Liệu có cách nào giúp bạn ăn uống ... [xem thêm]

Tránh nhiễm trùng tại nơi làm việc

(91)
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm tại nơi làm việc? Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm ... [xem thêm]

Sử dụng điện thoại khi mang thai có gây hại gì cho thai nhi?

(23)
Có thể nói, ngày nay, những chiếc điện thoại thông minh (smartphone) là vật bất ly thân của rất nhiều người, kể cả các mẹ bầu. Bên cạnh những tiện ích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN