Tiêm ngay vắc xin DTP nếu bạn không muốn con mắc bệnh ho gà, uốn ván hay bạch hầu

(3.71) - 30 đánh giá

Vắc xin DTP là một loại vắc xin rất hữu hiệu, có tác dụng bảo vệ trẻ em tránh khỏi ba căn bệnh gồm bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà.

Bạch hầu, uốn ván và ho gà là 3 căn bệnh từng hoành hành khắp nơi trước khi có vắc xin phòng ngừa. Hiện nay đã có liệu pháp phòng ngừa những bệnh trên, đó là bạn nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin DPT. Vậy, vắc xin DPT là gì và có an toàn không?

Vắc xin DTP là gì?

Vắc xin DTP là một loại vắc xin có tác dụng bảo vệ trẻ em tránh khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Ba căn bệnh này rất phổ biến và gây ra nhiều ca tử vong mỗi năm trước khi các nhà khoa học tìm ra loại vắc xin này. Hầu hết trẻ em được tiêm ngừa sẽ được bảo vệ trong lúc còn nhỏ.

Bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà là gì?

Bệnh bạch hầu là một loại bệnh rất nghiêm trọng gây nhiễm trùng với lớp giả mạc phủ dày ở mũi và cổ họng. Bệnh cũng có thể gây ra vấn đề về hô hấp, tê liệt (không thể di chuyển), suy tim và thậm chí tử vong.

Uốn ván là tình trạng xảy ra khi một vết thương (như vết cắt) bị nhiễm vi khuẩn uốn ván trong đất. Vi khuẩn trong vết thương tạo thành chất độc khiến cho các cơ trên cơ thể co thắt lại. Bệnh cũng khiến trẻ em không mở miệng và nuốt được, có thể dẫn đến tử vong.

Ho gà gây ra những cơn ho rất nghiêm trọng khiến con bạn khó ăn, uống hoặc thở. Những cơn ho này có thể kéo dài hàng tuần và dẫn đến viêm phổi (nhiễm trùng phổi), động kinh (co giật), tổn thương não và tử vong.

Khi nào bạn nên cho trẻ tiêm vắc xin DTP?

Vắc xin DTP có thể được tiêm phòng cùng lúc với các loại vắc xin khác. Hầu hết trẻ em sẽ được tiêm vắc xin DTP vào những thời điểm sau:

  • 2 tháng tuổi;
  • 4 tháng tuổi;
  • 6 tháng tuổi;
  • 12–18 tháng tuổi;
  • 4–6 năm tuổi.

Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ tiêm lần hai để phòng ngừa bệnh bạch hầu và uốn ván khi con bạn được 12 tuổi và cứ cách 10 năm 1 lần.

Những ai không nên tiêm vắc xin DTP?

Nếu con bạn nằm trong các trường hợp sau, bạn nên báo với bác sĩ trước khi cho trẻ tiêm vắc xin DTP:

  • Đã từng có phản ứng dị ứng vừa phải hoặc nghiêm trọng sau khi chủng ngừa;
  • Đã từng bị co giật;
  • Có cha mẹ, anh em hoặc chị gái bị co giật;
  • Đang bị bệnh nặng.

Trẻ có gặp phải rủi ro gì khi tiêm vắc xin DTP hay không?

Cũng như việc sử bất kỳ loại thuốc nào, tiêm vắc xin DTP cũng có thể gây ra một số rủi ro. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều không có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm loại vắc xin này. Trong trường hợp con bạn gặp bất kỳ vấn đề nào, những triệu chứng thường bắt đầu trong vòng 3 ngày và không kéo dài hơn sau đó.

Một số phản ứng thông thường nhưng không nghiêm trọng

  • Mệt mỏi (cảm thấy mệt mỏi);
  • Sốt;
  • La om sòm;
  • Ít đòi ăn (không thấy đói);
  • Đau nhức và sưng nơi tiêm;
  • Nôn mửa.

Một số phản ứng trung bình đến nghiêm trọng phổ biến

  • Khóc không ngừng trong 3 giờ hoặc nhiều hơn;
  • Sốt ở nhiệt độ 40,6°C hoặc cao hơn;
  • Mệt mỏi và nhợt nhạt;
  • Co giật.

Một số phản ứng nghiêm trọng nhưng rất hiếm

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: gặp những vấn đề về hô hấp và sốc;
  • Động kinh hoặc hôn mê.

Một khi trẻ gặp các tác dụng phụ này của vắc xin, bạn nên liên hệ với bác sĩ để có được những lời khuyên hữu ích nhất.

Chúng tôi hy vọng đã mang đến kiến thức đầy đủ cho bạn về loại vắc xin này để bạn biết cách tiêm phòng và bảo vệ sức khỏe của mình cũng như cho cả gia đình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng Ganser

(96)
Tìm hiểu chungHội chứng Ganser là gì?Hội chứng Ganser là một loại rối loạn giả tạo – đây là một bệnh tâm thần xảy ra khi người bệnh cố tình và chủ ... [xem thêm]

Nước chanh ấm – “thần dược” để sống khỏe trẻ lâu

(32)
Một số người thích uống một ly trà hay cà phê nóng, trong khi đó có người chỉ cần một ly nước lọc vào buổi sáng. Thế nhưng, một ly nước ấm có vắt ... [xem thêm]

Xây dựng lòng tin ở trẻ qua 9 hoạt động vui nhộn

(56)
Khi nhìn nhận một vấn đề, suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến trẻ không có niềm tin để kết giao bạn bè. Muốn xây dựng lòng tin ở trẻ, bạn hãy tham khảo bài ... [xem thêm]

Phân biệt giữa viêm xoang và dị ứng

(55)
Viêm xoang và dị ứng đều là những tình trạng khiến cho người bệnh gặp nhiều phiền toái, khó chịu khi mắc phải. Tuy có những điểm tương đồng nhưng đây ... [xem thêm]

Điều cần biết về nhiễm trùng sau sinh mổ (phần 1)

(62)
Nhiễm trùng vết thương sau sinh mổ là tình trạng nhiễm trùng xảy ra sau khi sinh mổ lấy thai. Những dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt trên 38oC, vết thương ... [xem thêm]

5 loại trà làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ

(78)
Dù thích uống trà đến mấy, bạn cũng nên cẩn thận vì đôi khi có một số loại trà làm giảm khả năng sinh sản mà bạn không biết.Các loại trà thảo mộc ... [xem thêm]

Những thông tin hữu ích về chứng dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ

(11)
Dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ là loại dị ứng khá phổ biến. Là cha mẹ, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin để biết cách chăm sóc nếu lỡ chẳng may bé mắc phải ... [xem thêm]

Đối phó với căng thẳng khi bệnh tiểu đường

(95)
Bạn có biết căng thẳng và bệnh tiểu đường cũng có mối liên hệ với nhau không? Tình trạng căng thẳng cho dù là tinh thần hay thể chất đều có thể tác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN