U nguyên bào tủy ở trẻ em: Chăm sóc theo dõi

(3.68) - 85 đánh giá

Biên dịch: Trương Lê Thùy Nguyên

Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu

Bài viết này giới thiệu về chăm sóc theo dõi sau khi kết thúc điều trị u nguyên bào tủy và quan trọng của việc đó. Hãy sử dụng menu để xem các bài viết khác.

Chăm sóc trẻ em mắc u nguyên bào tuỷ không chỉ kết thúc sau khi hoàn thành quá trình điều trị tích cực. Nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục kiểm tra để đảm bảo khối u không tái phát, điều trị các tác dụng phụ và theo dõi sức khỏe toàn diện của trẻ. Điều này được gọi là “chăm sóc theo dõi sau điều trị”. Tất cả trẻ em đã được điều trị u nguyên bào tuỷ nên được chăm sóc theo dõi suốt đời.

Chăm sóc theo dõi có thể bao gồm kiểm tra sức khoẻ định kỳ, thực hiện các xét nghiệm y khoa hoặc cả hai. Các bác sĩ muốn theo dõi sự phục hồi của trẻ trong những năm tháng tiếp theo. Tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc chăm sóc theo dõi tại đây.

Theo dõi tái phát

Một trong những mục tiêu của chăm sóc theo dõi là kiểm tra sự tái phát của khối u. Một khối u có khả năng tái phát vì một lượng nhỏ tế bào ung thư có thể vẫn tồn tại mà không bị phát hiện trong cơ thể. Theo thời gian, các tế bào này tăng lên về số lượng cho đến khi chúng thể hiện trên các kết quả xét nghiệm hoặc gây ra các triệu chứng.

Trong quá trình chăm sóc theo dõi, bác sĩ hiểu rõ về tiền sử của trẻ sẽ tư vấn các yếu tố nguy cơ tái phát của trẻ. Bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khoẻ của trẻ, cho trẻ thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, các xét nghiệm hình ảnh trong các lần tái khám định kỳ. Lưu ý lựa chọn xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại khối u, giai đoạn khối u lúc chẩn đoán và các phương pháp điều trị đã sử dụng.

Việc thực hiện và chờ đợi các kết quả xét nghiệm khi khám chăm sóc định kỳ có thể gây thêm căng thẳng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm cách đối phó với loại căng thẳng này tại đây.

Kiểm soát các tác dụng phụ dài hạn và muộn của bệnh u nguyên bào tuỷ

Đôi khi, tác dụng phụ có thể kéo dài sau thời gian điều trị tích cực, chúng được gọi là tác dụng phụ dài hạn. Ngoài ra, các tác dụng phụ khác có thể xảy ra sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, gọi là tác dụng phụ muộn. Các tác dụng phụ muộn có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể. Nó có thể là các vấn đề về thể chất như các vấn đề về tim, phổi hoặc ung thư thứ phát; hoặc cũng có thể là các vấn đề về cảm xúc như rối loạn lo âu, trầm cảm; các vấn đề về nhận thức, trí nhớ, khả năng tập trung và học tập.

Dựa trên phương pháp điều trị trẻ đã nhận được, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra các tác dụng phụ muộn và biến chứng sau phẫu thuật. Các tác dụng phụ muộn của điều trị u nguyên bào tuỷ có thể bao gồm các vấn đề về trí tuệ và nội tiết tố do xạ trị não hoặc tủy sống. Chăm sóc theo dõi nên chú trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ, bao gồm mọi vấn đề liên quan đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.

Hội ung thư nhi khoa Hoa Kỳ (COG) đã nghiên cứu các tác động về thể chất và tâm lý mà những trẻ sống sót sau ung thư phải đối mặt. Dựa trên những nghiên cứu này, Hội ung thư nhi khoa Hoa Kỳ (COG) đã đưa ra các khuyến nghị về chăm sóc theo dõi lâu dài cho những bệnh nhân sống sót sau điều trị ung thư ở giai đoạn trẻ em và thanh thiếu niên. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về các khuyến nghị này tại trang web: www.survivocateguferences.org.

Lưu giữ hồ sơ sức khỏe cá nhân của trẻ

Phụ huynh được khuyến khích thiết kế sổ theo dõi các thông tin sức khoẻ của trẻ với sự giúp đỡ của các bác sĩ. Nhờ vào đó, khi trẻ trưởng thành, trẻ sẽ có một ghi chép tiền sử rõ ràng bằng văn bản về chẩn đoán, phương pháp điều trị cũng như các khuyến nghị của bác sĩ về lịch trình chăm sóc theo dõi. Hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) hỗ trợ tạo ra một bản tóm tắt điều trị giúp cho việc theo dõi sau điều trị và phát triển kế hoạch chăm sóc sau khi điều trị kết thúc.

Một số trẻ sẽ được tiếp tục theo dõi bởi các bác sĩ ung bướu, trong khi những trẻ khác được chuyển về cơ sở chăm sóc y tế địa phương hoặc các bác sĩ chuyên khoa khác. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại và giai đoạn của khối u, tác dụng phụ, bảo hiểm y tế và nguyện vọng của gia đình bệnh nhân. Hãy trao đổi với nhóm nhân viên y tế phụ trách chăm sóc cho trẻ về kế hoạch chăm sóc theo dõi và các lo ngại của gia đình về sức khoẻ của trẻ trong tương lai.

Nếu bác sĩ phụ trách chăm sóc theo dõi là người không trực tiếp tham gia điều trị cho trẻ, hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về tóm tắt điều trị, biểu mẫu kế hoạch chăm sóc lâu dài của trẻ. Các thông tin này rất có giá trị đối với việc chăm sóc theo dõi trẻ trong suốt quãng đời còn lại.

Phần tiếp theo trong hướng dẫn này là Sự vượt qua bệnh tật, mô tả cách đối phó với những thách thức trong cuộc sống hằng ngày sau khi chẩn đoán u nguyên bào tủy. Sử dụng menu để chọn đọc một phần khác trong hướng dẫn này.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/medulloblastoma-childhood/follow-care

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Giới thiệu

(33)
Biên dịch: Nguyễn Khởi Quân Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu “Khi hay tin Lilly mắc căn bệnh bạch cầu cấp, chúng tôi cứ luẩn quẩn ... [xem thêm]

Loét tỳ đè ở người bệnh ung thư

(57)
Một người ở nguyên một tư thế trong một thời gian dài (ví dụ: người nằm liệt giường hoặc luôn ngồi trên ghế hoặc xe lăn) sẽ tạo áp lực liên tục ... [xem thêm]

Chảy máu và các mảng bầm tím trong điều trị ung thư

(18)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Một số bệnh ung thư và phương pháp điều trị ung thư có thể gây ra các vấn ... [xem thêm]

Hội chứng Werner

(99)
Hội chứng Werner là gì? Hội chứng Werner còn được gọi là lão hóa sớm (progeria), là một bệnh lý di truyền liên quan đến tình trạng lão hóa sớm, tăng nguy cơ ... [xem thêm]

Loét tì đè

(22)
Vết loét do tì đè (pressure ulcers) rất phổ biến ở người không có khả năng tự xoay trở hiệu quả như bệnh nhân bị hôn mê, liệt nửa người, nằm liệt ... [xem thêm]

Hội chứng hố sau

(48)
Còn được biết như là: cân tiểu não, hội chứng câm tiểu não, hội chứng tác động nhận thức tiểu não, câm tiểu não thoáng qua, câm và rối loạn chức ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Đối mặt với điều trị

(75)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Viêm tụy di truyền

(88)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Viêm tụy di truyền là gì? Viêm tụy di truyền (VTDT) là một tình trạng liên quan đến viêm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN