Tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường

(4.05) - 23 đánh giá

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nếu có một trong những tiêu chuẩn sau:

  • Có triệu chứng của tiểu đường (khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân) và nồng độ đường huyết cao hơn hoặc bằng 200 mili-gram/deci-lit (mg/dL). Xét nghiệm đường huyết có thể được làm vào bất cứ lúc nào trong ngày. Không lệ thuộc vào lần cuối cùng ăn là khi nào (nghĩa là xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên).
  • Có nồng độ đường huyết khi đói cao hơn hoặc bằng 126 mg/dL. Xét nghiệm đường huyết khi đói được làm sau khi nhịn ăn uống. Chỉ uống nước lọc trong vòng ít nhất 8 tiếng.
  • Đường huyết trong xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) ở thời điểm 2 giờ cao hơn hoặc bằng 200 mg/dL. OGTT được ứng dụng nhiều nhất trong chẩn đoán 2 giờ bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Có nồng độ HbA1c máu cao hơn hoặc bằng 6.5%.

Chẩn đoán tiểu đường cần được chứng thực bằng cách lặp lại xét nghiệm đường huyết với cùng phương pháp hoặc một phương pháp khác vào một ngày khác.

Nếu nồng độ đường huyết khi đói nằm trong khoảng 100-125 mg/dL. Kết quả xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (ở thời điểm 2 giờ sau khi bắt đầu test) nằm trong khoảng 140-199 mg/dL. Hoặc nồng độ Hb1Ac nằm trong khoảng 5.7%-6.4%, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán tiền tiểu đường. Điều này có nghĩa rằng nồng độ đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán tiểu đường. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bao lâu thì nên làm xét nghiệm lại.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/tc/criteria-for-diagnosing-diabetes-topic-overview

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Dư Ngọc Hiền - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguyên tắc cơ bản để xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

(97)
Bạn có thể kiếm soát được bệnh tiểu đường của mình nếu bạn có chế độ ăn uống một cách thông minh và hợp lý. Các loại thực phẩm phù hợp có thể ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường có thể chữa được không?

(83)
Với rất nhiều các nghiên cứu về bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) và những tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường. Rất dễ hiểu khi có suy ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị bệnh lý thần kinh do tiểu đường

(69)
Đau thần kinh do tiểu đường (còn gọi là bệnh lý thần kinh do tiểu đường) có thể nặng, dai dẳng và khó điều trị. Triệu chứng có thể bắt đầu bằng ... [xem thêm]

Xét nghiệm – bạn cần hỏi bác sĩ những gì

(66)
Xét nghiệm – Danh sách câu hỏi tham khảo để hỏi bác sĩ. Link download file PDF Bạn có thể điền vào phần in màu xanh của phiếu sau và in ra. Chỉ phần chữ ... [xem thêm]

Để việc tập thể dục an toàn cho người tiểu đường

(96)
Nếu bạn bị tiểu đường, tập thể dục là một trong những điều tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Thể dục cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giúp ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống và phong cách sống dành cho người bị tiểu đường thai kỳ

(53)
Thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn và hoạt động thể lực, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Nhiều thai phụ ... [xem thêm]

Xét nghiệm đường huyết

(12)
Xét nghiệm nồng độ đường trong máu (hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết) là loại xét nghiệm đo nồng độ một loại đường gọi là glucose có trong máu. ... [xem thêm]

Nhân tuyến giáp

(34)
Tìm hiểu về tuyến giáp Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình con bướm nằm ở phía trước dưới của cổ. Tuyến giáp sản xuất hormone giáp đưa vào máu và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN