11 cách trị tật mút tay cho bé hiệu quả

(3.88) - 61 đánh giá

Mẹ đang bực mình vì thói quen mút tay của bé cưng nhà mình. Mẹ muốn bé ngừng ngay thói quen này lại nhưng vẫn chưa biết cách. Nếu vậy, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Mút tay là một bản năng ăn sâu trong tiềm thức của các loài động vật có vú. Khi còn ở trong bụng mẹ, nhiều em bé đã cho sâu ngón tay vào trong miệng – có thể thấy trong rất nhiều bức ảnh siêu âm. Bên cạnh đó, mút ngón tay cái giúp làm dịu những cơn đau nướu trong giai đoạn mọc răng cũng như giúp bé bớt sợ hãi. Đa phần, thói quen này dần dần mất đi, nhưng một số trẻ vẫn “cố” duy trì nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời.

Có khoảng 18% trẻ em từ 2 đến 4 tuổi có thói quen mút tay. Tuy nhiên, bố mẹ đừng quá cứng rắn khi ép buộc bé phải ngưng thói quen này mà hãy đợi cho đến lúc bé sẵn sàng để từ bỏ.

Trị tật mút tay cho bé

1. Giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu”

Cách tốt nhất để bé ngưng mút tay chính là để bé tự nhận thức được mút tay là không tốt. Khi thấy bé mút tay thường xuyên mà mẹ không khuyên được, hãy để bé tiếp tục cho đến khi bé tìm được lý do để từ bỏ, ví dụ như mút tay bị bạn bè trêu chọc. Nếu bé đã nhận thức mút tay là thói quen không tốt thì sẽ từ bỏ một cách dễ dàng hơn.

2. Phần thưởng

Phần thưởng cũng là một cách hữu ích để giải quyết vấn đề. Ngày nào bé không mút tay, mẹ hãy đánh dấu vào lịch. Đến cuối tháng, dựa trên số ngày mà bé đã đạt được thì mẹ hãy có phần thưởng cho những cố gắng của bé nhé.

3. Biện pháp “đảo ngược”

Thay vì yêu cầu bé ngưng mút tay, mẹ hãy bắt bé cho tất cả ngón tay vào miệng cùng một lúc. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi khi mút và sẽ ngưng thói quen này lại.

4. Cho phép bé mút tay khi bé ở một mình

Nếu bé ngừng mút tay khi ở với ba mẹ hoặc ở nơi công cộng và chỉ mút tay khi ở một mình thì thói quen này sẽ không kéo dài lâu. Chỉ một thời gian thôi, bé sẽ bỏ hẳn thói quen này.

5. Phương pháp “chất lỏng nhắc nhở”

Với phương pháp này, mẹ sẽ bôi lên ngón tay một chất lỏng có vị mà bé không thích như cay, đắng chua… để ngăn không cho bé mút tay. Bố mẹ không nên xem phương pháp này là một sự trừng phạt mà hãy xem đây là cách để nhắc nhở bé đừng cho tay vào miệng.

6. Đừng cố ép bé

Bố mẹ không nên dùng hình phạt hoặc những phương pháp tiêu cực khác để trị thói quen mút tay của bé.

7. Không la bé

Nhìn thấy bé vẫn mút tay dù bố mẹ đã làm mọi cách, điều này sẽ khiến bố mẹ thất vọng. Tuy nhiên, dù có bực tức thế nào đi nữa thì ba mẹ cũng đừng la bé vì điều này chỉ khiến bé cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, thậm chí còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

8. Bắt đầu từ những điều đơn giản

Để trị thói quen này, đầu tiên mẹ hãy bắt bé ngưng mút tay ở nơi công cộng. Sau đó, khi bé đã quen, mẹ hãy tập cho bé ngưng mút tay khi ngủ. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể tăng gấp đôi phần thưởng để khuyến khích bé.

9. Đánh lạc hướng bé

Đối với nhiều trẻ, mút ngón tay là một thói quen. Khi bạn thấy con mút ngón tay, hãy đánh lạc hướng trẻ với một cái gì đó. Tốt nhất, bạn thu hút trẻ với các hoạt động đòi hỏi cả hai tay. Trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy cho bé cầm cuốn sách mà mẹ đang học cho bé hoặc cho bé cầm những món đồ chơi mà bé thích. Mẹ hãy nói với bé rằng bé không được mút tay khi ngủ do khi bé ngủ thì ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi.

10. Kiên nhẫn

Những bé có thói quen mút tay khi còn nhỏ sẽ bỏ thói quen này khi lớn lên vì lúc này, bé đã bị thu hút bởi những hoạt động khác. Đa số các bé sẽ bỏ thói quen này trước 7 tuổi.

11. Cho bé ngậm những đồ vật khác

Nếu bé còn quá nhỏ, mẹ hãy cho bé ngậm ti giả để thay thế. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

Những hạn chế khi dùng ti giả

  • Dùng ti giả sẽ làm thay đổi thói quen bú mẹ của bé. Điều này khiến cho bé bú ít hơn, dẫn đến lượng sữa tiết ra giảm.
  • Ti giả làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Ngoài ra, việc ngậm ti giả cũng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào miệng hơn.

Qua những chia sẻ trên, hẳn mẹ đã biết thêm một số cách để trị tật mút tay cho bé rồi đúng không? Để loại bỏ thói quen này, mẹ cần phải kiên nhẫn và uốn nắn bé từ từ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về tái tạo bề mặt da bằng tia laser?

(41)
Chăm sóc da luôn là vấn đề được mọi người quan tâm không chỉ ở phụ nữ mà còn ở cánh mày râu. Rất nhiều người, đặc biệt là những người gặp phải ... [xem thêm]

Cách ứng xử thông minh với câu hỏi bạn không muốn trả lời

(32)
Nếu biết cách ứng xử thông minh, bạn sẽ không còn ngại đối diện những câu hỏi tế nhị về tình yêu, hôn nhân, con cái, ngoại hình, lương bổng… Hơn ... [xem thêm]

11 dấu hiệu mang thai bé gái dễ nhận biết

(49)
Đa số những người sắp làm bố mẹ rất tò mò muốn biết giới tính của con mình vì muốn mua sắm đồ đạc, chọn tên và trang trí phòng phù hợp cho con. Thực ... [xem thêm]

Cho con chơi một mình rất quan trọng với trẻ

(14)
Cho bé chơi với bạn từ những ngày còn thơ ấu sẽ mang đến cho con không chỉ niềm vui mà còn hỗ trợ phát triển lâu dài các kỹ năng cơ bản và cần thiết. ... [xem thêm]

12 nguy cơ rạn nứt mối quan hệ với bạn đời bạn nên tránh

(96)
Dân gian ta thường nói: “Vợ chồng như đũa có đôi” quả không sai. Muốn được vậy, hai bạn phải cùng nhau chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống để gia đình ... [xem thêm]

Kinh ngạc với những công dụng “thần kì” của dầu dừa

(68)
Dầu dừa là một trong những số ít thực phẩm được mệnh danh là “siêu thực phẩm”. Loại thực phẩm này được nhiều người biết đến và sử dụng rộng ... [xem thêm]

Tại sao cần xét nghiệm công thức máu khi mang thai?

(99)
Xét nghiệm công thức máu cung cấp những thông tin quan trọng về loại và số lượng tế bào trong máu để chẩn đoán các bệnh như bệnh đa hồng cầu, thiếu ... [xem thêm]

5 bí quyết uống cà phê tốt cho sức khỏe

(13)
Con người chúng ta thường có xu hướng ăn uống theo cảm xúc và thói quen nhiều hơn là vì chất lượng dinh dưỡng. Nếu nhắc đến một loại đồ ăn hay thức ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN