Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Viêm loét dạ dày khi mang thai gây khó chịu cho mẹ bầu

(4.39) - 95 đánh giá

Mẹ bầu nên tìm hiểu về cách viêm loét dạ dày khi mang thai để cảm thấy thoải mái hơn và không lo lắng về căn bệnh này quá mức.

Trong thai kỳ, nếu thường xuyên cảm thấy khó chịu trong dạ dày, buồn nôn, bạn có thể bị loét dạ dày rồi đấy. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua về bệnh này nhé.

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc ruột non hoặc niêm mạc dạ dày bị ăn mòn. Nguyên nhân bị ăn mòn là do axit và pepsin bên trong dạ dày. Ngoài bệnh viêm loét dạ dày, bạn còn có thể gặp phải một số rối loạn khác về đường tiêu hóa trong thời gian mang thai như:

  • Nôn và buồn nôn
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh viêm ruột

Buồn nôn và nôn là những triệu chứng thông thường của việc mang thai. Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng khá phổ biến. Ngược lại, bệnh viêm loét dạ dày thường ít khi xuất hiện và ít gây ra biến chứng.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Thông thường là do sự mất cân bằng của dịch tiêu hóa trong dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, viêm loét dạ dày còn có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) gây ra.

Triệu chứng

Một số triệu chứng của viêm loét dạ dày khi mang thai:

  • Buồn nôn và nôn
  • Sưng phù
  • Ợ nóng
  • Đau nặng ở phần giữa hoặc phần trên bụng
  • Phân có màu tối hoặc màu đen do chảy máu
  • Sút cân

Chẩn đoán viêm loét dạ dày khi mang thai

Nội soi đường tiêu hóa trên là phương pháp để chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày trong thai kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi bạn có các triệu chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu bạn gặp phải các biến chứng liên quan đến bệnh thì phương pháp này sẽ khá hữu ích.

Điều trị

Nếu mắc phải viêm loét dạ dày khi mang thai, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn theo những cách sau:

  • Cho bạn dùng thuốc kháng axit vì những loại thuốc này khá an toàn đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng axit có chứa bicarbonate sẽ không được sử dụng. Lý do loại thuốc này có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
  • Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng axit chứa magiê, canxi hoặc nhôm liều cao, nếu cần thiết. Thuốc kháng axit chứa magiê hoặc canxi không gây ra bất kỳ dị tật bẩm sinh nào cho bé.

Ngoài ra, bạn có thể dùng các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tự nhiên tại nhà để an toàn cho mẹ và bé.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày khi mang thai

1. Tránh một số thực phẩm nhất định

Nếu bạn bị loét dạ dày trong thời gian mang thai, hãy tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Chocolate
  • Nước ép trái cây họ cam quýt
  • Caffeine
  • Bạc hà

2. Thuốc

Tránh sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAIDs vì chúng có hại cho cả mẹ và con.

3. Tránh uống rượu

Uống rượu trong thời gian này gây hại rất lớn cho thai nhi. Nếu bạn bị viêm loét dạ dày thì việc ngưng uống rượu là một điều cực kỳ cần thiết, vì thức uống có cồn sẽ làm tình trạng của hệ tiêu hóa chuyển biến xấu.

4. Tránh khói thuốc lá

Khói thuốc lá gây hại cho phổi và thai nhi đang phát triển. Ngoài ra, nếu bạn bị loét dạ dày khi mang thai, hãy yêu cầu các thành viên nam trong gia đình bỏ thuốc lá ngay nếu để không phải trải qua những biến chứng “kinh khủng” về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Cách để ngủ ngon mà không vướng bận gì về cuộc sống

(46)
Bạn lo lắng vì ôm đồm quá nhiều công việc và áp lực từ cuộc sống? Bạn lên giường rất sớm nhưng mãi đến nửa đêm hay đến sáng mới có thể chợp ... [xem thêm]

Bệnh ho: Phân biệt ho gà với các kiểu ho thông thường khác

(90)
Ho là cách cơ thể loại bỏ các loại tạp chất, vi khuẩn gây kích ứng. Khi có một dị vật, vi khuẩn hoặc tạp chất nào đó kích thích cổ họng hay đường ... [xem thêm]

Những điều bạn chưa biết về chứng ợ nóng khi mang thai

(83)
Ợ nóng khi mang thai là hiện tượng vô cùng phổ biến, gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cho mẹ bầu. Vậy nguyên nhân gây ra ợ nóng là do đâu?Hiện nay ... [xem thêm]

Mách bạn 10 cách trị đau đầu khi hành kinh

(30)
Những cơn đau đầu khi hành kinh có thể khiến ngày đèn đỏ của bạn thêm mệt mỏi và các sinh hoạt hằng ngày dễ bị xáo trộn. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách ... [xem thêm]
Đang tải ...

Sơ cứu khi bị thú hoang cắn

(13)
Có hai loại vết cắn từ thú hoang: loại mang mầm bệnh dại và loại không mang mầm bệnh dại.Bệnh dại là một căn bệnh có thể gây tử vong. Vết cắn hoặc ... [xem thêm]

Thiếu sót lớn nếu không làm các xét nghiệm khi mang thai

(53)
Các xét nghiệm khi mang thai rất cần thiết để phát hiện kịp thời những nguy cơ có thể xảy ra với mẹ và bé. Mẹ bầu nên nhớ các xét nghiệm khi mang thai sau ... [xem thêm]

Bỏ túi 7 cách sử dụng phấn rôm không phải ai cũng biết

(95)
Phấn rôm thường dùng cho em bé để chống hăm tã, rôm sảy hay phụ nữ dùng trong việc làm đẹp. Thế nhưng, phấn rôm còn có những công dụng khác nữa. Để ... [xem thêm]

Mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”)

(45)
Định nghĩaChứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”) là bệnh gì?Bệnh nhân của chứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu” hay hội chứng ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...