Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Viêm da cơ địa có gì mới?

(4.17) - 63 đánh giá

Tác giả: Dr. Huynh Wynn Tran, Assistant Professor of Medicine Los Angeles, Hoa Kỳ

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis hay gọi tắt là AD) là loại bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ em (1 trong 5 bé) và người lớn (1 trong 30 người). Bệnh này thuộc họ bệnh dị ứng miễn dịch, thường đi kèm với các bệnh dị ứng khác như suyễn hay viêm mũi dị ứng. Bệnh này thường xảy ra ở vùng thành thị và nơi có thu nhập cao. Viêm da cơ địa có thể chia làm 3 loại: trẻ em (bắt đầu lúc 1-2 tuổi), thiếu niên (bắt đầu lúc trên 10 tuổi đến lớn), và lớn tuổi (bắt đầu sau 60).

Viêm da cơ địa thường xảy ra theo chu kỳ, gồm viêm da cấp tính (xảy ra trong vài ngày, sưng viêm da, mọng nước), dưới cấp tính (vài tuần), và mãn tính (nhiều tháng và nhiều năm) tạo ra miếng sần dày, nổi hột, và sẹo do gãy. Viêm da cơ địa còn có thể xảy ra tại một số nơi khác trên cơ thể như mắt, núm vú, lòng bàn tay, hay vành tai.

Chẩn đoán viêm da cơ địa (AD)

Chẩn đoán đúng bệnh AD trong trị bệnh da liễu cực kỳ quan trọng vì AD có thể nhầm với các bệnh da khác. Hỏi kỹ bệnh sử từ cả bệnh nhân lẫn cha mẹ rất cần thiết để tìm ra bệnh.

Chẩn đoán AD bao gồm 2 yếu tố:

  • Ngứa (thường nặng hơn về ban đêm)
  • VÀ thêm ít nhất 3 điểm sau:
    • Da khô
    • Bệnh sử suyễn hay viêm mũi dị ứng
    • Bắt đầu trước 2 tuổi
    • Viêm da ở vùng da gấp (flexural dermatitis)
    • Có bệnh sử (thẹo) do viêm da

    Ngứa là triệu chứng khủng hoảng nhất của AD, nhiều bệnh nhân ngứa đến nổi gãi chảy máu, tắm nước nóng rồi nước lạnh, dùng đủ thứ để chữa cơn ngứa. Vì vậy, chữa ngứa trong viêm da cơ địa là điểm quan trọng không kém bên cạnh chữa vết viêm trên da. Khi xưa có lẽ Tề Thiên Đại Thánh cũng mắc bệnh này.

    Xét nghiệm lab IgE thường không có tác dụng. Các xét nghiệm lab khác có thể hữu ích khi tìm các bệnh tự miễn khác như lupus ban đỏ.

    Viêm gia cơ địa có gì mới 1

    Hình 1.

    Vì sao bệnh nhân mắc viêm da cơ địa?

    Vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng lý do nào khiến bệnh nhân mắc bệnh. Các nghiên cứu hiện nay chỉ ra bệnh AD là do kết hợp nhiều nguyên nhân, trong đó 3 điểm quan trọng nhất là phần bảo vệ ngoài cùng của da (lớp sừng) bị khô nứt – dẫn đến các vi khuẩn hay tác nhân kích thích vào trong, hệ miễn dịch không kiểm soát – tăng quá nhiều tín hiệu kích thích ngứa và viêm, và yếu tố môi trường.

    Yếu tố di truyền và bệnh sử gia đình góp phần quan trọng trong chẩn đoán. Anh chị em sinh đôi cùng trứng sẽ có rủi ro mắc bệnh AD cao hơn. Cha mẹ mắc AD sẽ dễ có con bị AD.

    Dị biến gen ở lớp sừng Filaggrin, tăng các protein TLR2, FCER1A và DEFB1. Sự mất kiểm soát giữa 2 hệ Th1 và Th2 của tế bào bạch cầu lympho CD4 (T helper 1, chuyên về phản ứng viêm để giết vi trùng) và Th2 (chuyên về dị ứng). Trong bệnh AD, hệ Th2 nhiều hơn Th1, dẫn đến tăng IL-4, IL-5, IL-12, và IL-13, tăng kháng thể dị ứng IgE.

    Hình 2.

    Nguyên tắc chữa trị viêm da cơ địa

    Chữa ngứa, viêm, và nhiễm trùng cùng một lúc. Dùng thuốc theo mức độ bệnh AD từ nhẹ đến nặng (như từ kem xức Steroid/Calcineurin), đến dùng đèn (Light therapy nbUVB>UVA1), sau đó thuốc uống (Systemic Corticosteroid) hay ức chế PDE4, đến hoá trị Cyclosporine, Azathioprine, hay Methotrexate.

    Luôn giữ ẩm da và chuẩn bị cho lần viêm da sắp tới. Nhiều bệnh nhân xức thuốc/uống thuốc sẽ thấy đỡ hơn, sau đó quên chăm sóc da, dẫn đến da khô và lại bị viêm AD lần nữa. Dùng các kem giữa ẩm da có mỡ (ointment) như Petroleum hay Aquaphor hay kem Cream tốt hơn là Lotion. Xức kem ngay sau khi tắm.

    Ngăn ngừa các yếu tố kích thích như thức ăn (đồ biển), tiếp xúc với các đồ vật gây viêm da.

    Kiên nhẫn và giáo dục. Bệnh nhân và cha mẹ nên hiểu đúng về bệnh, về chu kỳ tái phát và các loại kem. Giải thích cho bệnh nhân và cha mẹ cách dùng đúng và đủ kem bôi.

    Mặc đồ thoải mái, dùng đồ ăn ít gây dị ứng, và tập thể dục – Sữa mẹ giúp giảm rủi ro bệnh viêm da cơ địa.

    Đa số viêm da cơ địa ở trẻ em có thể kiểm soát tốt nếu cha mẹ hiểu rõ về bệnh này. Ở người lớn, viêm da cơ địa khó chữa hơn, đôi khi phải dùng đến thuốc uống và chữa lâu dài mới hiệu quả. Viện Hàn Lâm Da Liễu Hoa Kỳ có hướng dẫn chữa trị viêm da cơ địa theo từng bước tuỳ theo triệu chứng (1).

    Có nhiều thuốc bôi chữa viêm da cơ địa

    Các loại thuốc bôi Corticosteroid là trị liệu chính hiện nay do giá rẻ và có mặt ở khắp nơi. Có nhiều loại thuốc Corticosteroid, từ rất nhẹ đến rất nặng (Nhẹ nhất là Hydrocortisone 1% cream đến nặng nhất là nhóm Clobetasol 0.05%). Lưu ý là chỉ số phần trăm không quan trọng, tên thuốc mới quan trọng (như loại tiền gì, USD hay VND mới quan trọng, chứ không phải bao nhiêu số 0 phía sau).

    Bệnh nhân nên hạn chế dùng loại nặng do dùng lâu dài dẫn đến mỏng da, mụn trứng cá, nhiễm trùng da, và nổi mạch máu. Nên dùng các thuốc bôi dạng mỡ (ointment) cho các chỗ trên người, dùng kem và lotion trên da mặt. Dùng kem steroid lên vùng da viêm và kem giữ ẩm lên vùng da không viêm. Khi dùng thuốc kết hợp (Steroid và Calcipotriene) nên đợi ít nhất vài tiếng giữa các loại thuốc để thuốc ngấm vào da hoàn toàn.

    Các thuốc ức chế PDE4 inhibitor gồm thuốc bôi Crisaborole (Eucrisa), thuốc uống Roflumilast (Daliresp), Apremilast (Otezla) có tác dụng rất khả quan. Có thể dùng xen kẽ/kết hợp với thuốc bôi Corticosteroid.

    Thuốc bôi Vitamin D3 như Calcipotriene (dùng cho bệnh vảy nến) cũng có tác dụng với AD, dựa trên một số bài nghiên cứu.

    Thuốc bôi ức chế Calcineurin (là enzyme kích hoạt tế bào T cell) cũng là một lựa chọn tốt. Hiện nay 2 loại thông dụng là Tacrolimus và Pimecrolimus.

    Thuốc nhắm đích ức chế IL-4 Dupilumab hay ức chế IL-33. Thuốc ức chế Janus Kinase (JAK) Tofacitinib là lựa chọn sau khi nhiều cách chữa trên thất bại. Tofacitinib cũng là thuốc dùng để chữa bạch tạng (off label).

    Thuốc trị ngứa thường là Antihistamine

    Nhiều BS dùng thuốc uống trị ngứa kèm theo thuốc bôi vì ngứa dẫn đến gãi trầy xước dẫn đến nhiễm trùng và viêm thêm. Các loại thuốc kháng histamine gây buồn ngủ vẫn là trị liệu chính như Chlorpheniramine and Hydroxyzine.

    Có nhiều loại viêm da giống AD

    Vảy nến (psoriasis), viêm da do tiếp xúc (contact dermatitis), viêm da do nấm (tinea) là các bệnh dễ gây nhầm lẫn với AD. Quý vị nhớ đến gặp BS gia đình hoặc BS chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng. Không nên tự chẩn đoán bệnh viêm da và tự trị theo các chỉ dẫn trên mạng.

    Tóm lại:

    • Viêm da cơ địa là bệnh lâu dài, khó trị, nhưng có thể kiểm soát được.
    • Chẩn đoán đúng, giáo dục hiểu về bệnh, và ngăn ngừa tái phát là những điểm quan trọng.
    • Có nhiều thuốc và kem hữu hiệu chữa trị cho bệnh này.
    • Giữ ẩm và sạch cho da.

    Tài liệu tham khảo

  • Hướng dẫn chữa trị viêm da cơ địa từ Viện Hàn Lâm Da Liễu Hoa Kỳ https://www.jaad.org/article/S0190-9622(14)01257-2/fulltext
  • Hình ảnh từ National Jewish Health
  • https://www.facebook.com/huynhtranmd/posts/10158042792891183
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:
    Đang tải ...

    Bài viết liên quan

    Mày đay

    (87)
    Mày đay (hay còn gọi là mề đay) là tình trạng da nổi những mảng hồng ban màu đỏ, ngứa do sự sưng phồng bề mặt nông của da. Vị trí nổi có thể khu trú ... [xem thêm]

    Những ngộ nhận về corticosteroid trong viêm da dị ứng

    (18)
    Ngộ nhận 1: Không nên dùng corticosteroid dạng bôi tại chỗ ở vùng da nứt nẻ, có vết thương hở hoặc da viêm chảy nước Corticosteroid dạng bôi tại chỗ có ... [xem thêm]

    Viêm da cơ địa có gì mới?

    (63)
    Tác giả: Dr. Huynh Wynn Tran, Assistant Professor of Medicine Los Angeles, Hoa Kỳ Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis hay gọi tắt là AD) là loại bệnh mãn tính thường gặp ở ... [xem thêm]

    Herpes Simplex sinh dục

    (65)
    Nguyên nhân gây bệnh Herpes simplex sinh dục (hay mụn rộp sinh dục) là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do virus herpes simplex (HSV) gây ra. HSV được chia làm 2 ... [xem thêm]
    Đang tải ...

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

    Đang tải ...