Thực đơn dành cho người bệnh tăng áp động mạch phổi

(4.47) - 95 đánh giá

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa thành công cho việc kiểm soát bệnh tăng áp động mạch phổi.

Nếu đang phải đối mặt với một căn bệnh mãn tính như bệnh tăng áp động mạch phổi, bạn cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ giúp đảm bảo cơ thể bạn hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng phù hợp, duy trì cân nặng hợp lý và giữ cho mức cholesterol cũng như huyết áp luôn thuộc phạm vi lý tưởng.

Bệnh tăng áp động mạch phổi và chế độ ăn uống

Tăng áp động mạch phổi (PAH) là tình trạng các động mạch vận chuyển máu chứa oxy đến phổi bị tắc nghẽn vì nhiều nguyên nhân. Một số triệu chứng bạn có thể gặp phải như:

  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Buồn nôn
  • Khó thở

Bạn có thể kiểm soát bệnh tăng áp động mạch phổi bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh và cố gắng duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe lâu dài. Đặc biệt, bạn cần lưu ý chế độ ăn uống của mình. Một số thực phẩm có khả năng làm tăng huyết áp hoặc dẫn đến tăng cân trong thời gian ngắn.

Hạn chế lượng muối (natri) hấp thụ

Lời khuyên phổ biến nhất từ bác sĩ mà bạn sẽ nghe nếu được chẩn đoán mắc bệnh tăng áp động mạch phổi là giảm lượng muối ăn. Những thực phẩm chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối nên việc chọn nguyên liệu tươi sống có thể giúp hạn chế lượng natri mà bạn hấp thụ. Nếu bạn có thói quen nêm nhiều muối vào món ăn, hãy tập giảm bớt lượng gia vị này lại.

Mách nhỏ: Nếu bạn lo lắng món ăn mất hương vị, hãy thử các loại gia vị khác làm từ thảo mộc như thì là và tỏi.

Hạn chế uống quá nhiều nước

Nhiều người mắc bệnh tăng áp động mạch phổi được khuyên uống 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là con số dành chung cho tất cả mọi người. Bạn nên trò chuyện với bác sĩ về lượng nước phù hợp với thể trạng của mình.

Theo dõi cân nặng giúp bạn đánh giá được lượng nước uống thích hợp. Nếu bị tăng cân trong một ngày, nguyên nhân có thể do bạn uống quá nhiều nước. Vì vậy, bạn cần tránh uống quá nhiều nước để ngăn ngừa tích nước trong cơ thể.

Tránh xa các chất kích thích

Tránh caffeine và các chất kích thích khác, chẳng hạn như rượu, bia là điều cần thiết để điều chỉnh và kiểm soát huyết áp. Bạn hãy thử thay thế trà và cà phê bằng nước rau diếp xoăn nếu bạn thích thức uống ấm vào buổi sáng. Nước ép có ga và mocktails đá (cocktail không cồn) cũng có thể thay thế cho rượu bia vào cuối ngày.

Mách nhỏ: Việc không sử dụng chất kích thích còn giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.

Giảm cảm giác buồn nôn

Nhiều người bị bệnh tăng áp động mạch chủ chia sẻ rằng các phương pháp điều trị mới khiến họ cảm thấy vô cùng buồn nôn. Để đối phó với tác dụng phụ này, bạn hãy thử chia nhỏ các bữa ăn ra và hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo. Bánh mì nướng khô và bánh quy giòn, không ướp muối có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi triệu chứng buồn nôn bắt đầu xuất hiện. Tránh soda và gừng trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Mách nhỏ: Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống dần dần nhằm giúp cơ thể kịp thích nghi.

Tăng hàm lượng sắt hấp thụ

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 cho thấy bệnh tăng áp động mạch phổi sẽ nặng hơn khi cơ thể thiếu chất sắt. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy thử bổ sung thịt đỏ, đậu và rau xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cơ thể sẽ hấp thụ chất sắt tốt hơn nếu bạn kết hợp chúng với các loại thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, ớt chuông và bông cải xanh.

Mách nhỏ: Nước ép cam, quýt tươi hoặc một vài lát xoài hay đu đủ cũng cung cấp nhiều vitamin C. Đồng thời, chúng cũng cung cấp nhiều năng lượng cho một ngày mới.

Tập thói quen dùng gia vị tỏi

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của tỏi trên chuột bị bệnh tăng áp động mạch phổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy một hợp chất trong tỏi có tên là allicin có khả năng mở rộng mạch máu và hạ huyết áp đáng kể. Vì vậy, bạn nên tập thói quen ăn tỏi sống hoặc thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày nếu bạn đang phải đối mặt với loại bệnh lý này.

Mách nhỏ: Tỏi nên được dùng ngay sau khi cắt trong vòng một giờ để đảm bảo bạn có thể hấp thụ toàn bộ lượng allicin có trong nó.

Đảm bảo hấp thụ đủ hàm lượng vitamin K

Mặc dù rau xanh hay những loại thực phẩm chứa màu xanh sẫm là nguồn giàu khoáng chất sắt, nhưng chúng đồng thời cũng chứa một lượng vitamin K đáng kể. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin K có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của nhóm thuốc làm loãng máu.

Điều này có thể khiến bạn hoang mang, nhưng việc dung hòa giữa hàm lượng chất sắt và vitamin K trong cơ thể là điều hoàn toàn khả thi. Bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn để biết hàm lượng vitamin K an toàn cho cơ thể. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), mấu chốt của vấn đề là bạn cần duy trì hàm lượng vitamin K hấp thụ ổn định theo thời gian.

Những điều cần lưu ý

Điều quan trọng là bạn cần nhớ rằng thể trạng của mỗi người không giống nhau. Do đó, phản ứng của cơ thể bạn trước những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hoàn toàn khác biệt so với những người bệnh khác. Nếu đang áp dụng thực đơn ăn uống dành cho người bệnh tăng áp động mạch phổi, bạn có thể tự trang bị một cuốn nhật ký ẩm thực. Mục đích của cuốn sổ này là giúp bạn theo dõi và kiểm soát các loại thực phẩm có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh trạng.

Bạn không nhất thiết phải ghi quá chi tiết trong cuốn nhật ký này. Chỉ cần ghi chú lại thời gian ăn, nguyên liệu sử dụng và cảm giác sau khi ăn. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ thực phẩm nào làm cho cơ thể cảm thấy tốt nhất, cũng như giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn.

Tổng kết

Kiểm soát bệnh tăng áp động mạch phổi đóng vai trò cốt lõi trong việc điều trị căn bệnh này. Điều quan trọng là bạn cần làm việc với bác sĩ để thiết kế một chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu cơ thể.

Sự đa dạng về món ăn chắc chắn sẽ bị hạn chế khi bạn mắc bệnh tăng áp động mạch phổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chất lượng bữa ăn hàng ngày của bạn bị giảm bớt. Thực tế, bạn có thể nhận ra sau khi thay đổi chế độ ăn uống theo hướng tích cực, bạn vẫn nhận được nhiều năng lượng hơn trước.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

[Hỏi đáp bác sĩ] Thay van tim có nguy hiểm không?

(37)
Nhiều người bị hẹp hay hở van tim hy vọng thay van tim xong sẽ khỏi hẳn, thế nhưng thực tế lại không đơn giản vậy. Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, bạn vẫn ... [xem thêm]

8 cách làm đẹp với Bột Baking Soda (Thuốc Muối)

(24)
Baking soda là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp mỗi gia đình và được xem là “cứu cánh” trong hàng loạt các vấn đề khác nhau từ nấu nướng, dọn dẹp ... [xem thêm]

7 điều bạn nên làm trước khi sinh để mẹ tròn con vuông

(17)
Không chỉ quá trình sinh con mà cả quá trình chuẩn bị trước khi sinh về mặt tâm lý, sức khỏe và kiến thức cũng rất quan trọng. Nếu chuẩn bị chu đáo mọi ... [xem thêm]

Tác hại của việc thiếu ngủ: Không phải ai cũng biết

(53)
Ngày càng có nhiều người thường xuyên không ngủ đủ giấc. Đây là một thói quen xấu cần phải thay đổi vì tác hại của việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Dư thừa vitamin C làm trẻ mắc bệnh nguy hiểm

(14)
Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá. ... [xem thêm]

Điều trị ung thư vú: Liệu pháp nội tiết tố và sinh học

(44)
Liệu pháp nội tiết tố và sinh học được sử dụng trong điều trị ung thư vú. Giống như các thủ thuật khác, cả hai liệu pháp này cũng có một số tác dụng ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về xét nghiệm chức năng gan chưa?

(72)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm chức năng ganBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chung về xét nghiệm chức năng ganXét nghiệm chức năng gan là gì?Xét nghiệm ... [xem thêm]

Triệu chứng và các thể bệnh zona bạn có thể gặp

(22)
Bệnh zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với triệu chứng thường nặng và dai dẳng hơn. Triệu chứng đặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN