Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Rối loạn thính giác

(4.2) - 100 đánh giá

Tìm hiểu chung

Rối loạn thính giác là gì?

Rối loạn thính giác, hay còn được gọi là mất thính giác, là tình trạng dần dần mất đi khả năng nghe âm thanh. Có 3 loại rối loạn thính giác tùy thuộc vào bộ phận bị ảnh hưởng:

  • Nghe kém gây ra do dây thần kinh cảm giác: xảy ra khi có sự tổn thương ở tế bào tai trong hoặc dây thần kinh thính giác. Bệnh xảy ra tự nhiên như quá trình lão hóa hoặc sau chấn thương;
  • Nghe kém do việc dẫn truyền âm: gây ra khi âm thanh bị chặn và không thể truyền từ tai ngoài vào tai trong;
  • Nghe kém hỗn hợp: xảy ra khi dây thần kinh cảm giác và dẫn truyền âm thanh kém cùng gây tổn hại thính giác.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng nào của bệnh rối loạn thính giác?

Những triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn thính giác gồm:

  • Khó khăn trong việc lắng nghe và hiểu từ ngữ, đặc biệt là ở những nơi ồn ào;
  • Khó khăn khi nghe phụ âm;
  • Thường phải hỏi người khác nhắc lại câu nói;
  • Nghe radio hoặc xem tivi với âm lượng lớn;
  • Không thể xác định được hướng âm thanh;
  • Khó khăn trong đối thoại.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ khi có những dấu hiệu sau:

  • Bạn bất ngờ mất khả năng nghe;
  • Bạn không thể hiểu toàn bộ câu chuyện trong cuộc hội thoại;
  • Bạn cảm thấy âm thanh như bị nghẹt;
  • Bạn cần phải mở âm lượng lớn khi xem tivi hoặc nghe nhạc.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn thính giác?

Nhiều nguyên nhân gây rối loạn thính giác bao gồm:

  • Tuổi tác hoặc phải chịu ảnh hưởng thường xuyên bởi tiếng ồn lớn sẽ gây tổn hại đến tế bào thính giác và tế bào thần kinh trong việc truyền tín hiệu âm thanh tới não. Một khi tín hiệu không được truyền đi hoàn chỉnh, khả năng nghe của bạn cũng bị giảm sút. Bạn sẽ nghe những tiếng như bị nghẹt và cảm thấy như đang nghe các từ đơn lẻ trong điều kiện ồn ào;
  • Ráy tai có thể chặn ống tai và chặn sóng âm thanh di chuyển;
  • Nhiễm trùng tai hoặc có xương hay khối u bất thường phát triển.
  • Âm thanh quá lớn, sự thay đổi áp suất bất ngờ hoặc thọc màng nhĩ với bất kì vật thể mà gây ảnh hưởng đến thính giác sẽ làm thủng màn nhĩ;
  • Yếu tố di truyền hoặc bệnh về gen.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn thính giác?

Rối loạn thính giác là tình trạng sức khỏe cực kì phổ biến và phần lớn ở người cao tuổi. Bạn có thể học cách kiểm soát bệnh bằng việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn thính giác?

Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ gây rối loạn thính giác, bao gồm:

  • Nghe tiếng ồn trong thời gian dài;
  • Yếu tố di truyền;
  • Làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn;
  • Sử dụng kháng sinh gentamicin hoặc các thuốc hóa học khác có thể ảnh hưởng đến tai trong. Khả năng nghe tạm thời của bạn sẽ bị tổn thương với aspirin liều cao, thuốc trị sốt rét hoặc thuốc lợi tiểu quai;
  • Một số vấn đề sức khỏe nhất định liên quan tới sốt như viêm màng não có thể ảnh hưởng tới ốc tai;
  • Tuổi tác: khi càng lớn tuổi, cấu trúc tai trong bị yếu đi gây rối loạn thính giác.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn thính giác?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng ban đầu và bạn có đang chịu ảnh hưởng của tiếng ồn lớn hay không. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về nơi ở, môi trường làm việc để tìm ra nguyên nhân khiến thính giác kém đi. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để chỉ ra chính xác phần tai bị tổn thương và điều trị đúng cách.

  • Khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ nhìn vào tai để xác định các nguyên nhân như ráy tay hoặc nhiễm trùng;
  • Xét nghiệm màn hình. Bác sĩ yêu cầu bạn bịt 1 tai lại và kiểm tra khả năng nghe cũng như phản ứng của tai với âm thanh;
  • Kiểm tra bằng âm thoa (thanh kim loại dễ rung, hình chữ U dùng tạo ra âm đơn có tần số nhất định). Bác sĩ sẽ dùng âm thoa để xác định rối loạn âm thanh và tìm ra tổn thương ở dây thần kinh hoặc bất kì phần nào của tai;
  • Kiểm tra thính lực. Bạn sẽ được đeo tai nghe và nghe nhiều khoảng âm với cao độ khác nhau. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chỉ ra một số âm thanh nhất định.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn thính giác?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn thính giác mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn những phương pháp điều trị phù hợp. Cách điều trị có thể chỉ đơn giản như loại bỏ ráy tai để tránh sự cản trở âm thanh. Nếu nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu:

  • Phẫu thuật. Điều này cần thiết khi tình trạng rối loạn thính giác trở nên nghiêm trọng và bị nhiễm trùng;
  • Dùng máy trợ thính sẽ giúp bạn nhận biết và nghe được âm thanh dễ hơn;
  • Cấy ốc tai cũng là một cách điều trị cho những trường hợp nặng để phục hồi những phần bị phá hủy ở tai trong.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những thiết bị hỗ trợ vì chúng có thể kéo theo những vấn đề ảnh hưởng đến tai, mũi và họng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn thính giác?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Bạn nên ở trong một môi trường tốt khi tham gia hội thoại, đứng đối diện với người đối thoại hoặc tắt các tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện;
  • Nếu bạn không nghe kịp từ ngữ nào, đừng ngại khi nhờ người đối diện nhắc lại rõ ràng và lớn hơn;
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ có thể giúp ích khi bạn bị rối loạn thính giác.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Sự phát sinh bệnh

(39)
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều phiền toái cho người ... [xem thêm]

Thoát vị thành bụng bẩm sinh

(32)
Tìm hiểu chungThoát vị thành bụng bẩm sinh là bệnh gì?Thoát vị thành bụng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ khi còn đang trong bụng mẹ. Một ... [xem thêm]

Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)

(55)
Tìm hiểu chungBệnh Celiac (không dung nạp gluten) là bệnh gì?Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh nhạy cảm với gluten hoặc bệnh không dung nạp gluten. Đây là một căn ... [xem thêm]

Nói lắp

(56)
Tìm hiểu chungNói lắp là bệnh gì?Nói lắp là rối loạn ngôn ngữ mà âm tiết, từ được lặp đi lặp lại hoặc kéo dài, làm gián đoạn lời nói. Những gián ... [xem thêm]
Đang tải ...

Tăng nhãn áp góc mở chính

(17)
Tìm hiểu chungTăng nhãn áp góc mở chính là bệnh gì?Tăng nhãn áp dùng để chỉ một nhóm bệnh về mắt gây thiệt hại cho các đầu dây thần kinh thị giác và ... [xem thêm]

Dị ứng thức ăn

(66)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

Ung thư bàng quang

(78)
Tìm hiểu chungUng thư bàng quang là bệnh gì?Ung thư bàng quang là một khối u ác tính xuất hiện ở bàng quang. Kích thước của khối u có thể nhỏ hoặc ... [xem thêm]

Polyp mũi

(18)
Bạn đã bao giờ bắt gặp triệu chứng nghẹt mũi kéo dài liên tục trong nhiều tuần hay thậm chí là nhiều tháng? Nếu tình trạng này xảy ra, dấu hiệu trên có ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...