Triệu chứng khi con bạn mắc bệnh hồng cầu hình liềm

(3.54) - 20 đánh giá

Bệnh hồng cầu hình liềm được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Bệnh này thường gặp ở trẻ em và đến nay việc điều trị vẫn còn rất khó khăn.

Hồng cầu lưỡi liềm hay còn gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh thiếu máu di truyền. Hồng cầu lưỡi liềm là tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đi khắp cơ thể.

Có rất nhiều triệu chứng và biến chứng có thể xảy ra. Ngoài thiếu máu mạn tính, bệnh còn có thể làm suy giảm thị lực ở bé, gây ra tình trạng mệt mỏi và nhiều triệu chứng khác như:

1. Xuất hiện các cơn đau dữ dội

Đột ngột đau dữ dội ở một phần của cơ thể, nơi các tế bào hình liềm bị mắc kẹt và ngăn cản dòng oxy đến các mô. Các cơn đau có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào, bao gồm ngón tay và ngón chân (hội chứng chân tay) hoặc ở ngực và xương dài của cơ thể.

Khi bé bị đau do các tế bào hồng cầu hình liềm gây ra, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay. Diễn biến các cơn đau rất bất thường, có thể mỗi năm một lần hoặc nhiều hơn 15 lần trong một năm.

2. Các vấn đề liên quan đến lá lách

Các tế bào khiếm khuyết này đôi khi có thể bám vào lá lách, gây ra một sự suy giảm đột ngột lượng hemoglobin và gây thiếu máu trầm trọng. Lượng máu tăng đột ngột khiến lá lách phồng to và đau, gọi là sự giam hãm các tiểu cầu trong lách.

Nếu sự giam hãm tiểu cầu trong lách xảy ra thường xuyên thì phải làm phẫu thuật để loại bỏ phần lá lách bị tổn thương. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ dưới 4 tuổi. Cơ thể của bé có thể hoạt động mà không có lách, nhưng đó sẽ là một khoảng thời gian khó khăn khi cơ thể phải chống chọi lại các bệnh nhiễm trùng.

3. Nhiễm virus và vi khuẩn khác

Một lá lách khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trong máu. Khi các tế bào sỏi bị giữ lại và làm hỏng lá lách, cơ quan này không thể thực hiện tốt chức năng của nó. Kết quả là các bé mắc phải bệnh tế bào hình liềm dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là do phế cầu khuẩn.

Những bệnh nhiễm trùng này rất nghiêm trọng. Trên thực tế, nhiễm khuẩn phế cầu có thể dẫn đến tử vong nhanh. Vì vậy, các bậc cha mẹ có trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo sự nhiễm trùng bao gồm sốt và các triệu chứng bất thường như nôn, thở nhanh, ho, buồn ngủ, đau.

4. Đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra nếu các tế bào hình liềm chặn một mạch máu trong não. Khoảng 10% trẻ em mang hồng cầu hình liềm bị đột quỵ ở lứa tuổi từ 4−6 tuổi. Trẻ bị đột quỵ thường sẽ được điều trị bằng cách truyền tế bào huyết cầu để tránh những tổn thương khác. Các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm nhức đầu dữ dội, cứng miệng, mất thị lực, chóng mặt, hôn mê hoặc kiệt sức hay mất cảm giác ở mặt, cánh tay hoặc chân (thường ở một bên).

5. Bất sản hồng cầu

Bất sản hồng cầu thường do siêu vi trùng parvovirus B19 gây ra khiến cho quá trình sản xuất tế bào huyết cầu bị gián đoạn trong 10 ngày. Khi tình trạng này xảy ra ở cơ thể một người khỏe mạnh thì hầu hết bệnh nhân không nhận ra điều này, bởi vì các tế bào huyết cầu tồn tại được trong khoảng 120 ngày.

Khi cơn bất sản xuất hiện ở người mắc hội chứng hồng cầu hình liềm, nó có thể khiến cho lượng huyết cầu giảm đột ngột xuống mức nguy hiểm, bởi vì tế bào hình liềm chỉ tồn tại trong vòng 20 ngày.

6. Hội chứng đau ngực cấp tính

Biến chứng phổ biến này ở bệnh nhi mắc bệnh hồng cầu hình liềm là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do các tế bào hình liềm bị mắc kẹt trong phổi. Tương tự như viêm phổi, hội chứng đau ngực cấp tính gây khó thở, đau ngực và sốt. Tình trạng này có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng trẻ. Trên thực tế, hội chứng ngực cấp tính là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở bệnh nhân bị bệnh hồng cầu hình liềm.

7. Các vấn đề về mắt

Võng mạc không có đủ oxy từ máu gây ảnh hưởng xấu đến mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa. Các bác sĩ thường điều trị cho bé bằng laser để giúp ngăn ngừa mất thị lực ở bệnh nhân hồng cầu gặp tổn thương mắt.

8. Vàng da

Gan lọc và đào thải các độc tố ra khỏi máu. Khi gan gặp khó khăn trong việc kiểm soát các tế bào hồng cầu, bilirubin (một sắc tố do sự phân hủy hemoglobin) sẽ tích tụ lại. Điều này có thể gây ra vàng da và mắt.

Bệnh hồng cầu hình liềm là căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị kịp thời nên tốt nhất, các bậc cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹo hay giúp mẹ bầu dứt ngay cơn chóng mặt

(27)
Hầu hết các mẹ bầu thường có hiện tượng chóng mặt khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể kéo dài trong suốt thời gian mẹ ... [xem thêm]

Tất tần tật về cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

(87)
Bạn đang phân vân giữa hàng loạt biện pháp tránh thai và không biết chọn biện pháp nào? Nếu quyết định chọn viên uống ngừa thai, bạn cần biết tất tần ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên dùng hạt đậu gà trong thai kỳ hay không?

(34)
Hạt đậu gà là loại thực phẩm khá phổ biến ở các quốc gia vùng Địa Trung Hải và Trung Đông. Thời gian gần đây, đậu gà cũng được du nhập vào Việt Nam ... [xem thêm]

10 triệu chứng viêm đại tràng mãn tính mà bạn nên biết

(39)
Viêm đại tràng thường rất giống với một số loại bệnh về đường ruột và tiêu hóa khác. Nếu bạn không biết sớm những triệu chứng viêm đại tràng ... [xem thêm]

10 Lời khuyên để đối phó với bệnh hen

(20)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Những thay đổi của móng tay nói lên tình trạng sức khỏe

(23)
Những thay đổi của móng tay đôi khi lại là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đấy. Bạn cần tìm hiểu sớm để bảo vệ cơ thể của ... [xem thêm]

Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết hiệu quả

(25)
Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết rõ đặc điểm riêng biệt của từng dạng sốt. Chủ động nhận biết ... [xem thêm]

3 loại thức uống khiến hơi thở của bạn có mùi

(41)
Giao tiếp là một hoạt động tất yếu luôn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng hãy tưởng tượng khi bạn bị hôi miệng, hoạt động giao tiếp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN