10 lý do khiến thị lực kém bạn nên biết khi trước khi quá muộn

(4.16) - 66 đánh giá

Cận thì đeo kính, quá lắm thì mổ là lối suy nghĩ của không ít người để bao biện những thói quen không lành mạnh, là lý do khiến thị lực kém ngay khi còn trẻ. Để bảo vệ và chăm sóc đôi mắt tốt hơn, bạn hãy kiểm tra xem liệu bạn có đang mắc phải những lý do khiến thị lực kém không nhé!

Ở độ tuổi lúc trẻ, nhiều người phạm sai lầm làm tổn thương cho đôi mắt mỗi ngày vì nghĩ rằng vẫn còn nhiều thời gian để cải thiện thị lực của mình trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, một khi đôi mắt đã tổn thương thì rất khó phục hồi. Vậy nên, bạn hãy cùng Chúng tôi điểm mặt 10 lý do khiến thị lực kém khi còn trẻ để bảo vệ sức khỏe của đôi mắt tốt hơn.

1. Sử dụng mỹ phẩm hết hạn

Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên bỏ sản phẩm trang điểm mắt đã sử dụng trong hơn 3 tháng. Một lý do khiến thị lực kém rất đơn giản là vi khuẩn tích tụ trong sản phẩm có thể gây nhiễm trùng mắt. Không ai muốn sử dụng đồ dùng chứa đầy vi khuẩn lên “cửa sổ tâm hồn” của chính mình phải không nào!

2. Ăn quá nhiều lúa mì

Lúa mì là một trong những loại ngũ cốc được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nồng độ insulin trong cơ thể. Những sản phẩm được chế biến từ lúa mì khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển thành glucose, gây tăng lượng đường và insulin trong máu. Ngoài những tác hại cho sức khỏe nói chung, khoa học còn cho rằng lúa mì có thể gây giãn nhãn cầu, là lý do khiến thị lực kém và khiến bạn dễ bị cận thị.

3. Dùng thuốc nhỏ mắt không kê đơn

Nếu bạn đang sử dụng thuốc nhỏ mắt, đặc biệt là những loại thuốc chứa kháng sinh mà không có đơn kê toa của bác sĩ, điều này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn, là lý do khiến thị lực kém. Việc dùng thuốc nhỏ mắt chỉ có thể xoa dịu tạm thời mà không chữa trị hoàn toàn được vấn đề về thị lực bạn đang gặp phải.

Tốt nhất bạn hãy thăm khám và hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ trước khi có ý định mua thuốc nhỏ mắt.

4. Không uống đủ nước

Nếu uống ít hơn 8 ly nước, cụ thể khoảng 2 lít nước mỗi ngày, thì cơ thể của bạn sẽ bắt đầu bị mất nước. Khi mất nước, cơ thể sẽ không tiết đủ nước mắt và điều này có thể dẫn tới bệnh khô mắt và thị lực kém.

5. Không dùng kính khi ra nắng

Đôi khi bạn có thể không thấy nhiều sự khác biệt giữa việc có đeo kính mát và không đeo kính mát. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, mắt của bạn có thể sẽ gặp phải một tình trạng gọi là viêm giác mạc do tiếp xúc ngắn với bức xạ cực tím.

Nguyên nhân của bệnh này là tia UV làm chết những tế bào ngoài cùng của lớp giác mạc, gây những cơn đau rát ở cả mắt, là lý do khiến thị lực kém. Thường thì các triệu chứng sẽ xuất hiện nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng liên tục trong 6 – 12 tiếng.

6. Không ngủ đủ giấc

Nếu mắt bạn không có đủ thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể gặp phải những triệu chứng như tầm nhìn bị phân tán, xuất hiện vòng tròn tối và các tật liên quan đến hệ thần kinh.

7. Để sách quá gần mắt

Các nhà khoa học cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa cách một người đọc sách và sức khỏe mắt của người đó. Ở những người thường xuyên đọc sách và giữ sách quá gần với mặt thường dễ bị cận thị và là lý do khiến thị lực kém.

8. Thường xuyên dụi mắt

Khi đôi mắt của bạn mệt mỏi hoặc ngứa, phản xạ tự nhiên của cơ thể là sẽ dùng tay dụi để giảm bớt tình trạng khó chịu. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dụi mắt, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến giác mạc.

9. Làm việc quá căng thẳng

Nếu bạn cảm thấy đôi mắt bị đau hoặc khó chịu khi làm việc với máy tính, có thể nguyên nhân không phải do màn hình đâu. Các nhà khoa học cho rằng những triệu chứng này khá phổ biến đối với những người làm việc trong môi trường căng thẳng và nhiều áp lực. Những người yêu thích công việc của họ thường không gặp phải vấn đề liên quan đến sức khỏe của đôi mắt.

10. Quên tháo kính áp tròng

Giác mạc của bạn nhận được oxy từ không khí khi bạn thức và được dưỡng ẩm nhờ nước mắt khi bạn ngủ. Vậy nên việc đeo kính áp tròng liên tục trong 24 giờ là cực kỳ nguy hiểm vì giác mạc của bạn sẽ không có nguồn cung cấp độ ẩm và oxy cần thiết và sẽ trở nên yếu hơn.

Rất nhiều người thường dễ mắc phải 10 lý do khiến thị lực kém trên, đặc biệt là khi còn trẻ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và gây ra các vấn đề liên quan đến lý do khiến thị lực kém. Do đó, bạn nên lưu ý để cải thiện sức khỏe của đôi mắt tốt hơn nhé!

Minh Thư | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xuất tinh vào hậu môn có “dính” bầu không?

(78)
Quan hệ bằng hậu môn có thai không là băn khoăn của nhiều cặp đôi muốn tìm cách tránh thai mà không cần dùng thuốc. Thật ra, đây là cách quan hệ giúp giảm ... [xem thêm]

Những triệu chứng cơ bản của ung thư vú

(64)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường được chẩn đoán nhất ở những phụ nữ Việt Nam. Nó xảy ra khi các tế bào ung thư phát ... [xem thêm]

Gan nhiễm mỡ độ 2: Mối nguy hiểm cận kề

(86)
Gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và cuối cùng là sự đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

Nói chuyện với cha mẹ về việc bạn có thai

(40)
Bối rối khi bạn có thai? Bạn không hề cô đơn đâu Nếu bạn vừa biết được mình có thai, bạn không đơn độc đâu. Bạn có thể cảm thấy bối rối, lo sợ, ... [xem thêm]

3 phương pháp trị mụn trứng cá từ cơ bản đến chuyên sâu

(74)
Mụn trứng cá tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng đôi khi chúng khiến nhiều người mang tâm lý căng thẳng, mất tự tin, lo âu kéo dài và ... [xem thêm]

5 sự thật về âm đạo có thể bạn chưa từng biết

(69)
Hiện nay, phải thừa nhận là hầu hết chúng ta đều chưa hiểu rõ sự kì diệu của cơ quan sinh dục người phụ nữ. Không giống những bộ phận khác trên cơ ... [xem thêm]

10 cách làm vết thương mau lành tại nhà (vết thương kín/hở)

(87)
Nếu biết các mẹo chữa để làm vết thương mau lành, bạn sẽ không cần phải vội vàng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khi bị trầy xước hoặc gặp ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào gây giảm tiểu cầu khi mang thai?

(49)
Giảm tiểu cầu khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để đảm bảo số lượng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN