Viêm amidan có lây không?

(4.38) - 73 đánh giá

Viêm amidan là một bệnh lý thuộc về hệ hô hấp khá phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng viêm amidan sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu không được điều trị đúng cách. Đó là lý do khiến nhiều người băn khoăn: “Liệu viêm amidan có lây không? Nếu có thì bệnh lây truyền như thế nào?”.

Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy.

Viêm amidan có lây không?

Hầu hết các nhiễm trùng cấp tính của amidan là do virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn không có tính lây lan như mọi người vẫn nghĩ. Chính vì thế, bạn không cần phải lo lắng hay hoang mang khi lỡ tiếp xúc với người bệnh không an toàn.

Những nguyên nhân gây nên bệnh viêm amidan cũng cho thấy rằng không nguyên nhân nào có khả năng lây nhiễm bệnh:

  • Mắc một số bệnh về đường hô hấp
  • Nhiễm virus và vi khuẩn
  • Môi trường bạn sống bị ô nhiễm
  • Sức đề kháng yếu
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Viêm amidan có di truyền không?

Viêm amidan không lây lan, nhưng có thể tái phát rất nhiều lần trong nhiều năm, thậm chí một năm. Đây là những trường hợp viêm amidan mạn tính và nghiêm trọng hơn các trường hợp thông thường khác.

Với câu hỏi: “Viêm amidan có di truyền không?”, các bác sĩ khẳng định rằng: bệnh hoàn toàn có khả năng di truyền giữa các thành viên cùng huyết thống. Một nghiên cứu đã chứng minh, có tới 62% bệnh nhân viêm amidan có liên quan đến yếu tố gene trội, nói cách khác là do di truyền. Chỉ có 38% trường hợp còn lại mắc amidan là do các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động.

Làm sao bạn biết mình bị viêm amidan?

Các triệu chứng thường thấy của viêm amidan là:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Hôi miệng
  • Khó khăn hoặc khó chịu trong khi cố gắng nuốt

Chẩn đoán viêm amidan thường được thực hiện lâm sàng bởi bác sĩ sau khi chỉ cần quan sát amidan. Tuy nhiên, các xét nghiệm khác như tia X hoặc CT scan có thể được yêu cầu nếu bác sĩ lo ngại về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, phương pháp nuôi cấy cổ họng sẽ được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm họng do liên cầu khuẩn.

Khi nào bạn biết bệnh viêm amidan của mình đã được chữa khỏi hoàn toàn?

Viêm amidan có thể chữa khỏi hoàn toàn sau 7 đến 10 ngày. Nhiều người thậm chí còn không cần điều trị, trong khi một số người có nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn sẽ cần dùng đến kháng sinh.

Có một số trường hợp sau khi chữa khỏi viêm amidan, các triệu chứng sẽ trở lại trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Những người này đã phát triển thành viêm amidan mãn tính, nếu nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Khi nào bạn nên liên hệ với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe về viêm amidan?

Thông thường, viêm amidan không được coi là một tình trạng y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ nếu nhận thấy mình có:

  • Một cơn đau họng
  • Một cơn sốt cao hơn 38,3 độ C

  • Amidan sưng và mềm với lớp phủ màu trắng, ngả vàng hoặc xám, đau ở một bên cổ họng

Nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn:

  • Đau dữ dội ở vùng cổ họng
  • Khó nuốt, hơi thở có mùi khó chịu
  • Đau đầu
  • Đau bụng

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chu kỳ của tâm trạng và đột quỵ

(95)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Tiên lượng và điều trị bệnh ung thư vú phát triển nhờ vào estrogen (ER+)

(10)
Đây là loại ung thư vú thường gặp và có thể điều trị đượcUng thư vú phát triển nhờ vào estrogen hay còn gọi là ung thư vú ER+ là loại ung thư vú thường ... [xem thêm]

Gà Spa: Nơi bạn gửi gắm sắc đẹp

(85)
Gà Spa là thương hiệu spa trị mụn và thâm ở Việt Nam hướng đến việc sử dụng những sản phẩm chăm sóc da xuất sứ từ thiên nhiên, chuyên đặc trị mụn ... [xem thêm]

Bệnh bạch cầu có chữa được không? Đi tìm lời giải

(73)
Để trả lời câu hỏi bệnh bạch cầu có chữa được không, bác sĩ cần phân tích các dữ liệu sức khỏe liên quan đến nhiều yếu tố như thể trạng, dạng ... [xem thêm]

Khi nào bạn cần xét nghiệm tiểu đường?

(86)
Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vì vậy bạn cần xét nghiệm tiểu đường định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời. Điều này sẽ ... [xem thêm]

Trị mụn trứng cá: Những điều bạn cần biết

(31)
Những năm tháng tuổi thiếu niên, bạn từng khổ sở vì phải đối phó với những nốt mụn “không mời mà đến” trên mặt, ngực và lưng. Một số bạn may ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của isotretinoin và những dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

(61)
Đối với việc sử dụng thuốc, mẹ bầu cần hết sức lưu tâm vì một vài loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi, thậm ... [xem thêm]

Thường nhuộm tóc làm tăng nguy cơ mắc leukemia (bệnh bạch cầu)

(43)
Leukemia là tên gọi khác của bệnh bạch cầu. Đó là tình trạng ung thư máu hoặc ung thư tủy xương. Tủy xương là nơi tạo ra các tế bào máu. Khi các tế bào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN