10 quy tắc để bé có cân nặng chuẩn

(3.65) - 78 đánh giá

Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? Nếu chuyện dinh dưỡng của con là một chủ đề đau đầu trong gia đình thì bạn hãy biết rằng bạn không phải là trường hợp cá biệt duy nhất, nhiều bậc cha mẹ cũng đang rất lo lắng về chuyện con cái của họ ăn và không ăn những gì. Bạn không nên nản lòng khi nghĩ tới vấn đề dinh dưỡng của bé nếu con bạn bị kén ăn. Cho đến sở thích ăn uống của bé được hình thành, hãy tham khảo những mẹo sau để có thể ngăn chặn những cuộc chiến trong bữa ăn với bé.

1. Hãy tôn trọng mong muốn của bé

Nếu con bạn không đói thì bạn đừng nên ép bé ăn bữa chính hoặc thức ăn vặt. Tương tự như vậy, bạn không nên hối lộ hoặc ép bé ăn một loại thực phẩm nhất định hoặc bắt bé ăn hết sạch thức ăn trên đĩa của bé. Điều này chỉ có thể khơi mào hoặc làm cho cuộc chiến giữa bạn và bé càng thêm căng thẳng. Ngoài ra, bé có thể trở nên lo lắng, chán nản khi tới giờ ăn hoặc không còn chú ý tới những dấu hiệu chứng tỏ cơn đói và no của bé. Vậy nên bạn hãy cho bé ăn từng chút một, tránh gây áp lực cho bé và cho bé cơ hội để tự bé yêu cầu thêm thức ăn khi muốn.

2. Hãy tạo dựng thói quen ăn uống cho bé

Bạn hãy cho bé ăn vào cùng thời điểm mỗi ngày. Bạn có thể cho bé uống sữa hoặc nước trái cây nguyên chất khi ăn, nhưng hãy cho bé uống nước vào giữa bữa ăn và khi bé ăn đồ ăn nhẹ. Việc cho bé uống nước trái cây, sữa hoặc ăn đồ ăn nhẹ suốt cả ngày có thể làm giảm sự thèm ăn của bé khi tới bữa ăn chính.

3. Hãy kiên nhẫn khi cho bé ăn các loại thức ăn mới

Trẻ nhỏ thường chạm hoặc ngửi khi thưởng thức các loại thức ăn mới, thậm chí bé còn có thể thử một miếng nhỏ và sau đó nhả chúng ra. Con bạn có thể cần tiếp xúc với món ăn mới này nhiều lần trước khi bé bắt đầu cắn miếng đầu tiên.

Hãy khuyến khích con bạn bằng cách nói chuyện với bé về màu sắc, hình dạng, mùi hương và kết cấu của món ăn chứ đừng nói với bé món ăn có ngon hay không. Ngoài ra hãy cho bé ăn món mới cùng lúc với món ăn yêu thích của bé.

4. Hãy làm việc ăn uống trở nên thật vui vẻ

Bạn hãy cho bé dùng bông cải xanh và các loại rau khác cùng với loại nước sốt mà bé yêu thích. Hãy cắt món ăn thành các hình dạng vui mắt khác nhau bằng máy cắt bánh quy. Hay thậm chí bạn cũng có thể cho bé ăn các thức ăn hay ăn vào bữa sáng vào bữa tối. Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé ăn thật nhiều loại thức ăn có nhiều màu sắc rực rỡ.

5. Hãy nhờ tới sự trợ giúp của bé

Khi bạn và bé ở cửa hàng tạp hóa, hãy nhờ bé giúp bạn chọn trái cây, rau quả và các loại thực phẩm lành mạnh khác. Một lời khuyên là đừng mua bất cứ điều gì mà bạn không muốn bé ăn. Khi ở nhà, hãy khuyến khích bé giúp bạn rửa rau, khuấy bột hoặc dọn bàn ăn.

6. Hãy trở thành một tấm gương trong việc ăn uống cho bé

Nếu bạn ăn thật nhiều loại thức ăn lành mạnh, con bạn cũng có thể có khả năng để bắt chước bạn bởi trong mắt bé, cha mẹ luôn là hình mẫu lý tưởng nhất.

7. Hãy thật sáng tạo khi nấu nướng

Bạn có thể cho thêm bông cải xanh cắt nhỏ hoặc ớt xanh vào nước sốt spaghetti, trang trí trên cùng món ngũ cốc bằng những lát trái cây, hoặc trộn bầu nghiền và cà rốt vào trong món thịt hầm và súp.

