Viêm niệu đạo không do lậu (NGU)

(4.41) - 93 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm niệu đạo không do lậu là bệnh gì?

Viêm niệu đạo là hiện tượng viêm nhiễm (sưng đỏ) niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài). Viêm niệu đạo không do lậu (NGU) thường gây ra do vi khuẩn Chlamydia. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhưng có thể hạn chế bằng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm niệu đạo không do lậu là gì?

Triệu chứng xuất hiện từ 1 đến 5 tuần sau tiếp xúc. Tuy sẽ có nhiều người có thể không gặp triệu chứng nào, nhưng hầu hết mọi người sẽ có các triệu chứng chung như:

  • Tiểu gắt;
  • Nước tiểu đục;
  • Tiểu lắt nhắt;
  • Ngứa và cảm thấy nóng ran lúc tiểu;
  • Đau khi quan hệ tình dục.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Thân nhiệt tăng cao;
  • Thấy máu trong nước tiểu;
  • Các triệu chứng không khá hơn trong vòng 1 tuần.

Bạn cũng nên nói cho bác sĩ biết nếu bạn có thai. Nhiễm trùng có thể truyền qua em bé trong lúc mang thai. Việc điều trị cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thai kỳ vì một số loại kháng sinh không thể sử dụng trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm niệu đạo không do lậu?

Nguyên nhân gây ra viêm niệu đạo không do lậu phổ biến (ở hơn 50% trường hợp) là do viêm nhiễm với vi khuẩn tên là Chlamydia trachomatis. Tình trạng viêm nhiễm này lây lan trong khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, các loại vi khuẩn khác như Ureaplasma urealyticum, kí sinh trùng đơn bào Trichomonas vaginalis và virus herpes sinh dục cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm niệu đạo không do lậu?

Bất cứ ai cũng có thể mắc viêm niệu đạo không do lậu. Tuy nhiên, nam giới từ 15 đến 30 tuổi quan hệ tình dục với nhiều người có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm niệu đạo không do lậu?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đạo do lậu bao gồm:

  • Thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều người;
  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Hệ miễn dịch yếu.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm niệu đạo không do lậu?

Sau khi hỏi bệnh sử, bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể. Bác sĩ sẽ lấy dịch niệu đạo để xét nghiệm nhiễm trùng. Xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán chính xác hơn. Một số người có thể mắc viêm niệu đạo không do lậu và bệnh giang mai cùng lúc, do đó xét nghiệm giang mai nên được thực hiện trước khi tiến hành điều trị viêm niệu đạo không do lậu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm niệu đạo không do lậu?

Để điều trị dứt bệnh, bạn và bạn tình của bạn đều phải tham gia điều trị ngay cả khi một trong hai bị viêm nhiễm. Thuốc kháng sinh như doxycycline hay azithromycin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày hoặc dùng các loại thuốc không kê đơn (như acetaminophen và ibuprofen) để giảm đau. Bạn cũng cần tránh quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh và dùng bao cao su nếu quan hệ.

Ở nam giới, nếu xét nghiệm máu và nước tiểu cho thấy tình trạng bệnh đã biến mất nhưng triệu chứng bệnh vẫn còn, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp kiểm tra khác để xem xét khả năng mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm niệu đạo không do lậu?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Ngưng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, quan hệ tình dục an toàn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thông liên nhĩ

(88)
Tìm hiểu chungBệnh thông liên nhĩ là gì?Thông liên nhĩ là một dị tât bẩm sinh của tim. Khi mắc phải bệnh lý này, tim bệnh nhân sẽ có một lỗ hở ở vách ... [xem thêm]

Bệnh di truyền Mucopolysaccharidosis loại VII

(25)
Tìm hiểu chungBệnh di truyền Mucopolysaccharidosis loại VII là gì?Bệnh di truyền Mucopolysaccharidosis loại VII là một rối loạn bẩm sinh tiến triển có xu hướng ảnh ... [xem thêm]

Mụn giộp

(48)
Tìm hiểu chungMụn giộp là bệnh gì?Mụn giộp là những mụn nước nhỏ và gây đau, thường xuất hiện trên hoặc xung quanh môi. Vùng da quanh mụn nước thường ... [xem thêm]

U xương ác tính (ung thư xương tạo xương)

(60)
Tìm hiểu chungU xương ác tính (ung thư xương tạo xương) là bệnh gì?U xương ác tính còn được biết đến với tên gọi ung thư xương tạo xương, là một loại ... [xem thêm]

Áp xe vú

(41)
Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng dễ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ ... [xem thêm]

Chứng khó đọc

(100)
Tìm hiểu chungChứng khó đọc là gì?Chứng khó đọc là một dạng khó khăn trong học tập khá phổ biến, gây ra các vấn đề về đọc, viết và đánh vần. ... [xem thêm]

Đa u tủy (U tủy)

(24)
Tìm hiểu chungĐa u tủy (u tủy) là bệnh gì?Đa u tủy là ung thư do các tế bào huyết tương ác tính gây ra. Tế bào huyết tương sản xuất kháng thể (còn gọi là ... [xem thêm]

Nhiễm trùng tai

(60)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng tai là gì?Nhiễm trùng tai thường tạo ra dịch mắc kẹt ở tai giữa và xảy ra khi bạn bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng. Tình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN