Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Vì sao men răng bị mòn?

(4.25) - 68 đánh giá

Chứng mòn răng là hiện tượng tổn thất men răng do axit tấn công. Men răng là lớp màn bảo vệ cứng phủ ngoài răng, nhằm bảo hộ phần ngà răng nhạy cảm ở bên dưới. Khi men răng bị mòn đi, phần ngà răng sẽ bị hở ra, điều này sẽ dẫn đến các cơn đau hoặc nhạy cảm xung quanh răng.

Những nguyên nhân hình thành nào gây mòn men răng?

Ngay sau đây, hãy cùng Chúng tôi khám phá những “thủ phạm” khiến men răng bạn bị mòn.

  • Tiêu thụ nước giải khát quá mức (với nồng độ photphoric và axit citric cao);
  • Thức uống trái cây (một số axit trong thức uống trái cây có tính ăn mòn cao hơn axit trong pin);
  • Khô miệng hoặc tiết ít nước bọt (chứng khô miệng);
  • Chế độ ăn uống (lượng đường và tinh bột cao);
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa;
  • Thuốc (aspirin, kháng histamin);
  • Do di truyền (bệnh lý do thừa hưởng di truyền mà có);
  • Các yếu tố về bên ngoài (ma sát, mòn theo thời gian, stress, và ăn mòn).

Dấu hiệu và triệu chứng của mòn men răng là gì?

Một dấu hiệu của mòn men răng là khi răng chịu tổn thất bề mặt lại khiến cho răng có vẻ ngoài sáng bóng và mịn. Ngoài ra, mòn men răng cũng khiến chân răng (ngà răng) bị hở ra ngoài, dễ nhạy cảm với vật nóng và lạnh.

Các dấu hiệu của việc mòn men ở mặt sau răng bao gồm sự hình thành các lỗ mòn trên mặt nhai của răng. Các lỗ mòn này sẽ càng ngày càng sâu hơn nếu phần xung quanh của răng bị mòn đi.

Khi men răng bị mòn sẽ rất dễ gây ra lỗ hổng trên răng hoặc sâu răng. Khi phần răng bị sâu đã ăn vào men răng cứng, nó sẽ xâm nhập thẳng vào phần thân răng.

Lỗ hỏng nhỏ có thể sẽ không gây ra các vấn đề ngay từ đầu. Nhưng khi lỗ hổng răng tiến triển và đi xuyên thủng răng, chúng có thể gây ảnh hưởng đến các sợi thần kinh nhỏ, dẫn đến nhiễm trùng vô cùng đau đớn.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về các triệu chứng, xin hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn cần làm gì khi men răng bị mòn?

Nếu bạn cảm thấy bứt rứt hoặc đau khi đang ăn, bạn có thể cân nhắc việc thực hiện một số bước sau đây nhằm làm giảm cơn đau:

  • Súc miệng bằng nước ấm để làm sạch thực phẩm bị kẹt trong các lỗ hổng. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ bất kỳ loại thực phẩm nào còn kẹt trong lỗ hổng hoặc những khoảng giữa răng.
  • Không được để thuốc aspirin tiếp xúc vào răng hoặc các mô nướu đang bị đau.

Bạn nên gặp nha sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy có bất kì tình trạng bất thường nào xảy ra trên răng hoặc bất kì dấu hiệu nào đã được liệt kê trước đó.

Làm sao để phòng ngừa mòn men răng?

Có rất nhiều cách để bạn có thể bảo vệ men răng của mình, chẳng hạn như:

  • Dùng thực phẩm hoặc thức uống chứa axit, cũng như soda và nước giải khát có ga, chỉ khi đến giờ ăn. Việc này sẽ làm giảm lượng axit tấn công răng bạn.
  • Uống thật nhanh mà không giữ lại nước bên trong miệng hoặc ‘súc’ nước xung quanh miệng. Bạn cũng có thể sử dụng ống hút để giúp nước đi thẳng vào khu vực phía sau miệng cũng như tránh tiếp xúc lâu dài với răng.
  • Kết thúc bữa ăn với pho mát hoặc sữa sẽ giúp loại bỏ đi axit hình thành bên trong miệng.
  • Nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn. Việc này sẽ giúp tạo ra nhiều nước bọt giúp triệt tiêu các axit hình thành trong miệng sau khi ăn.
  • Trước khi đánh răng, hãy đợi ít nhất một giờ sau khi ăn hoặc uống bất kì thứ gì có tính axit. Việc này sẽ cho răng bạn thời gian để tái hình thành lượng chất khoáng bên trong.
  • Xem việc đánh răng với kem có chất flo là hoạt động cuối cùng bạn làm vào ban đêm và ít nhất thêm một lần khác trong ngày. Sử dụng bàn chải đầu nhỏ có lông mềm.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Herpes sinh dục (Mụn giộp sinh dục)

(36)
Định nghĩaHerpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục ... [xem thêm]

Liệu bạn có bị dị ứng đường? (Phần 2)

(96)
Bệnh không dung nạp đường tương đối phổ biến và có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa với mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. ... [xem thêm]

Quả dâu tằm: Loại quả ngon, tốt lành cho sức khỏe

(95)
Quả dâu tằm đen hoặc đỏ là loại trái cây thuộc họ quả mọng. Loại quả này được yêu thích bởi vị chua ngọt dễ chịu cũng như giàu các vitamin, khoáng ... [xem thêm]

Nhận biết bệnh Kawasaki ở trẻ em

(72)
Tiêm vắc-xin để phòng ngừa các loại bệnh thường gặp ở trẻ đang ngày càng phổ biến. Điều này giúp xóa tan mối lo sợ của các bậc phụ huynh về những ... [xem thêm]
Đang tải ...

Rau tần dày lá (húng chanh): 10 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

(51)
Cây rau tần dày lá có tên khoa học là Plectranthus Amboinicus. Tên thường gọi của cây này là húng chanh, dương tửu tô, rau thơm lông hoặc rau thơm lùn. Đây là ... [xem thêm]

Chế độ ăn cho người viêm đại tràng chóng hồi phục

(23)
Khi mắc viêm đại tràng, bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng quặn thắt hoặc đại tiện bất thường. Thay đổi chế độ ăn có thể giúp bạn cải thiện tình ... [xem thêm]

Omega-3 có giúp bạn trị chứng buồn chán sau khi sinh?

(64)
Bạn có biết những lợi ích của omega 3 với sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.Omega-3 có ... [xem thêm]

Bật mí 11 bí quyết làm trắng răng tự nhiên

(87)
Để giữ gìn hàm răng trắng không khó, bạn chỉ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, tránh xa các tác nhân gây vàng răng và sử dụng các phương pháp làm ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...