8. Giảm thiểu sự xao nhãng của bé khi ăn

Hãy tắt tivi và thiết bị điện tử khác trong bữa ăn, điều này sẽ giúp con bạn tập trung vào việc ăn tốt hơn. Hãy nhớ rằng dù đó có là quảng cáo truyền hình thì chúng cũng có thể làm con bạn thèm ăn các loại thực phẩm có đường hoặc ít dinh dưỡng.

9. Đừng đưa ra món tráng miệng như một phần thưởng cho bé

Việc đưa ra món tráng miệng làm thành phần thưởng sẽ khiến bé hiểu rằng tráng miệng là món ăn ngon nhất và việc này chỉ có thể làm tăng ham muốn được ăn đồ ngọt của bé. Bạn có thể cho bé ăn tráng miệng vào một tới hai ngày trong tuần, và không cho bé ăn tráng miệng vào những ngày còn lại. Mặt khác, bạn có thể cho bé ăn các món tráng miệng như trái cây, sữa chua hoặc những loại thực phẩm lành mạnh khác.

10. Đừng trở thành một đầu bếp nấu theo yêu cầu của bé

Việc bạn nấu một bữa ăn khác cho bé sau khi các món trong bữa ăn bị bé từ chối sẽ chỉ thúc đẩy tình trạng kén ăn của bé. Bạn hãy khuyến khích bé ngồi tại bàn khi tới giờ ăn cho dù bé không ăn. Hãy liên tục cho bé ăn các loại thức ăn lành mạnh cho đến khi bé trở nên quen thuộc và ưa thích các món này.

Nếu bạn lo ngại rằng tình trạng kén ăn có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể vẽ biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của con bạn. Ngoài ra, hãy thử ghi chép lại các loại và số lượng thực phẩm mà con bạn ăn trong vòng ba ngày. Cái nhìn toàn cảnh về tình trạng ăn của con nhờ những phương pháp này sẽ giúp giảm bớt những lo lắng của bạn. Hơn thế nữa, việc viết nhật ký về các loại thực phẩm mà bé đã ăn cũng có thể giúp bác sĩ xác định các bệnh mà bé có thể mắc phải.

Hãy nhớ rằng thói quen ăn uống của con bạn sẽ không có khả năng thay đổi chỉ trong chớp mắt, nhưng các hành động nhỏ mà bạn thực hiện mỗi ngày có thể giúp bé xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho cả quãng thời gian sau này của bé. “Có công mài sắt có ngày nên kim.” – bé sẽ có được thói quen ăn uống lành mạnh nếu bạn bắt đầu rèn giữa từ những ngày bé còn nhỏ và những lợi ích của những gì bạn làm hôm nay sẽ còn kéo dài đến tận những năm tháng sau này khi bé đã trưởng thành.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ hay không?

(81)
Nếu bé bú bình, việc xác định lượng sữa bé uống không quá khó. Tuy nhiên, khi bú mẹ, làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ lại là một thử thách. Nếu đây là ... [xem thêm]

Những điều bố mẹ cần biết khi con bị cảm lạnh

(47)
Cảm lạnh là một bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ bị cảm lạnh tuy không mấy nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh lại ít nhiều gây ... [xem thêm]

7 thay đổi của phụ nữ sau sinh bạn nên biết

(91)
Cuộc sống phụ nữ sau sinh có thể bận rộn hơn kèm theo những thay đổi về vóc dáng và tâm sinh lý. Bên cạnh những trải nghiệm mới mẻ, bạn cũng sẽ có ... [xem thêm]

Cùng làm sáng tỏ: Ăn canh cà chua trứng có độc không?

(97)
Canh cà chua trứng là một trong những món ăn thơm ngon, đẹp mắt mà cách chế biến lại vô cùng đơn giản, nhanh chóng. Thế nhưng, một thời gian trước lại rộ ... [xem thêm]

7 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa

(85)
Mỗi khi đề cập đến vấn đề dị ứng, chúng ta thường nghĩ về việc tránh/loại bỏ các tác nhân hoặc thực phẩm gây dị ứng để phòng ngừa các phản ... [xem thêm]

Hội chứng mệt mỏi kinh niên

(88)
Định nghĩaHội chứng mệt mỏi kinh niên (suy nhược mạn tính) là bệnh gì?Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), hay còn gọi là suy nhược mạn tính, là tình trạng ... [xem thêm]

Bệnh lupus có thể gây đột quỵ không?

(42)
Bệnh lupus là gì?Bệnh lupus là một bệnh lý phức tạp có thể ảnh hưởng đến cả đàn ông và phụ nữ tuổi trưởng thành. Nó là một bệnh lý mạn tính diễn ... [xem thêm]

Công dụng của steroid: Hiểu rõ để dùng đúng

(18)
Công dụng của steroid vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Hiểu rõ về các loại steroid để sử dụng an toàn và hiệu quả là điều rất quan trọng.Với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN