Viêm khớp dạng thấp có khả năng làm tổn thương mắt: Tìm hiểu ngay để kịp phòng ngừa

(4.26) - 43 đánh giá

Viêm khớp dạng thấp ngoài việc gây ra các triệu chứng sưng, đau, đỏ nóng tại các khớp, nó còn có thể làm tổn thương các cơ quan khác của cơ thể, đặc biệt phải kể đến mắt.

Tổn thương do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra từ nhẹ đến nặng, như sự viêm nhiễm ở các khớp, biến dạng khớp, đến sự thay đổi thị giác, suy thận… Vậy viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mắt như thế nào và làm sao để kiểm soát tình trạng này? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Các bệnh về mắt do viêm khớp dạng thấp gây ra

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc còn được biết đến là tình trạng khô mắt. Viêm giác mạc làm giảm độ ẩm trong mắt và là vấn đề mắt phổ biến nhất với những ai bị viêm khớp dạng thấp.

Theo báo cáo của Liên đoàn Viêm khớp (Arthritis Foundation), những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là phụ nữ, có nguy cơ bị khô mắt cao gấp 9 lần so với nam giới. Viêm giác mạc có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Bỏng rát mắt
  • Đau mắt
  • Mờ mắt.

Đôi khi, bạn có thể cảm thấy xốn, giống như có vật gì đó bị mắc kẹt trong mắt.

Khi bị viêm giác mạc, mắt dễ bị tổn thương và nhiễm trùng hơn do bài tiết của mắt bị rối loạn, không cung cấp đủ độ ẩm cho mắt.

Để đối phó với tình trạng khô mắt, bạn có thể thực hành các bước đơn giản sau:

  • Mang kính râm (mát)
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt dưới sự tư vấn của bác sĩ
  • Tránh môi trường khô.

Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.

Đục thủy tinh thể

Các triệu chứng của đục thủy tinh thể bao gồm:

  • Mắt kéo màng mây
  • Khó phân biệt màu sắc
  • Tầm nhìn ban đêm kém.

Đục thủy tinh thể thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, nếu bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh vẫn có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể sớm.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()
Trên thực tế, các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp vẩy nến
  • Viêm xương khớp.

Để điều trị đục thủy tinh thể, cách tốt nhất là thay thế thủy tinh thể bằng thủy tinh thể nhân tạo.

Viêm màng cứng mắt

Viêm khớp dạng thấp khiến bạn có nguy cơ mắc viêm màng cứng mắt. Viêm màng cứng mắt là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng của màng mắt (phần màu trắng của mắt). Chứng viêm màng cứng gây đau ở mắt và làm suy giảm thị lực.

Bệnh nhân nên làm gì để đối phó với bệnh?

Ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thị lực của mắt cần được theo dõi chặt chẽ. Ngay cả khi chưa có triệu chứng về mắt nào, bạn cũng nên khám mắt thường xuyên để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Thông thường, các bác sĩ nhãn khoa là những người có thể giúp bạn điều trị các vấn đề về mắt. Ngoài ra, hiện nay nhiều bệnh nhân cũng tìm đến chuyên khoa nhãn khoa thần kinh. Ở đây, các bác sĩ được đào tạo chuyên môn về các bệnh lý không chỉ liên quan đến mắt mà còn não bộ, thần kinh và cơ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí bí quyết chăm sóc vùng da quanh mắt

(91)
Có lẽ bạn đang nghĩ: đã dùng kem dưỡng ẩm cho da mặt thì sử dụng thêm kem dưỡng mí mắt và bọng mắt có vẻ không cần thiết. Vùng da quanh mắt sẽ biểu ... [xem thêm]

Hóa giải cảm xúc lo âu vì mắc bệnh vẩy nến

(47)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

Phát hiện sớm triệu chứng sốt xuất huyết

(20)
Khi bạn hoặc người thân có dấu hiệu sốt cao thì bạn có thể nghi ngờ đó là triệu chứng sốt xuất huyết. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn nhận diện ... [xem thêm]

Các bệnh ngoài da phổ biến bạn có thể mắc phải

(36)
Các bệnh ngoài da không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Bạn có biết cách chữa ... [xem thêm]

Các loại thức uống giúp trị ốm nghén hiệu quả mà bà bầu nên thử

(48)
Ốm nghén là thử thách lớn nhất mà các bà mẹ phải trải qua trong những tháng đầu mang thai. Không những vậy, ốm nghén còn có thể khiến bạn không ăn uống ... [xem thêm]

Giảm cân sau sinh mổ, không gì là không thể!

(25)
Giảm mỡ bụng sau sinh để lấy lại kích thước vòng eo trước kia là điều mà bạn sẽ quan tâm sau khi sinh con. Nếu bạn sinh thường thì việc giảm cân sau sinh ... [xem thêm]

Điều trị động kinh theo cách tự nhiên: Hiệu quả đến đâu?

(99)
Theo truyền thống, bệnh động kinh được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Mặc dù chúng có thể hữu ích trong việc kiểm soát bệnh nhưng có một số ... [xem thêm]

Epinephrine và norepinephrine: “Phao” cấp cứu tim mạch

(96)
Epinephrine và norepinephrine được sử dụng khá phổ biến trong y học nhờ chức năng cấp cứu tim mạch. Vậy sự khác nhau giữa 2 chất này là gì?Epinephrine và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN