Thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường tuýp 1

(3.69) - 84 đánh giá

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một phân loại của bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) mà khi đó các tế bào beta của tiểu đảo tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết. Vậy bạn đã biết những thông tin gì về bệnh tiểu đường tuýp 1?

Insulin đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các tế bào sử dụng đường (glucose) trong máu để chuyển hóa chúng thành năng lượng cho mọi hoạt động sống. Những người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu rất cao, nhưng lại không đủ lượng đường bên trong các tế bào của cơ thể.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường được phát hiện ở trẻ em, thanh thiếu niên hay những người trẻ.

Tỷ lệ nam giới mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn ở nữ giới. Bệnh thường khởi phát ở lứa tuổi từ 12–15, với hầu hết các trường hợp được chẩn đoán là trước 30 tuổi.

Để biết thêm thông tin về bệnh tiểu đường tuýp 1, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm giác rất khát nước
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Giảm cân nhanh
  • Cảm giác mệt mỏi và yếu ớt

Khi bệnh tiểu đường không kiểm soát được có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Mờ mắt hoặc không thể nhìn được
  • Vết loét trên da lâu lành
  • Tê tay hoặc chân
  • Suy thận

Có thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về một triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu của bệnh tiểu đường nào trong độ tuổi vị thành niên.

Đối với nhiễm toan ceton do tiểu đường, một biến chứng của bệnh tiểu đường, các chất (ceton) bị tích tụ lại. Nồng độ ceton trong máu cao làm máu có tính axit, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bao gồm não và có thể đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi cơ thể thiếu insulin. Chính hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy khiến insulin không được sản xuất như bình thường. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng cho tình trạng này.

Các nguyên nhân hiếm gặp hơn có thể bao gồm:

  • Một số bệnh như bệnh xơ nang, có ảnh hưởng đến tuyến tụy
  • Phẫu thuật cắt bỏ tụy
  • Viêm nhiễm nặng (sưng, kích thích) ở tuyến tụy.


Nhấn vào và xem quá trình chuyển hóa và hấp thụ glucose trong bệnh tiểu đường tuýp 1

Các yếu tố có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tình trạng của bạn có thể tồi tệ hơn nếu bạn:

  • Hút thuốc hoặc uống rượu. Chúng có thể ảnh hưởng đến đường huyết và làm cho bệnh tiểu đường trở nặng hơn.
  • Ăn thức ăn có hàm lượng đường cao.
  • Sử dụng insulin vượt mức do bác sĩ đề xuất; điều này có thể làm giảm lượng đường đến một cấp độ nguy hiểm.
  • Mất nước.
  • Ăn các loại thực phẩm không theo đề xuất của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 1?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

  • Di truyền: có cha hoặc mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Gen: do sự xuất hiện một số gen nhất định.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử y khoa, khám sức khỏe và thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm đo lượng đường trong máu. Những biện pháp này được tiến hành khi đói và khi không đói, đo lường mức đường huyết trung bình trong vòng 2–3 tháng (xét nghiệm HbA1c) và xét nghiệm dung nạp glucose. Các bác sĩ cũng có thể tiến hành các xét nghiệm chức năng thận và đo lượng chất béo (lipid) trong máu.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

Bạn sẽ cần một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.

Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết. Bạn phải theo dõi các dấu hiệu như lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Tại nhà, bạn nên tiêm insulin từ hai hoặc ba lần mỗi ngày. Bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn cách tiêm insulin.

Bác sĩ sẽ đề nghị các bài tập để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

Bạn cũng cần phải kiểm tra, chăm sóc bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã ghi nhận được thêm nhiều thông tin về bệnh tiểu đường tuýp 1 và biết cách theo dõi các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Não cá vàng: Chứng suy giảm trí nhớ khiến bạn trở nên… ngốc nghếch

(80)
Bạn làm trước quên sau, tính nói gì đó mà vài giây tiếp theo lại phải ấp úng xin lỗi rằng… mình đã quên mất tiêu rồi? Để tránh rơi vào trường hợp ... [xem thêm]

Bạn phát hiện tinh dịch có máu?

(77)
Khi tinh dịch có máu, chắc hẳn đấng mày râu nào cũng sẽ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, đây không hẳn là một dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. ... [xem thêm]

6 thắc mắc về sex mà nhiều phụ nữ thường ngại ngần hỏi

(22)
Việc trao đổi thẳng thắn với bạn đời về chuyện tình dục còn là vấn đề nhạy cảm đối với phụ nữ Việt Nam. Có một số câu hỏi về tình dục mà ... [xem thêm]

Tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm có nguy hiểm không?

(14)
Thóp trẻ sơ sinh bị lõm xảy ra khi điểm mềm trên hộp sọ trở nên sâu hơn bình thường. Một trong những nguyên nhân chính là mất nước.Trẻ sơ sinh thường ... [xem thêm]

Ngũ vị tử và những điều bạn có thể chưa biết

(54)
Schisandra chinensis là một vị thuốc thường thấy trong Đông y. Đồng thời, đây cũng là loại trái cây có năm vị (gồm ngọt, mặn, đắng, cay và chua) nên nó còn ... [xem thêm]

Chứng sợ không gian hẹp: Những cơn hoảng loạn thầm lặng

(82)
Chứng sợ không gian hẹp không chỉ tạo cảm giác ngột ngạt khó chịu khi bước vào phòng kín hay đi máy bay mà còn có thể khiến bạn trở nên hoảng loạn. Vấn ... [xem thêm]

Đau khi xuất tinh ảnh hưởng thế nào đến đời sống tình dục?

(57)
Đau khi xuất tinh ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ vợ chồng. Khi cảm giác thăng hoa đang chiếm lĩnh mọi thứ, việc chàng bị đau “cậu nhỏ” khi xuất tinh ... [xem thêm]

Bật mí cách làm siro dứa siêu đơn giản cho mẹ bận rộn

(34)
Siro dứa là một món giải khát rất tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ trong những ngày hè nóng bức. Cách làm siro dứa cũng khá đơn giản, chỉ với vài bước là bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN