Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Truy tìm nguyên nhân làm bé cười khi ngủ

(4.5) - 35 đánh giá

Cười trong khi ngủ là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ông bà cho rằng đó là lúc bé được bà mụ dạy. Còn khoa học lại chỉ ra rằng bé cười khi ngủ là do phản ứng tự nhiên và là cách để bé xử lý thông tin.

Bé cưng nhà bạn thường hay cười mỉm trong lúc ngủ? Lúc đầu, bạn tưởng bé thức nhưng kiểm tra mới thấy bé vẫn còn ngủ. Tại sao bé cười khi ngủ? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về chu kỳ ngủ của bé để biết lý do tại sao bé cười khi ngủ nhé.

Tại sao bé cười khi ngủ?

Trước tiên, bạn nên biết rằng kể cả người lớn cũng có thể cười khi ngủ. Nếu thường thức khuya, đôi khi bạn cũng phát hiện ra bạn đời cũng cười khi ngủ. Hiện vẫn chưa rõ lý do tại sao có hiện tượng này, nhưng có một vài giả thuyết về điều này như sau:

1. Phản xạ tự nhiên

Trẻ sơ sinh nằm mơ nhiều ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Sau khi chào đời, bé vẫn tiếp tục nằm mơ. Đôi khi, cười chỉ là một phản xạ tự nhiên trong chu kỳ REM của bé (cụ thể là trong giai đoạn ngủ chủ động). Trong giấc ngủ này, bé sẽ có những cử động vô thức, chẳng hạn như bé cười khi ngủ.

Lưu ý: Cũng có trường hợp bé bị co giật dẫn đến hiện tượng cười không kiểm soát được. Mỗi đợt có thể kéo dài khoảng 10 – 20 giây, bắt đầu khi bé được khoảng 10 tháng tuổi. Nếu bé thường xuyên gặp phải điều này, hãy đưa bé đến bác sĩ khám.

2. Bé đang xử lý thông tin

Trong vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh đang trải qua một quá trình học tập liên tục, từ việc học cách mở mắt, mỉm cười, khóc, đến việc tìm cách để di chuyển các phần của cơ thể. Vì vậy, bé luôn phải xử lý thông tin mới.

Việc tiếp xúc với ánh sáng và âm thanh ở nhiều bối cảnh khác nhau có thể khiến bé cảm thấy bị quá tải. Do đó, chỉ đến khi đi ngủ, bé mới có thời gian để xử lý các thông tin này và thể hiện ra ngoài bằng hành động khóc hay cười.

Lưu ý: Bạn không nên đánh thức khi bé đang ngủ vì điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bé.

Trẻ sơ sinh cười khi ngủ, cùng tìm hiểu về chu kỳ giấc ngủ của bé

Mỗi chu kỳ ngủ kéo dài khoảng 90 phút, bao gồm 5 giai đoạn. 4 giai đoạn đầu tiên là mắt không chuyển động nhanh (NREM). Trong giai đoạn thứ 5, mắt mới chuyển động nhanh (REM). Chu kỳ mắt không cử động nhanh gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đây là lúc mà bạn bắt đầu đi ngủ nên giấc ngủ tương đối nông. Giai đoạn này kéo dài trong một thời gian rất ngắn, hơi thở sẽ chậm lại, cơ bắp bắt đầu thư giãn và sóng não cũng chậm lại.

Giai đoạn 2: Giai đoạn này chiếm khoảng 50% thời gian ngủ. Lúc này, mắt không chuyển động và hoạt động của não trở nên chậm hơn.

Giai đoạn 3 và 4: Ở giai đoạn này, bạn đã rơi vào giấc ngủ sâu. Cơ thể đã nghỉ ngơi hoàn toàn, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều giảm xuống mức thấp nhất. Lúc này, các sóng não cũng là sóng chậm.

Giai đoạn 5: Giấc ngủ REM thường xảy ra từ 1,5 – 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Khi giấc ngủ của bạn đạt tới giai đoạn REM, mắt sẽ di chuyển nhanh, liên tục có những giấc mơ. Khi ấy, hơi thở của bạn không đều, nhịp tim và huyết áp sẽ giống như khi bạn đang tỉnh táo. Tuy nhiên, cơ thể bạn tạm thời ở trạng thái tê liệt để bạn không có những hành động giống như những gì bạn đã nhìn thấy trong giấc mơ.

Cười trong lúc ngủ thường xảy khi trẻ sơ sinh rơi vào giấc ngủ REM nhưng cũng có trường hợp xảy ra ở những giai đoạn khác. Ngoài ra, đôi khi có thể là do chứng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. So với người lớn, giấc ngủ REM của bé thường ngắn hơn và chỉ kéo dài từ 30 – 50 phút. Thời gian của giai đoạn ngủ này sẽ tăng dần khi bé lớn lên.

Lưu ý: Mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Vì vậy, bạn hãy nhớ rằng một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chìm vào giấc ngủ rất nhanh chóng, trong khi những bé khác lại ngủ không sâu giấc với một chu kỳ chỉ khoảng 20 phút, trước khi chìm vào giấc ngủ sâu.

Bích Ngân/HELLO BACSI

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2

(36)
Bạn đã bao giờ bỏ bữa sáng? Việc tưởng chừng như không có gì nguy hại này lại có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Một số nghiên cứu gần ... [xem thêm]

Dấu hiệu con nhút nhát bố mẹ cần lưu ý!

(63)
Bạn có biết con nhút nhát thường là do nhiều cảm xúc? Đó là kết quả của một chuỗi những cảm giác sợ hãi, căng thẳng, dè chừng và bối rối. Trẻ nhút ... [xem thêm]

10 cách giúp bạn rèn luyện tư duy logic hiệu quả

(69)
Khi có tư duy logic, bạn sẽ dễ dàng học hỏi cái mới, đạt được mục tiêu đã đề ra hay chiếm được niềm tin của người khác. Suy nghĩ logic mạch lạc cũng ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì để bảo vệ mắt khỏi cận thị?

(58)
Hiện nay, cận thị không còn xa lạ với mọi người, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Việc tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho mắt để bổ sung vào bữa ăn ... [xem thêm]
Đang tải ...

Thông tin về Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

(28)
Tổng quan về Trung tâm Da liễu Đông y Việt NamTrung tâm Da liễu Đông y Việt Nam là thương hiệu trực thuộc hệ thống Đông y Việt Nam – VinaCare. Trải qua 20 năm ... [xem thêm]

Bà bầu bị ghẻ nên điều trị như thế nào?

(92)
Bà bầu bị ghẻ sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khi điều trị, bạn cần phải cẩn thận bởi một số loại thuốc trị ghẻ có thể ... [xem thêm]

16 triệu chứng tiền mãn kinh mà bạn có thể gặp phải

(32)
Tiền mãn kinh là gì? Đó là khoảng thời gian cơ thể bạn bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh tự nhiên, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ có thể sinh ... [xem thêm]

19 cách hút sữa mẹ hiệu quả mà đơn giản đến không ngờ

(33)
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, nhưng vì một số lý do khiến bạn không thể cho con bú trực tiếp. Lúc này, việc hút sữa mẹ ra và ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...