Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Thai nhi 28 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.57) - 34 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 28 tuần tuổi

Thai nhi 28 tuần phát triển như thế nào?

Bé lúc này có kích thước của một quả cà tím cỡ lớn, nặng khoảng 1kg và dài gần 38 cm tính từ đầu đến gót chân.

Tại buổi khám thai tiếp theo vào thời điểm thai nhi được 28 tuần tuổi, bác sĩ có thể cho mẹ biết liệu bé đang ở tư thế đưa đầu ra trước hay chân trước hoặc mông trước (gọi là tư thế sinh ngược) trong tử cung. Những bé ở tư thế sinh ngược có thể cần phải mổ lấy thai. Bé vẫn còn có 2 tháng để thay đổi vị trí, vì vậy đừng lo lắng nếu bé của mẹ đang ở tư thế sinh ngược ngay bây giờ. Hầu hết các bé sẽ tự mình chuyển đổi vị trí.

Lúc này, các nếp gấp và đường rãnh của não bé tiếp tục phát triển và mở rộng. Ngoài ra, da bé vẫn tiếp tục có thêm lớp mỡ và đang tiếp tục mọc tóc.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 28

Mang thai 28 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Bác sĩ có thể cho mẹ xét nghiệm máu sớm trong giai đoạn thai 28 tuần. Một yếu tố mà các xét nghiệm máu xét đến là Rh – một chất được tìm thấy trong hồng cầu của hầu hết mọi người. Nếu mẹ không có Rh (nếu mẹ mang Rh âm tính) nhưng bé lại có Rh dương tính thì có khả năng bé sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như vàng da và bệnh thiếu máu. Bác sĩ có thể ngăn chặn những vấn đề này bằng cách cho mẹ tiêm một mũi miễn dịch Rh globulin vào tuần thai thứ 28 và sau khi sinh.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Mẹ bắt đầu có những triệu chứng sưng phù từ tuần thứ 26. Để giảm sưng, mẹ hãy dùng một số mẹo sau đây:

  • Hãy cho đôi chân và mông của mẹ được nghỉ ngơi
  • Gác chân lên khi mẹ đang ngồi
  • Thỉnh thoảng hãy nghỉ ngơi bằng cách nằm nghiêng một bên
  • Mặc quần áo thoải mái
  • Duy trì thói quen tập thể dục
  • Uống nhiều nước. Mặc dù nó có vẻ phản trực giác nhưng đó là sự thật: Mẹ càng uống nhiều nước thì lượng nước mà mẹ giữ lại càng ít
  • Mang vớ hỗ trợ chân có thể không được gợi cảm nhưng chúng rất hiệu quả trong việc làm giảm sưng.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 28 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Vào tuần thai thứ 28, nếu vết sưng của mẹ trở nên nặng hơn trước đó, hãy trao đổi với bác sĩ và tìm cách điều trị. Sưng quá mức có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật, nhưng đó là khi nó đi kèm với một loạt các triệu chứng khác như tăng cân đột ngột quá mức và không giải thích được, huyết áp cao và có đạm trong nước tiểu. Nếu huyết áp và nước tiểu của mẹ bình thường (chúng thường được kiểm tra mỗi lần khám trước sinh), thì không có gì phải lo lắng về việc này.

Hãy lưu ý khi sưng phù đi cùng với các dấu hiệu khác như: mẹ bị tăng cân bất thường và không thể giải thích được chỉ trong một thời gian ngắn, hoặc nếu mẹ đang bị đau đầu nghiêm trọng hoặc rối loạn tầm nhìn. Hãy gọi bác sĩ để xác định được chính xác mẹ đang gặp vấn đề gì để có thể đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Một vài xét nghiệm mới sẽ được tiến hành trong lần kiểm tra sức khỏe của tháng này và sẽ được so sánh với các chỉ số cũ. Ở ba tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ có thể mong đợi bác sĩ thực hiện các kiểm tra như sau, mặc dù có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách của bác sĩ:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và bàn chân
  • Xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose
  • Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
  • Vắc xin bạch hầu
  • Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng bất thường
  • Lập danh sách sẵn sàng các câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận với bác sĩ.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 28

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Tiêm botox

Khi thai nhi được 28 tuần tuổi, nếu mẹ nghĩ đến việc tiêm Botox nhưng lại sợ rằng có thể gây nguy hiểm cho em bé thì mẹ nên biết rằng sử dụng botox cho phụ nữ mang thai vẫn chưa được nghiên cứu về tính an toàn. Nếu mẹ đã từng sử dụng botox và phát hiện mình mang thai, điều này dường như sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro cho bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi botox được tiêm vào cơ mặt, một lượng nhỏ liều dùng sẽ không lưu thông trong cơ thể mẹ. Vì vậy nó sẽ không hại đến em bé. Do chưa có bằng chứng cụ thể tiêm botox không gây hại cho thai nhi, mẹ chỉ nên dùng phương pháp này khi bé đã được sinh ra an toàn.

2. Đi giày cao gót

Việc đi giày cao gót (thậm chí là giày đế xuồng) không phải là một ý tưởng hay trong quá trình mang thai. Đặc biệt là trong giai đoạn thai nhi 28 tuần tuổi, trọng lượng của mẹ sẽ tăng lên cùng sự thay đổi hình dạng cơ thể và trọng tâm cơ thể sẽ làm mẹ có dáng đi khác đi và kém vững chãi hơn. Ngoài ra, dây chằng của mẹ còn có xu hướng nới lỏng trong khi mang thai, điều này có thể dẫn đến sự mất ổn định chung và căng cơ.

Việc té ngã trong khi mang thai có thể làm tổn thương mẹ và em bé, vậy nên hãy suy nghĩ kĩ trước khi mang giày cao gót. Nếu mẹ quyết định mang giày cao gót, hãy xem xét độ cao của giày theo sự tiến triển của thai và nhớ là phải đặt sự thoải mái và an toàn lên trên việc hợp thời trang.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ
Đang tải ...

Bài viết liên quan

7 loại thảo dược giúp tăng ham muốn tình dục ở phụ nữ (Phần 2)

(23)
Các vấn đề về ham muốn tình dục là một trong những điều không biết giãi bày cùng ai. Việc dùng thuốc có thể giúp kích thích tình dục ở phụ nữ. Tuy ... [xem thêm]

Florua trong nước gây ung thư, thực hư ra sao?

(46)
Florua hóa nguồn nước là một biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả và kinh tế nhất. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, florua trong nước có khả ... [xem thêm]

Nấm miệng không chỉ xảy ra ở trẻ em

(33)
Nấm miệng – hay còn được gọi là bệnh nấm candida ở miệng – là tình trạng nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng. ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về thuốc Duphalac (Phần 1)

(21)
Tên biệt dược: DuphalacTên hoạt chất: LactuloseDạng bào chế và hàm lượng: dung dịch uống Duphalac 667 g/I lactuloseĐóng gói: Hộp 20 gói Duphalac x 15ml hoặc chai ... [xem thêm]
Đang tải ...

Giải quyết 10 vấn đề thường gặp khi cho con bú

(25)
Sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bạn và bé. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đang cho con bú lại gặp phải không ít rắc rối khi lần đầu “trải nghiệm” ... [xem thêm]

Thực phẩm bổ sung kẽm tốt cho sức khỏe như thế nào?

(36)
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu mang ý nghĩa quan trọng với sức khỏe chỉ đứng thứ hai sau sắt. Thực phẩm bổ sung kẽm có thể giúp bạn cải ... [xem thêm]

Ăn nấm có tốt không?

(79)
Nấm là thực phẩm thường dùng trong các món ăn. Một số loại nấm có dược tính nhất định nên nhiều người vẫn thắc mắc là ăn nấm có tốt không?Nấm là ... [xem thêm]

Cách vệ sinh sau khi quan hệ giúp bạn phòng bệnh STD

(32)
Sau mỗi cuộc yêu, bạn có thể sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi đến mức chẳng muốn làm gì cả. Thế nhưng, cả hai sẽ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...