Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Tự làm kem chống hăm cho bé từ các nguyên liệu thiên nhiên

(3.72) - 46 đánh giá

Mùa hè nóng bức, trẻ nhỏ lại có nguy cơ cao bị hăm tã. Thế nhưng, nhiều cha mẹ lại không hiểu rõ cách trị hăm tã, khiến các triệu chứng kéo dài dẫn đến tình trạng bé cưng cảm thấy đau đớn, khó chịu và khó có được giấc ngủ ngon.

Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Chúng tôi để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

Hăm tã – Nỗi khó chịu hàng đầu của trẻ sơ sinh

Hăm tã hay còn gọi là phát ban tã, là hiện tượng vùng da mặc tã của bé bị phát ban. Tình trạng này thường gặp ở những bé trong độ tuổi từ 8 đến 12 tháng bởi đây là thời điểm mà chế độ ăn của bé có nhiều sự thay đổi, dẫn đến thành phần hóa học trong phân và nước tiểu cũng thay đổi theo. Bạn có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị hăm tã bằng mắt thường thông qua các triệu chứng sau:

  • Vùng da quấn tã, vùng da quanh bộ phận sinh dục bị tấy đỏ, rát kèm theo mùi khai, kéo dài từ hậu môn sau đó lan nhanh đến mông và đùi.
  • Ở những trường hợp nặng, da sẽ chuyển sang loét, chảy nước, chảy máu, có mủ.
  • Bé hay bị đau lúc đi ngoài, quấy nhiều, chán ăn, khó ngủ dẫn đến sút cân.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã nhưng phổ biến nhất là do phân, nước tiểu của bé đọng lại quá lâu hoặc cũng có thể là do mẹ mặc tã cho bé khi da bé còn ẩm ướt. Ngoài ra, bé cũng có thể bị hăm tã do một số nguyên nhân khác như: da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, quấn tã quá chặt, bé bị tiêu chảy kéo dài…

6 cách trị hăm tã tự nhiên, an toàn cho bé

1. Cách trị hăm tã bằng dầu dừa

Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa là loại “thuốc tự nhiên” giúp trị hăm tã rất phổ biến. Để trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên, trước khi thoa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

2. Trị hăm tã bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là một phương thuốc trị hăm tã vừa hiệu quả lại vừa ít tốn kém. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Để trị hăm tã bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

3. Cách trị hăm tã bằng giấm

Nước tiểu có tính kiềm, nếu bé tiếp xúc trong thời gian dài mà không được thay tã mới sẽ dễ gây bỏng, dẫn đến hăm tã, phát ban. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng giấm để trung hòa, cân bằng lại độ pH. Để trị hăm tã bằng giấm, bạn có thể cho nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Ngoài ra, bạn có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.

4. Trị hăm tã bằng bột yến mạch

Yến mạch có chứa hàm lượng protein cao, giúp làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Ngoài ra, trong yến mạch còn có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông. Với cách trị hăm tã này, bạn hãy cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm và cho bé ngâm khoảng từ 10 ̶ 15 phút rồi tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng của bé nghiêm trọng, hãy cho bé tắm bằng yến mạch hai lần một ngày để có kết quả tốt nhất.

5. Cách trị hăm tã bằng lô hội

Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy lô hội còn rất giàu vitamin E, nên đây là một “vị thuốc” có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé. Bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé. ‘

6. Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà

Với đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm trà là loại tinh dầu được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả mà bạn nên biết. Bạn có thể pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Chắc chắn, sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương của bé lành lại rất nhanh chóng đấy.

Những lưu ý trong cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã là vấn đề khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và việc điều trị không quá khó. Tuy nhiên, khi chăm sóc và điều trị hăm tã cho bé, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn:

  • Không vội vàng dùng phấn rôm em bé hoặc bột ngô để điều trị khi thấy con có dấu hiệu hăm tã bởi những loại bột phấn này có thể kích thích làn da nhạy cảm của bé, làm chậm quá trình chữa lành bệnh, thậm chí còn tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
  • Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để lau rửa cho bé bởi hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng, làm cho các triệu chứng hăm trở nên tồi tệ hơn.
  • Không sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để làm sạch da vì nó dễ gây kích ứng và lây lan vi khuẩn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men cho người lớn để thoa cho bé. Trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngăn ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã không phải là căn bệnh nguy hiểm và cũng không gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, tuy nhiên nó có thể khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu. Là cha mẹ, bạn có thể giúp bé giảm nguy cơ gặp vấn đề này thông qua các biện pháp sau:

Thay tã thường xuyên

Thay tã thường xuyên mỗi một hoặc hai tiếng là cách để ngăn ngừa và điều trị chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do khi phân và nước tiểu được thải ra ngoài, vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng. Nếu da bé tiếp xúc với các điều kiện này trong thời gian dài sẽ dễ gây hăm tã, phát ban da.

Sử dụng nước ấm sạch để vệ sinh vùng mặc tã cho bé

Khi vệ sinh vùng mặc tã cho bé, để tránh bị kích ứng, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và dùng khăn lau nhẹ nhàng. Nếu bé quá bẩn, bạn có thể dùng thêm một chút xà phòng nhẹ, không gây kích ứng, không có mùi hương. Sau khi vệ sinh cho bé xong, hãy để vùng kín thật khô thoáng trước khi đóng bỉm mới cho bé.

Cho bé “thả rông” một khoảng thời gian trong ngày

Thay vì cho bé mang tã suốt cả ngày, hãy cho bé “thả rông” một khoảng thời gian. Điều này không chỉ giúp cho vùng da mặc tã của bé trở nên khô thoáng mà còn giúp bé bớt thấy khó chịu do tã cọ xát vào vùng da bị đau rát. Để giảm nguy cơ bé tè ướt giường, bạn có thể lót một chiếc khăn không thấm nước lên giường trước khi cho bé nằm lên.

Đổi nhãn hiệu tã nếu thấy bé bị kích ứng

Khi thấy bé bị hăm tã, bạn có thể thử cho bé thử sử dụng một loại tã khác bởi rất có thể loại tã mà bé đang sử dụng dễ bị tràn hoặc có chứa mùi hương, dễ gây kích ứng cho những bé có làn da rất nhạy cảm. Ngoài ra, khi chọn tã cho bé, bạn cũng nên chú ý chọn những loại có kích cỡ phù hợp, tránh để bé cảm thấy khó chịu, chật chội, bí bách, gây kích ứng cho làn da, dẫn đến hiện tượng hăm tã.

Sử dụng kem chống hăm tã có tính bảo vệ và ngăn ngừa

Kem chống hăm tã là cách ngăn ngừa và điều trị hăm tã phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ nghĩ đến. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem chống hăm cho bé. Mỗi loại sẽ có những thành phần khác nhau nhưng đa phần, các loại kem này sẽ có chứa oxit kẽm với các thành phần tự nhiên để làm dịu da. Nếu bé bị hăm tã thường xuyên, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các sản phẩm này để ngăn ngừa hăm tã cho bé.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Vì sao bạn nên ăn cải bó xôi trong bữa ăn hàng ngày?

(58)
Hẳn ai cũng biết đến cải bó xôi, nhưng không phải ai cũng biết những tác dụng tuyệt vời của loại rau có màu xanh sẫm này.Cải bó xôi rất quen thuộc trên ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ở trẻ có thể ngăn ngừa không?

(21)
Đái tháo đường là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người cao tuổi. Đái tháo đường ở trẻ nhỏ là một căn bệnh nguy hiểm và có thể ... [xem thêm]

7 điều bạn nên làm trước khi sinh để mẹ tròn con vuông

(17)
Không chỉ quá trình sinh con mà cả quá trình chuẩn bị trước khi sinh về mặt tâm lý, sức khỏe và kiến thức cũng rất quan trọng. Nếu chuẩn bị chu đáo mọi ... [xem thêm]

11 loại thuốc kê đơn phổ biến có thể gây bệnh trầm cảm

(36)
Trầm cảm có nhiều nguyên nhân như stress, mất ngủ, hút thuốc… khiến bạn rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn dẫn đến tình trạng sức khỏe cũng sa sút. ... [xem thêm]
Đang tải ...

Những biến chứng thường gặp trong thai kỳ

(98)
Mang thai là thời điểm mà cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều cảm xúc từ vui buồn đến lo lắng, đặc biệt là về những biến chứng thường gặp trong thai ... [xem thêm]

Khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai Depo Provera

(88)
Bạn đang tìm phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả? Hãy thử áp dụng thuốc tiêm tránh thai Depo – Provera và đừng quên tham khảo một số điều cần lưu ... [xem thêm]

5 cách trang trí phòng ngủ giúp cả hai thăng hoa

(84)
Phòng ngủ không phải chỉ là một nơi để thư giãn mà còn là nơi để cả hai bạn tận hưởng những giây phút lãng mạn khi “yêu”. Cách trang trí phòng ngủ ... [xem thêm]

Làm mờ sẹo với 3 bí quyết đơn giản tại nhà

(71)
Nếu biết cách làm mờ sẹo tại nhà, bạn sẽ xua tan nỗi lo về những vết sẹo cứng đầu để lấy lại sự tự tin cùng vẻ đẹp của làn da. Nếu những vết ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...