Thai ngôi mông: mẹ bầu cần biết gì?

(3.79) - 34 đánh giá

Thông thường, trẻ trước khi sinh sẽ quay về vị trí nằm dọc (ngôi đỉnh), nhưng với thai ngôi mông thì chân và mông của bé lại nằm ở hướng đi ra trước.

Trong suốt quá trình mang thai, em bé sẽ thường xuyên chuyển động và thay đổi vị trí trong bụng mẹ. Đến tuần thứ 36, hầu hết trẻ sẽ quay đầu theo hướng sinh và chờ ngày được ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thai chưa ở đúng vị trí.

Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin về hiện tượng thai ngôi mông cũng như những biện pháo mà mẹ bầu có thể cải thiện để giúp mẹ tròn con vuông.m

Thai ngôi mông là gì?

Thai ngôi mông (sinh ngôi ngược) là hiện tượng chân hoặc mông của thai nhi nằm dưới đáy của tử cung, thay vì phần đầu. Khoảng 3%-4% các trường hợp mang thai sẽ gặp phải thử thách ngôi thai không thuận và gây ra một số vấn đề nhất định trong quá trình sinh nở.

Nguyên nhân gây ra thai ngược

Một số lý do khiến tình trạng thai nhi 36 tuần ngôi mông hoặc thậm chí sau đó nữa gồm:

  • Đa thai
  • Nhau thai tiền đạo
  • Bạn từng sinh non trước đây
  • Tử cung có quá ít hoặc quá nhiều nước ối, khiến thai nhi gặp khó khăn trong việc di chuyển quay đầu
  • Tử cung hình dạng bất thường hoặc có các biến chứng khác, chẳng hạn như u xơ tử cung

Các loại thai ngôi mông (thai ngược) mẹ nên biết

Thai ngôi mông gồm có 3 loại: ngôi mông hoàn toàn, ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông, ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân

  • Ngôi mông hoàn toàn: mông của bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
  • Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: mông của bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ở ngay trước mặt bé, hai bàn chân rất gần nhau.
  • Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: một hoặc cả hai bàn chân của bé hướng xuống đường dẫn sinh.

Bị thai ngôi mông, mẹ bầu nên làm gì?

Bạn có thể được thông báo tình trạng thai khi thực hiện siêu âm từ tuần 18 – 20. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể tiến hành xoay thai. Nếu cuối thai kỳ, trẻ vẫn ở vị trí ngôi mông, bác sĩ sẽ cố xoay thai một lần nữa, nhưng việc này sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử áp dụng các phương pháp sau:

  • Bạn chống hai tay và đầu gối xuống đất trong tư thế như đang bò, sau đó từ từ di chuyển tiến lên và lùi lại. Việc xương chậu chuyển động có thể khuyến khích bé xoay đầu.
  • Nếu biết bơi, bạn hãy thử đi bơi.
  • Dùng tai nghe có phát nhạc hoặc giọng nói của bạn và đặt phía bụng dưới, điều này có thể làm bé quay đầu về hướng có âm thanh.

Tuy nhiên, bạn lưu ý không phải lúc nào những phương pháp trên cũng hiệu quả. Một số mẹ bầu thường thắc mắc liệu thai ngôi mông có sinh thường được không, câu trả lời dành cho bạn vẫn là có nếu như biện pháp xoay ngôi thai thành công.

Nếu vị trí đầu của thai nhi vẫn không thay đổi, bạn sẽ cần phải sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Nguy cơ thai ngược đối với mẹ bầu và thai nhi

Đối với thai ngôi mông không hoàn toàn (kiểu chân), bạn sẽ có nguy cơ cao bị sa dây rốn (dây rốn rơi vào đường dẫn sinh trước thai nhi). Lúc này, thai nhi có thể gây áp lực lên rốn, làm hạn chế lưu lượng máu đến bé.

Đối với những trường hợp sinh thai ngược hoàn toàn và thai ngược không hoàn toàn (kiểu mông), trẻ vẫn có thể được sinh theo cách thông thường những phải có sự trợ giúp từ các bác sĩ và nhân viên y tế có kỹ năng. Tốt nhất, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp sinh nở phù hợp nhất cho mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách tự nhiên giúp bạn cải thiện da mặt chảy xệ

(10)
Da mặt chảy xệ không chỉ là dấu hiệu của tuổi tác mà còn là hậu quả của một số thói quen hàng ngày như ăn đồ ngọt, ngủ ít, lười chăm sóc da… Làm ... [xem thêm]

Nguy hiểm khôn lường của thực phẩm chiên đến suy tim

(40)
Tên kỹ thuật y tế: Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy timBộ phận cơ thể/mẫu thử: timTìm hiểu chungHỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim là gì?Hỏi bệnh ... [xem thêm]

Quan hệ dưới nước có an toàn không?

(48)
Quan hệ dưới nước là một trải nghiệm hết sức thú vị của nhiều cặp đôi. Nhưng đáng tiếc, tuy đem lại những cảm giác thăng hoa, nó có thể để lại ... [xem thêm]

Huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

(56)
Cao huyết áp thường khiến tim làm việc vất vả hơn, do đó tim sẽ nhanh yếu hơn. Hậu quả của cao huyết áp sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.Những ảnh ... [xem thêm]

Những điều nên biết về phẫu thuật sa trực tràng

(11)
Phẫu thuật sa trực tràng là một thủ thuật để chữa trị tình trạng phần cuối của ruột già (trực tràng) kéo dài và dư ra ngoài hậu môn, còn gọi là sa ... [xem thêm]

10 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé

(64)
Con bạn đang lớn lên từng ngày, vậy nên bé rất cần được ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Sau đây là 10 chất dinh dưỡng mà bạn cần chú ý trong chế độ ... [xem thêm]

5 cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh

(11)
Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách ... [xem thêm]

5 tuyệt chiêu giảm căng thẳng cho mẹ ở cữ sau sinh

(65)
Thời gian 40 ngày đầu sau sinh là khoảng thời gian mà mẹ bầu ở cữ, đây cũng là lúc cơ thể mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi do toàn bộ năng lượng đã tiêu hao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN