Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Tất tần tật những gì bạn nên biết để tránh say tàu xe

(4.2) - 86 đánh giá

Say tàu xe có thể là cơn ác mộng của rất nhiều người. Mỗi lần đi xe khách, bạn lại khổ sở vì tình trạng này mà không biết làm sao để thoát khỏi nó. Bạn thắc mắc tại sao mình lại cứ bị say tàu xe? Cách chống say xe thế nào?

Say tàu xe là tình trạng mất ổn định của tai trong do xe lắc hoặc bất kỳ tác động nào tới tai trong. Bạn có thể phòng ngừa và chống say xe bằng nhiều cách.

Tại sao bạn lại bị say tàu xe?

Não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể qua các con đường khác nhau bằng hệ thần kinh bao gồm cả tai trong, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể di chuyển có chủ ý, ví dụ như khi đi bộ, não sẽ điều khiển bằng cách tổng hợp các thông tin về con đường bạn đang đi.

Tuy nhiên, khi bạn đi xe khách hay đi tàu thì khác. Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thống thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn từ các hệ thống cảm giác: tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp.

Ví dụ như nếu bạn ngồi trên thuyền hoặc trong xe hơi (không nhìn ra ngoài cửa sổ), tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng bạn đang cử động lên và xuống, trái và phải, nhưng đôi mắt lại chỉ thấy được cảnh tĩnh. Do đó, người ta giả thiết rằng xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra tình trạng say tàu xe.

Những dấu hiệu nào cho thấy bạn bị say tàu xe?

Khi bị say xe, bạn sẽ cảm thấy:

  • Buồn nôn
  • Da nhợt nhạt
  • Đổ mồ hôi
  • Tiết nước bọt nhiều
  • Hơi thở ngắn
  • Chóng mặt, buồn ngủ
  • Khó chịu, mệt mỏi.

Ngoài ra, các dấu hiệu sau cũng cho thấy bạn bị say xe nhẹ:

  • Đau đầu
  • Lo lắng nhẹ
  • Ngáp.

Có những biện pháp nào để chống say tàu xe?

Các triệu chứng say xe thường chấm dứt khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Đối với một số người, các triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc. Do đó, bạn nên thực hiện nhiều cách khi đang đi xe để chống say xe như sau:

Nhìn vào chân trời

Các nhà khoa học khuyên bạn nên nhìn ra ngoài cửa sổ khi xe đang di chuyển và nhìn về phía chân trời theo hướng xe đi. Nhờ đó, mắt bạn sẽ nhìn thấy sự chuyển động và các tín hiệu truyền đến não sẽ không bị mâu thuẫn với nhau.

Nhắm hờ mắt và cố gắng ngủ

Vào ban đêm hoặc trên tàu không có cửa sổ, bạn nên nhắm mắt lại hoặc nếu có thể, hãy ngủ một lát. Điều này giải quyết mâu thuẫn giữa các tín hiệu truyền đến não của mắt và tai trong.

Nhai kẹo cao su

Một phương pháp đơn giản để giảm nhẹ tình trạng say xe thông thường là nhai kẹo cao su. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn đồ ngọt hay nhai bất cứ thứ gì có thể làm giảm tác động sai giữa các tín hiệu truyền đến não, mắt và tai trong.

Hít thở không khí trong lành

Không khí trong lành, mát mẻ cũng có thể làm giảm nhẹ tình trạng say tàu xe. Vì thế, xe cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để không khí trong lành.

Dùng gừng

Bạn có thể nhai gừng tươi hoặc dùng thuốc gừng để làm giảm các triệu chứng. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về việc nhai gừng có ích cho tình trạng say xe hay không.

Bấm huyệt

Một số nghiên cứu cho thấy rằng bấm huyệt có thể giúp làm giảm các triệu chứng của say tàu xe như châm cứu.

Một số mẹo để ngăn ngừa say tàu xe

Sau đây là một số mẹo quan trọng để ngăn ngừa tình trạng say tàu xe:

  • Bạn nên ngồi ở vị trí sao cho mắt, tai trong có thể cảm nhận và nhìn cùng một chuyển động
  • Trong xe hơi, bạn ngồi ở ghế trước và nhìn cảnh quan ở phía xa
  • Trên thuyền, bạn lên trên boong và theo dõi chuyển động của đường chân trời
  • Trong máy bay, bạn ngồi bên cửa sổ và nhìn ra ngoài. Ngoài ra, bạn hãy chọn chỗ ngồi ở khu vực giữa máy bay, gần cánh, nơi có ít chuyển động nhất
  • Không đọc sách báo khi đang đi xe, máy bay… nếu bạn bị say tàu xe và không ngồi vào ghế quay mặt về phía sau
  • Bạn không nên nói chuyện với người đang bị say tàu xe
  • Tránh các mùi mạnh và thực phẩm nhiều gia vị ngay trước và trong khi đi xe.

Các nghiên cứu y học vẫn chưa đưa ra bằng chứng cho thấy các biện pháp chữa bệnh dân gian phổ biến như dùng bánh quy soda và nước 7 Up hoặc các sản phẩm gừng có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng say tàu xe. Do đó, nếu dùng những thực phẩm, thức uống trên mà không mang lại hiệu quả, bạn nên dừng lại ngay nhé.

Loại thuốc nào có thể giúp bạn ngăn ngừa say xe?

Thuốc cũng là một cách tốt để ngăn ngừa say tàu xe trước khi đi du lịch. Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể sử dụng:

  • Scopolamine: Đây là loại thuốc thường dùng nhất cho bệnh say tàu xe. Bạn nên dùng thuốc trước khi các triệu chứng say tàu xe bắt đầu xuất hiện. Thông thường, thuốc có dạng miếng dán được sử dụng phía sau tai 6–8 giờ trước khi đi du lịch.
  • Promethazine: Bạn nên dùng 2 giờ trước khi đi du lịch. Tác dụng của thuốc sẽ kéo dài 6–8 giờ. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ và khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.
  • Cyclizine: có hiệu quả nhất khi bạn dùng ít nhất 30 phút trước khi đi du lịch. Bạn không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi và thuốc có các phản ứng phụ tương tự như scopolamine.
  • Dimenhydrinate: Bạn nên uống thuốc 4–8 giờ 1 lần. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ tương tự như scopolamine.
  • Meclizine (Bonine®): Bạn nên sử dụng loại thuốc này 1 giờ trước khi đi du lịch để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị buồn ngủ và khô miệng do tác dụng phụ của thuốc.

Trên đây là một số điều bạn nên biết về nguyên nhân và cách chữa trị, phòng tránh say tàu xe.

Bạn biết đấy, say tàu xe là cảm giác cực kỳ khó chịu và mệt mỏi. Bạn đã chịu đựng cảm giác này trong bao lâu rồi? Có thể những biện pháp trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Ngoài ra, nếu bạn đi xe nhiều lần thì bạn sẽ dần cảm thấy quen và không còn mệt mỏi vì say xe nữa. Do đó, bạn đừng quá lo lắng về tình trạng này nhé!

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

(638)
Người bị huyết áp cao nên làm gì? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đa số các cách kiểm soát huyết áp thường dễ thực hiện và mang ... [xem thêm]

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

(60)
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ là hiện tượng mà đầu của các bé có hình dáng thon, dẹt hay méo mó so với hình dạng đầu bình thường.Cơ thể của trẻ nhỏ, ... [xem thêm]

7 bí quyết giữ cho thận khỏe mạnh

(65)
Thận là một trong những bộ phận quan trọng nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất của cơ thể. Bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường hoặc gia đình có ... [xem thêm]

Nên cho bé dùng vitamin E như thế nào mới tốt?

(80)
Vitamin E là chìa khóa để con có được một hệ miễn dịch tốt, một làn da khỏe và đôi mắt sáng. Tuy nhiên, nếu không tìm hiều kĩ và sử dụng loại vitamin ... [xem thêm]
Đang tải ...

5 cách làm dầu gội khô từ nguyên liệu có sẵn tại nhà

(84)
Bạn muốn tự tay làm dầu gội khô? Cách làm dầu gội khô với những nguyên vật liệu có sẵn sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi chăm sóc mái tóc đấy!Dầu ... [xem thêm]

Gây mê nha khoa có an toàn với phụ nữ đang cho con bú?

(14)
Gây mê trong nha khoa áp dụng được với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, với phụ nữ cho con bú, liệu phương pháp này có an toàn? Thực hiện gây mê trong ... [xem thêm]

5 cách massage ngực giúp bạn bảo vệ sức khỏe

(24)
Massage ngực 15 phút mỗi ngày không chỉ khiến bầu ngực của bạn ngày càng đẹp và săn chắc hơn mà còn giúp phụ nữ đang mang thai, cho con bú tăng tiết sữa. ... [xem thêm]

Mẹ đã biết cách gội đầu cho trẻ sơ sinh chưa?

(88)
Lần đầu làm mẹ, bạn gặp rất nhiều lúng túng. Bạn có thể sẽ không biết cách gội đầu cho trẻ sơ sinh thế nào để nước không chảy vào mắt bé, chọn ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...