Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Trẻ chậm nói phải làm sao? Câu hỏi đã có lời giải đáp

(3.84) - 33 đánh giá

Trẻ chậm nói phải làm sao? Đây là câu hỏi chung của hàng nghìn cha mẹ có con bị chậm nói. Nhiều phụ huynh thì nghĩ rằng trẻ chậm nói không có gì đáng phải lo lắng cả, chỉ cần đợi một thời gian thì trẻ sẽ biết nói. Nhưng cũng rất nhiều phụ huynh lại ý thức được rằng trẻ chậm nói nếu không được can thiệp sớm, trẻ sẽ chịu nhiều thiệt thòi trong sinh hoạt, giao tiếp và các bệnh lý đi kèm nếu có lại dễ bị bỏ qua. Vì vậy, khi thấy con có dấu hiệu chậm nói, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Chị Ngọc Anh (Bình Dương) đang cảm thấy vô cùng lo lắng khi con trai chị đã 3 tuổi nhưng chỉ nói được vài từ đơn giản. Nhiều lần chị định đưa con đi khám nhưng cứ chần chừ mãi vì mọi người trong gia đình nói chờ bé lớn thêm chút nữa thì tự khắc sẽ nói được. Đợi tháng này qua tháng khác thấy con không có tiến triển, chị mới đưa con đi khám. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ kết luận bé chậm nói có dấu hiệu mắc hội chứng tự kỷ. Cầm kết quả trong tay, chị gần như sụp đổ và không biết phải làm sao để giúp con…

Trường hợp của chị Ngọc Anh chỉ là một trong số hàng nghìn cha mẹ có con bị chậm nói. Nếu rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này nhé.

Dấu hiệu của trẻ chậm nói

Rất nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng thế nào thì được coi là con chậm nói. Nhiều phụ huynh thú nhận rằng họ không biết tình trạng này chỉ là chậm nói đơn thuần hay đây là tình trạng bệnh lý thực sự, cần tới sự can thiệp của các chuyên gia y khoa. Dưới đây là một số dấu hiệu báo động về tình trạng chậm nói của trẻ mà bạn cần lưu ý để đưa ra những quyết định chính xác nhất:

Trước 12 tháng: Không có các hành động như chỉ hoặc vẫy tay chào tạm biệt.

Trước 18 tháng:

  • Thích dùng hành động hơn lời nói để giao tiếp
  • Không bắt chước được âm thanh, không hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.

2 tuổi:

  • Chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động, không thể tự nói được các từ hoặc cụm từ
  • Chỉ nói các từ lặp đi lặp lại, không thể sử dụng lời nói để thể hiện mong muốn của mình
  • Không thực hiện được các yêu cầu đơn giản
  • Không nói được một câu hoàn chỉnh
  • Cha mẹ không hiểu được hơn phân nửa những gì trẻ nói.

Chậm nói có phải là tự kỷ hay không?

Ngoài tự kỷ, chậm nói còn là biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ hay mất thính giác

“Liệu con tôi có bị tự kỷ không?” là một trong những nỗi lo thường gặp của nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình có dấu hiệu chậm nói. Việc cha mẹ lo lắng là dễ hiểu bởi một trong những dấu hiệu đầu tiên của chứng tự kỷ là chậm nói. Tuy nhiên, ngoài tự kỷ, chậm nói còn có thể là dấu hiệu của các khuyết tật phát triển khác như rối loạn ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, mất thính giác… Hoặc đơn giản, chậm nói có thể chỉ là do trẻ phát triển chậm, sau một thời gian trẻ sẽ phát triển bình thường.

Bên cạnh đó, chậm nói không phải là dấu hiệu duy nhất để xác định trẻ có bị tự kỷ hay không. Một đứa trẻ được xác định là bị tự kỷ khi có đủ 3 biểu hiện: giảm tương tác xã hội, giảm giao tiếp ngôn ngữ và có hành vi bất thường. Nhìn chung, điểm phân biệt rõ nét nhất của hội chứng tự kỷ là ngoài hạn chế về mặt giao tiếp, trẻ còn hạn chế về biểu hiện cảm xúc tương tác như tránh giao tiếp bằng mắt, không chơi đùa với các bạn…

Theo các nghiên cứu, có đến 70% trẻ không biết nói khi 12, 14 tháng hoặc thậm chí 18 tháng tuổi không mắc phải chứng tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển nghiêm trọng khác. Do đó, nếu trẻ có các dấu hiệu chậm nói, tốt nhất bạn đừng quá lo lắng về vấn đề trẻ có bị tự kỷ hay không, nhưng cũng không quá chủ quan cho rằng trẻ bình thường mà hãy đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói?

Trẻ chậm nói có thể là do các vấn đề ở cơ quan phát âm hoặc do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục:

Bất thường về môi, lưỡi

Các bất thường về môi, lưỡi như hở hàm ếch, thắng lưỡi ngắn… cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chậm nói. Tình trạng này sẽ làm hạn chế sự chuyển động của lưỡi, khiến trẻ khó phát âm thành lời nói. Đa phần, các bất thường này sẽ được phát hiện trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, đôi khi chúng sẽ bị bỏ qua cho đến khi trẻ có các dấu hiệu chậm nói.

Rối loạn vận động lời nói

Có nhiều trẻ chậm nói là do mắc phải các rối loạn vận động lời nói như mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em (CAS). Nguyên nhân khiến trẻ gặp phải rối loạn này là do não không đưa ra các tín hiệu đến các cơ vùng miệng, khiến việc phối hợp môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh trở nên khó khăn. Nếu thấy những âm thanh mà trẻ phát ra rất khó nghe, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để khám và điều trị.

Chậm phát triển

Chậm phát triển cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói. Mỗi đứa trẻ sẽ đạt được các mốc phát triển quan trọng theo tốc độ của riêng mình. Thế nhưng, nếu bạn thấy các kỹ năng của trẻ phát triển chậm hơn bình thường, hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám. Những đứa trẻ chậm nói do chậm phát triển thường có các triệu chứng như nói rất ít hoặc thậm chí không nói, không hiểu người khác đang nói gì, lặp lại những gì người khác nói…

Các vấn đề về thính giác

Các bệnh lý về thính giác cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chậm nói. Những đứa trẻ gặp vấn đề về thính giác sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ của những người xung quanh cũng như ngôn ngữ của chính mình. Từ đó, trẻ sẽ không có khả năng hiểu và nắm bắt các từ. Bên cạnh đó, trẻ cũng không thể bắt chước và nói một cách trôi chảy.

Trước 3 tuổi, trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm trùng tai. Nếu được điều trị kịp thời thì căn bệnh này sẽ không gây nhiều rắc rối trong việc phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, viêm tai mạn tính có thể khiến trẻ bị chậm nói. Do đó, nếu bệnh tồn tại dai dẳng và thường xuyên tái phát thì bạn nên đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để khám.

Tự kỷ

Đây là nguyên nhân được nhiều bậc phụ huynh nghĩ đến nhất khi thấy con mình bị chậm nói. Tự kỷ là một rối loạn phát triển đặc trưng bởi sự chậm nói và không có khả năng giao tiếp. Nếu nguyên nhân chậm nói là do chứng tự kỷ, trẻ cần được can thiệp ngôn ngữ sớm bởi các nhà trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh.

Tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại… có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Do tâm lý

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý chiếm đến 70% tổng số trẻ đến khám và điều trị. Nguyên nhân này có thể là do cuộc sống ngày càng bận rộn, cha mẹ cứ bị cuốn theo công việc mà không có thời gian quan tâm, nói chuyện với trẻ, khiến trẻ chỉ biết “làm bạn” với tivi hoặc các thiết bị điện tử.

Trẻ chậm nói phải làm sao?

Cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân

Nếu bạn nghi ngờ trẻ có vấn đề chậm nói, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ đánh giá khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua những bài kiểm tra chuyên biệt với những tiêu chí sau:

  • Trẻ có thể hiểu gì? (khả năng tiếp thu ngôn ngữ)
  • Trẻ có thể diễn đạt ngôn ngữ không?
  • Trẻ có những cử chỉ như chỉ trỏ, lắc đầu… không?
  • Khả năng phát âm của trẻ
  • Tình trạng răng miệng của trẻ (mũi, miệng, lưỡi, vòm miệng…)

Dạy trẻ nói hàng ngày

Để cải thiện khả năng nói của trẻ, bạn nên dành nhiều thời gian để dạy trẻ nói cũng như trò chuyện với trẻ mỗi ngày

Với những trẻ mới bắt đầu tập nói, bạn hãy dạy trẻ những âm thanh đơn giản như ba, má… để trẻ bắt chước theo. Ngoài ra, bạn cũng có thể nói những hành động bạn đang làm để giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau.

Đọc sách cho trẻ nghe cũng có thể là một trong những ý tưởng tuyệt vời mà bạn có thể thử. Hãy tìm những loại sách, truyện có hình ảnh sinh động và màu sắc tươi vui phù hợp với lứa tuổi của trẻ để trẻ cảm thấy thích thú.

Giao lưu với các bạn để kích thích nhu cầu giao tiếp cho trẻ dễ nói

Ngoài việc dạy trẻ nói mỗi ngày, bạn nên tạo điều kiện cho trẻ có thể chơi, giao lưu với những bé cùng trang lứa để kích thích nhu cầu giao tiếp. Bạn có thể cho trẻ đi nhà trẻ, khuyến khích trẻ chơi chung với các bạn trong xóm hoặc tổ chức đi dã ngoại với những người bạn có con gần bằng tuổi với trẻ… để trẻ có nhiều cơ hội kết bạn hơn. Khi tiếp xúc nhiều với những đứa trẻ cùng tuổi, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết để tăng hoạt động của não bộ giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng tập trung, ghi nhớ, phản xạ và ngôn ngữ của mỗi người là do não quyết định. Vì vậy, việc bổ sung các sản phẩm bổ não đúng cách, an toàn có thể mang lại lợi ích cao trong việc tăng cường trí tuệ và duy trì sức khỏe cho não.

Do đó, ngoài các biện pháp trên, bạn cần cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ não đã được nghiên cứu lâm sàng đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Vương Não Khang (*) hiện đang là sản phẩm bổ não đặc hiệu cho trẻ được các bác sĩ cũng như rất nhiều mẹ tin dùng và tín nhiệm bởi hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Vương Não Khang kết hợp nhiều thành phần tốt cho não bộ như:

  • Đinh lăng: Có tác dụng kích thích hoạt động ở vỏ não, giúp tăng các phản xạ có tính đồng bộ, cải thiện chức năng của hệ thần kinh.
  • Ginkgo biloba: Giúp não bộ tăng khả năng tập trung, chú ý. Hỗ trợ tốt cho trẻ có những biểu hiện như thiếu tập trung, ghi nhớ kém.
  • Thăng ma và các nguyên tố vi lượng, vitamin có trong sản phẩm này có tác dụng bổ não, bổ sung vi lượng, đảm bảo trẻ có một bộ não khỏe mạnh để điều khiển tốt mọi hoạt động nhận thức.

Sự kết hợp của các thành phần trên giúp Vương Não Khang có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh, tăng khả năng tiếp nhận thông tin, tập trung, ghi nhớ và phản xạ cho trẻ… Đây chính là yếu tố then chốt tạo nên tính vượt trội của sản phẩm dành riêng cho trẻ , mang đến hiệu quả cao khi sử dụng.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 098 712 6085 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Các cơ sở khám uy tín cho trẻ chậm nói

Nếu bạn thấy trẻ có các dấu hiệu chậm nói, tốt nhất bạn nên sớm đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Chúng tôi đã sưu tầm một số địa chỉ điều trị uy tín mà bạn có thể tham khảo:

TP. HCM

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 1 là một trong những địa chỉ điều trị trẻ chậm nói uy tín được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng. Hiện tại, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đang tiếp nhận và điều trị cho những trẻ mắc các rối loạn và khủng hoảng tâm lý.

Đầu tiên, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để khám sàng lọc và làm một số xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân bệnh lý cơ thể. Trong trường hợp trẻ bị chậm nói, trẻ cần được khám thần kinh và thính lực. Nếu nguyên nhân không phải là do bệnh lý, trẻ sẽ được chuyển sang khoa tâm lý và khoa phục hồi để được điều trị tâm vận động và âm ngữ.

Sau khi có kết luận về chứng bệnh trẻ đang gặp, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách để cải thiện những rối loạn về hành vi và cảm xúc. Điều này được thực hiện một cách linh hoạt qua trò chơi, hình vẽ, sách hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng được tư vấn về cách giáo dục phù hợp với năng lực phát triển của trẻ.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, quận 10, TP. HCM
  • Thời gian làm việc: từ 7 giờ 30 – 16 giờ (nghỉ trưa từ 11 giờ 30 – 13 giờ)

Bệnh viện Nhi Đồng 2

Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã điều trị thành công rất nhiều trường hợp rối loạn và khủng hoảng tâm lý ở trẻ. Nhờ đó, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã được nhiều phụ huynh biết đến và tin tưởng đưa con đến khám. Hiện tại, bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị trẻ dưới 18 tuổi đang gặp phải các rối loạn như:

  • Chậm nói, tự kỷ, không phản ứng khi gọi tên
  • Tăng động giảm chú ý
  • Rối loạn ngôn ngữ, trí nhớ kém
  • Các bệnh lý thần kinh
  • Các bệnh liên quan đến tâm sinh lý

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Sáu: 7 – 16 giờ (Nghỉ trưa từ 11 – 13 giờ).

Hà Nội

Trung tâm phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung Ương

Trung tâm phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung Ương là một trong những địa chỉ tiếp nhận và điều trị trẻ tự kỷ uy tín được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng. Được đầu tư, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, bệnh viện luôn tiên phong cập nhật nhanh chóng các phương pháp điều trị tiên tiến để đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong hành trình mang lại tương lai tươi sáng cho trẻ em.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 18/879 Đê La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Sáu: 7 giờ – 16 giờ 30 (nghỉ trưa từ 11 giờ 30 – 13 giờ 30)

Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em

Trung tâm nghiên cứu Tâm lý trẻ em là một trong những địa chỉ khám và điều trị bệnh chậm nói hàng đầu tại khu vực phía Bắc. Hiểu được thực trạng ngày càng có nhiều trẻ mắc phải các chứng rối loạn tâm trí, khó khăn trong học tập, trong giao tiếp, đội ngũ y bác sĩ luôn dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu những phương pháp mới giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Từ đó, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em đã góp một phần không nhỏ vào việc mở ra tương lai tươi sáng cho những trẻ chậm nói tại Việt Nam.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Văn phòng 46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Từ 8 – 17 giờ tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật)

(*) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bích Ngân/HELLO BACSI

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Các tư thế quan hệ bằng miệng (oral sex) bạn nên thử

(97)
Quan hệ bằng miệng (oral sex) là một trong những cách hai bên có thể đạt được khoái cảm tương tự như khi giao hợp thực sự. Nhưng để mang đến sự thoải ... [xem thêm]

Trị thâm mụn cho nam cách nào?

(60)
Mụn trứng cá hoành hành trên mặt đã đủ khiến bạn bực bội rồi, những vết thâm sẹo xấu xí mà nó để lại càng khó chịu hơn. Thường thì phải mất vài ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ tập đi bạn cần biết 9 điều của Hello Bacsi

(35)
Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho chúng. Nếu trẻ cứ có suy nghĩ này thì khi lớn ... [xem thêm]

Quá liều thuốc

(12)
Tìm hiểu chungQuá liều thuốc là gì?Quá liều thuốc có thể xảy ra một cách vô tình hoặc cố ý do người bệnh dùng thuốc với liều nhiều hơn liều bác sĩ ... [xem thêm]
Đang tải ...

5 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa ngực

(35)
Tình trạng ngứa ngực thường không phải dấu hiệu nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách cải thiện tình trạng ... [xem thêm]

Tin nhắn sex: Tuyệt chiêu quyến rũ bạn nên thử ngay!

(37)
Đừng vội cho rằng tin nhắn sex là “hư hỏng”, nếu bạn biết cách sử dụng những ngôn từ khéo léo thì sẽ tăng thêm sức hấp dẫn của bản thân. Bạn có ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về thuốc Duphalac (Phần 2)

(69)
Tên biệt dược: DuphalacTên hoạt chất: LactuloseDạng bào chế và hàm lượng: dung dịch uống Duphalac 667 g/I lactuloseĐóng gói: Hộp 20 gói Duphalac x 15ml hoặc chai ... [xem thêm]

Chụp X quang tử cung vòi trứng với thuốc cản quang (HSG)

(48)
Tên kĩ thuật y tế: Chụp tử cung vòi trứngBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Tử cung và vòi trứngTÌm hiểu chungChụp tử cung vòi trứng là gì?Chụp tử cung vòi trứng ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...