10 cụm từ bố mẹ nên dùng khi con không nghe lời

(4.15) - 45 đánh giá

Nhiều bố mẹ cảm giác khó chịu khi con không nghe lời, ngang bướng và thường dùng quyền uy ra lệnh bắt ép con thực hiện theo ý mình, từ đó làm rạn nứt mối quan hệ bố mẹ và con. Thay vì vậy, bạn hãy ghi nhớ 10 câu nên nói với con theo gợi ý của Chúng tôi nhé.

Giao tiếp với con cái là cả một nghệ thuật, bạn luôn cần sự nhẫn nại và khéo léo. Tuy nhiên, điều này không phải bố mẹ nào cũng có thể làm được. Khi con làm điều gì sai trái, phản ứng phổ biến của nhiều bố mẹ là quát mắng và bắt ép con làm theo ý mình. Đây không phải là cách dạy con hay, mà chỉ làm khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa hơn. Do đó, ngay từ giờ, bạn hãy chỉnh lại cách nói chuyện với con bằng cách nhớ 10 câu nên nói với con sau đây:

1. Con có nhớ con cần làm gì không?

Tình huống: Con chuẩn bị ra ngoài chơi

Thay vì ra lệnh con phải cẩn thận khi ra ngoài chơi, bạn hãy nói với con bằng câu trên để nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ tự bảo vệ bản thân. Hỏi con về những gì con cần nhớ thực hiện sẽ giúp con gợi lại những tình huống mà bạn đã hướng dẫn con cách xử lý và nhắc con cách giữ an toàn khi ra ngoài.

2. Suỵt! Con nói nhỏ chút nhe

Tình huống: Con chạy nhảy trong nhà gây ồn ào

Trẻ em thường sẽ rất ồn ào và không biết cách kiểm soát điều này khi đang chơi đùa với anh chị em hay bạn bè. Do đó, bạn hãy dạy con hiểu rằng la hét hay ồn ào không phải là việc làm tốt và con không nên cư xử như vậy.

Lúc con gây ồn ào, thay vì bảo con im lặng, bạn nên khuyên con nói nhỏ lại. Bằng cách này, bạn sẽ dạy con những hành vi tốt thay vì chỉ ra lệnh cho con làm theo ý mình.

3. Con có cần mẹ giúp không?

Tình huống: Bạn yêu cầu con làm một việc gì đó

Khi yêu cầu con làm một việc nào đó, bạn hãy hỏi trẻ có thể tự làm việc này không hay con có cần sự giúp đỡ của bố/mẹ không?

Điều này giúp bạn cổ vũ con và làm trẻ hiểu được những mong muốn của bạn; câu nói cũng gần gũi với con hơn thay vì cứ ra lệnh cho con phải làm việc này, việc kia.

4. Con có học được gì sau việc làm vừa rồi không?

Tình huống: Trẻ phạm phải sai lầm

Trẻ có thể mắc sai lầm và đó là điều thông thường trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ. Vì thế, thay vì cho biết con đã làm sai điều gì, bạn hãy hỏi câu này để trẻ chủ động suy nghĩ về hành động sai trái của mình và tự rút ra bài học để lần sau không tái phạm.

5. Dùng từ ngữ nhẹ nhàng khi muốn nhờ con làm gì

Tình huống: Bạn muốn con làm việc gì đó

Bạn cảm thấy thế nào nếu có người luôn lên giọng bảo bạn làm thế này, thế kia. Bạn chắc sẽ thấy khó chịu phải không?

Đó là lý do vì sao bạn nên nói với con thật nhỏ nhẹ khi muốn con làm việc gì đó. Ví dụ: “Con hãy nhặt đồ chơi lên nào” hay “Con hãy ăn hết bữa cơm đi nhé” thay vì nói “nhặt đồ chơi lên” hay “ăn cơm đi”.

Cách nói này còn giúp con bạn học được cách lễ phép khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.

6. Hãy xem chúng ta có thể làm những việc này nhanh như thế nào hôm nay!

Tình huống: Vào buổi sáng trước khi đến trường hay chuẩn bị đi du lịch cùng gia đình, bạn muốn con làm thật nhanh những việc như ăn sáng, mang giày, lấy cặp (hoặc hành lý).

Câu nói sẽ giúp con bạn hiểu rằng chúng cần nhanh hơn mà bạn không cần phải thúc giục con quá nhiều.

7. Con có cần đi ngay không hay 10 phút nữa?

Tình huống: Trẻ đang ngồi chơi, vẽ tranh, bạn muốn trẻ đi ăn trưa

Trẻ thích được làm việc mà chúng muốn. Do đó, hãy nói câu này với con thay vì ra lệnh con phải đi ngay. Câu hỏi trên làm trẻ cảm thấy mình có quyền lựa chọn và mình mới là người quyết định.

8. Con có thể nhận món đồ chơi đó vào sinh nhật

Tình huống: Con vòi vĩnh đòi mua những món đồ chơi.

Thay vì từ chối ngay, bạn hãy nói với trẻ câu trên. Bạn cũng có thể dùng món đồ chơi mà bé thích làm phần thưởng khi con làm việc tốt. Điều này sẽ giúp trẻ giảm bớt tính đua đòi và biết kiên nhẫn chờ đợi nhận được quà từ bố mẹ.

9. Bình tĩnh nào, con muốn gì?

Tình huống: Con muốn điều gì đó nhưng không diễn đạt được hay tỏ ra tức giận quá mức

Giận dữ là điều không tốt chút nào. Vì vậy, khi con đang tức giận, bạn nên giúp con bình tĩnh lại và hỏi xem con muốn điều gì.

Cách này giúp con kiềm chế được bản thân, học cách nói chuyện ôn hòa hơn và con sẽ nghe lời hơn khi bạn yêu cầu một điều gì. Bạn cũng nên giữ bình tĩnh vì nếu cảm thấy bạn nóng giận, trẻ sẽ càng mất kiểm soát hơn.

10. Mẹ yêu con và điều đó chẳng bao giờ thay đổi

Tình huống: Khi trẻ phạm sai lầm hoặc không vâng lời bố mẹ

Lúc này, một số người thường nói với con là: “Mẹ không thương con nữa” hoặc “Không ai muốn ở bên cạnh con nếu con là người xấu”. Điều này sẽ làm con cảm thấy không cần thiết và không được yêu thương.

Trong tình huống này, bạn hãy nói câu trên để trấn an và cho con biết rằng bạn vẫn yêu chúng, nhưng sau đó, hãy nói về hành động sai trái của con và mong muốn con không vi phạm trong lần sau.

Hy vọng với những câu nên nói với con ở trên, bạn và con sẽ trở nên thân mật hơn, con bạn sẽ ngoan ngoãn và cư xử đúng đắn hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dạy con đánh răng không khó như bạn nghĩ!

(28)
Thật bất ngờ khi có đến 40% trẻ bị sâu răng trước khi vào mẫu giáo. Đây là một tỷ lệ khá cao, gấp 5 lần bệnh hen suyễn và 7 lần bệnh dị ứng theo ... [xem thêm]

Tôi nên ăn gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

(75)
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, đối với các mẹ bầu được chẩn đoán bị ... [xem thêm]

Giải mã các ngộ nhận về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

(89)
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, ít khi nào đợi đến lượt mình hoặc đôi khi tỏ ra lơ đãng, khó tập trung vào một việc cụ thể… Đây là những hành ... [xem thêm]

Thai nhi 41 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(47)
Sự phát triển của thai nhi 41 tuần tuổiThai nhi 41 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này đã lớn bằng một quả mít, dài hơn 50 cm một chút và có thể nặng ... [xem thêm]

Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện qua 4 bước đơn giản

(51)
Bạn muốn chế biến món ăn với tỏi đen nhưng ngại mua bên ngoài? Hãy thử ngay cách làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện, vừa an toàn lại tiết kiệm!Từ ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm các món ăn và thức uống từ chuối

(82)
Bạn đã quen ăn chuối như một loại trái cây tráng miệng nhưng lại cảm thấy rất dễ ngán? Hãy học cách làm bánh chuối, kem chuối, sinh tố chuối và rượu ... [xem thêm]

Bí quyết giúp mẹ bầu giảm chóng mặt khi mang thai

(22)
Mang thai là một quá trình đặc biệt xảy ra trong cuộc đời người phụ nữ. Suốt quãng thời gian này, cơ thể có rất nhiều thay đổi và bạn sẽ được trải ... [xem thêm]

Tiền tăng huyết áp có phải là tình trạng báo động?

(57)
Tiền tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (số trên) trong máy đo huyết áp nằm từ 120 mmHg-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (số dưới) nằm từ 80 mmHg-89 ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN