Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

12 cách để sớm có con khi bị vô sinh

(3.63) - 50 đánh giá

Tìm hiểu chung

Vô sinh là bệnh gì?

Bệnh vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc dù đã quan hệ tình dục thường xuyên sau một năm hoặc 6 tháng ở phụ nữ trên 35 tuổi.

Thuật ngữ vô sinh cũng được sử dụng để chỉ tình trạng ở các phụ nữ có thể thụ thai nhưng không có khả năng mang thai tới khi sinh thai nhi.

Nguyên nhân gây vô sinh có thể do bạn hoặc bạn đời của bạn; hay do sự kết hợp của nhiều yếu tố ngăn chặn việc mang thai. May mắn thay, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả để khắc phục các nguyên nhân gây vô sinh và cải thiện đáng kể cơ hội có thai.

Những ai thường mắc phải bệnh này?

Bệnh vô sinh thường xảy ra ở những người nghiện hút thuốc và uống rượu. Ngoài ra, khả năng thụ thai ở phụ nữ trên 30 tuổi và nam giới trên 40 sẽ thấp hơn nhiều so với lứa tuổi trẻ hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh vô sinh là gì?

Dấu hiệu chính của hiếm muộn là không thể thụ thai dù đã quan hệ tình dục thường xuyên mà không sử dụng các biện pháp tránh thai trong vòng một năm.

Phụ nữ bị vô sinh có thể không có kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều. Trong khi đó, nam giới vô sinh có thể có các vấn đề nội tiết tố, chẳng hạn như thay đổi trong tốc độ tăng trưởng tóc, rối loạn chức năng cương dương, giảm ham muốn tình dục hoặc gặp các vấn đề về xuất tinh. Họ cũng có thể có tinh hoàn nhỏ hoặc bị sưng ở bìu.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Thông thường, bạn nên gặp một bác sĩ chuyên điều trị vô sinh nếu bạn và bạn đời đã cố gắng để thụ thai ít nhất một năm nhưng không thành công. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn rõ hơn nếu bạn là phụ nữ:

  • Bạn từ 35 đến 40 tuổi và đã cố gắng để thụ thai trong vòng sáu tháng hoặc lâu hơn
  • Bạn đang trên 40 tuổi
  • Bạn có kinh nguyệt không đều hoặc không có
  • Bạn từng có những vấn đề về sinh nở
  • Bạn từng được chẩn đoán là bị lạc nội mạc tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu
  • Bạn từng bị sẩy thai nhiều hơn một lần
  • Bạn đã từng điều trị ung thư trước đây.

Nếu bạn là nam giới, bạn có thể cần gặp bác sĩ khi:

  • Số lượng tinh trùng thấp hoặc các vấn đề khác về tinh trùng
  • Sưng bìu
  • Trước đây, bạn đã từng thắt ống dẫn tinh
  • Từng phẫu thuật bìu hoặc vùng bẹn
  • Tinh hoàn nhỏ hoặc gặp các vấn đề với chức năng tình dục
  • Từng bị ung thư hoặc đã từng điều trị ung thư
  • Mong muốn biết khả năng sinh sản của bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây vô sinh là gì?

Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ:

Khoảng 50-60% trường hợp vô sinh có liên quan đến các tình trạng của nữ giới. Các tình trạng này bao gồm bệnh về ống dẫn trứng, các rối loạn về buồng trứng (sự rụng trứng) và các yếu tố liên quan đến tử cung hoặc cổ tử cung. Các nguyên nhân gây vô sinh không rõ ràng khác chiếm từ 10-20%.

Những yếu tố có thể gây vô sinh ở phụ nữ bao gồm:

  • Các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt
  • Tử cung hay cổ tử cung bất thường
  • Ống dẫn trứng bị tổn thương hoặc tắc nghẽn
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Rối loạn rụng trứng
  • Suy buồng trứng sớm
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Dính vùng chậu
  • U xơ cổ tử cung
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Ung thư và quá trình điều trị.

Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới:

Khoảng 13-50% trường hợp vô sinh là do yếu tố từ nam giới như lượng tinh trùng thấp, hình dạng tinh trùng bất thường hoặc sự chuyển động bất thường tinh trùng (sự di động).

Những yếu tố có thể gây vô sinh ở nam giới bao gồm:

  • Sự bất thường trong chức năng sản xuất tinh trùng: Yếu tố này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tinh hoàn co rút, các khuyết tật di truyền, các bệnh lý như tiểu đường, quai bị, trước đây từng bị chấn thương hoặc phải phẫu thuật tinh hoàn hoặc vùng bẹn.
  • Các vấn đề trong quá trình xuất tinh, chẳng hạn như xuất tinh sớm, xuất tinh ngược, một số bệnh di truyền như bệnh xơ nang, các vấn đề về cấu trúc bộ phận sinh dục như mào tinh hoàn.
  • Tiếp xúc nhiều với một số hóa chất và chất độc như thuốc trừ sâu, bức xạ, khói thuốc lá, cần sa, rượu và steroid (bao gồm testosterone).
  • Tổn thương gây ra do ung thư và quá trình điều trị.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh này?

Bệnh vô sinh thường xảy ra ở những người nghiện hút thuốc và uống rượu. Ngoài ra, khả năng thụ thai ở phụ nữ trên 30 tuổi và nam giới trên 40 tuổi sẽ thấp hơn nhiều so với lứa tuổi trẻ hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh?

Nhiều yếu tố nguy cơ cho bệnh vô sinh ở cả nam và nữ đều giống nhau, bao gồm:

  • Độ tuổi: Khả năng sinh sản của người phụ nữ giảm dần theo tuổi tác và sự suy giảm này trở nên rõ rệt hơn ở sau tuổi 30. Vô sinh ở phụ nữ lớn tuổi có thể là do số lượng và chất lượng trứng hoặc do các vấn đề sức khỏe mà có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản. Đàn ông trên 40 tuổi có khả năng sinh sản kém hơn những người trẻ hơn.
  • Sử dụng thuốc lá: Cơ hội của một cặp vợ chồng thụ thai giảm đi nếu một trong hai người hút thuốc lá. Hút thuốc cũng làm giảm những lợi ích có thể có của điều trị vô sinh. Sẩy thai thường xuyên hơn ở những phụ nữ hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng cương dương và số lượng tinh trùng ít ở nam giới.
  • Sử dụng rượu: Đối với phụ nữ, không có ngưỡng an toàn của việc sử dụng rượu bia khi đã thụ thai hoặc mang thai. Tránh uống rượu nếu bạn đang dự định có thai vì bạn có thể không nhận ra bạn đang mang thai trong vài tuần đầu tiên. Sử dụng rượu làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, và nó cũng có thể làm cho khó khăn hơn trong việc mang thai. Đối với nam giới, việc sử dụng rượu nặng có thể làm giảm số lượng tinh trùng và khả năng vận động.
  • Thừa cân: Một lối sống ít hoạt động và béo phì có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Ngoài ra, số lượng tinh trùng của một người đàn ông và mức độ testosterone có thể bị ảnh hưởng nếu bị béo phì.
  • Thiếu cân: Phụ nữ có nguy cơ mắc các vấn đề sinh sản bao gồm: những người bị rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ, ăn theo một chế độ ăn uống hạn chế hoặc ít calo.
  • Vấn đề tập thể dục: thiếu hoặc không tập thể dục đủ góp phần gây nên béo phì và làm tăng nguy cơ vô sinh. Việc tập thể dục quá mức ở những phụ nữ không thừa cân cũng có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về rụng trứng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh vô sinh?

Các phương pháp chẩn đoán vô sinh dành cho phụ nữ:

Các phương pháp chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ tìm ra vấn đề trong quá trình rụng trứng ở phụ nữ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và sau đó tiến hành các xét nghiệm như:

Các phương pháp chẩn đoán vô sinh dành cho nam giới:

Các phương pháp chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ tìm ra vấn đề trong quá trình sản xuất tinh trùng và xuất tinh ở nam giới. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và sau đó tiến hành các xét nghiệm như:

Những phương pháp nào dùng để điều trị vô sinh?

Việc điều trị dựa trên kết quả tìm thấy của bệnh vô sinh và vượt qua chúng để có thể mang thai. Các cách này bao gồm thay đổi lối sống (như giảm hoặc tăng cân), dùng thuốc (đối với các trường hợp bệnh), các loại hormone và thuốc như clomiphene citrate để buồng trứng bắt đầu rụng trứng. Phẫu thuật (như mở ống dẫn trứng) và các phương pháp khác như bơm tinh trùng vào tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm cũng có thể được thử nghiệm.

Các phương pháp điều trị dành cho phụ nữ

Các phương pháp điều trị dành cho nam giới

Ngoài các phương pháp trên, bạn còn có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ART). Đó bao gồm tất cả các phương pháp chữa trị chứng vô sinh, trong đó cả trứng lẫn tinh trùng đều được sử dụng. Một số phương pháp thông dụng là:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh vô sinh?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

12 cách để sớm có con khi bị vô sinh

1. Canh thời điểm rụng trứng để quan hệ

Trong một số trường hợp, quan hệ không đúng thời điểm có thể là nguyên nhân khiến bạn vẫn chưa có thai. Bạn có thể sử dụng que thử rụng trứng để dự đoán thời gian tốt nhất để quan hệ tình dục.

Loại que thử này có thể biểu thị sự gia tăng nồng độ hormone trước khi buồng trứng bắt đầu phóng noãn. Bạn có thể cần phải thử lại trong vài ngày để có kết quả chính xác.

2. Uống thuốc để rụng trứng đều đặn

Nếu bạn không rụng trứng đều đặn thì bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc để điều trị. Sự lựa chọn phổ biến nhất là clomiphene. Khoảng một nửa số phụ nữ dùng thuốc này sẽ có thai, thường là trong vòng ba chu kỳ.

Tuy nhiên, do thuốc này sẽ làm bạn phóng nhiều hơn một trứng một lần nên bạn sẽ có nhiều khả năng mang thai sinh đôi hoặc nhiều hơn đấy!

3. Liệu pháp tiêm hormone

Nếu bạn không có thai sau khi dùng clomiphene khoảng 3-6 tháng, bác sĩ có thể tiêm hormone sinh sản cho bạn để kích thích rụng trứng. Có rất nhiều loại thuốc như thế này và chúng rất có hiệu quả. Khoảng một nửa số phụ nữ có sức khỏe sinh sản tốt đều mang thai khi được tiêm các hormone này.

Tuy nhiên, cũng giống như các thuốc kích thích rụng trứng khác, phụ nữ được tiêm hormone sinh sản có thể mang thai đôi hoặc nhiều hơn.

4. Phẫu thuật điều trị tắc ống dẫn trứng

Đối với một số phụ nữ, các vết sẹo có thể ngăn ngừa trứng đi xuống ống dẫn trứng. Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung hoặc nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng vùng chậu hoặc từng trải qua phẫu thuật vùng chậu. Các bác sĩ có thể phẫu thuật lấy mô sẹo ra để làm tăng tỷ lệ mang thai cho bạn.

5. Thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo là một thủ thuật phổ biến đối với nhiều trường hợp hiếm muộn. Các bác sĩ đặt tinh trùng của người đàn ông vào trong tử cung của người phụ nữ (trong thời điểm rụng trứng) mà không phải vào quả trứng.

Bạn cũng có thể cần phải dùng thuốc để kích thích cơ thể rụng trứng. Thụ tinh nhân tạo ít tốn kém và đơn giản hơn so với thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng tỷ lệ có thai thì thấp hơn nhiều.

6. Dùng tinh trùng hiến tặng

Phụ nữ có khả năng mang thai có thể chọn thụ tinh trong ống nghiệm và sử dụng tinh trùng của người hiến tặng. Bạn có thể phải cố gắng rất nhiều nhưng tỷ lệ có thai là trên 80%. Bạn và chồng mình có thể cần đi tư vấn trước để đảm bảo rằng cả hai bạn đều đã sẵn sàng để nuôi một đứa trẻ không cùng huyết thống với người cha.

7. Thụ tinh trong ống nghiệm

Lựa chọn này sẽ mang đến hy vọng cho bạn nếu các phương pháp điều trị vô sinh khác không hiệu quả. Phương pháp này sẽ trực tiếp kết hợp quả trứng và tinh trùng với nhau trong phòng thí nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt phôi đã phát triển vào trong tử cung. Cách này có thể gây khó chịu và tốn kém (trung bình chi phí cho một lần thực hiện có thể tốn 100 triệu đồng). Tuy nhiên, đây lại là phương pháp mang lại hiệu quả rất cao.

Để tăng tỷ lệ thành công, thông thường người ta sẽ chuyển từ 2 đến 4 phôi cùng một lúc. Nhưng điều này có nghĩa là người phụ nữ có thể mang thai sinh đôi, sinh ba, hoặc thậm chí sinh tư.

Đa thai có thể tăng nguy cơ sẩy thai, thiếu máu, huyết áp cao và các biến chứng khác khi mang thai. Đồng thời cũng khiến khả năng sinh non trở nên cao hơn. Vì thế bạn và chồng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp này nhé.

8. Thụ tinh trong ống nghiệm dùng trứng được hiến

Những phụ nữ trên 40 tuổi có chất lượng trứng kém, hoặc chưa thành công với chu kỳ trước đó có thể xem xét dùng trứng hiến tặng. Quá trình này sẽ kết hợp tinh trùng của người đàn ông với trứng được hiến tặng. Nếu quá trình này thành công, người phụ nữ sẽ mang thai và đứa trẻ là con ruột của chồng mình nhưng không cùng dòng máu với mình.

9. Thụ tinh trong ống nghiệm dùng phôi nang

Đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bình thường, bác sĩ sẽ đưa phôi vào trong tử cung khi tế bào phôi đã nhân lên 2-8 lần. Nhưng ở cách thụ tinh ống nghiệm dùng phôi nang, phôi sẽ được phát triển trong vòng 5 ngày trước, bác sĩ gọi phôi này là phôi nang. Sau đó các bác sĩ sẽ chọn một hoặc hai phôi nang khỏe mạnh để đưa vào tử cung của người phụ nữ. Điều này loại bỏ khả năng sinh ba và vẫn giữ được tỷ lệ thành công cao.

10. Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)

ICSI là phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng để làm trứng thụ tinh thành phôi. Phương pháp này được thực hiện trong phòng thí nghiệm và phù hợp với những trường hợp tinh trùng của người đàn ông kém chất lượng hoặc người phụ nữ từng thụ thai nhưng không thành công trước đó. Khi trứng thụ tinh đã sẵn sàng, tinh trùng sẽ đi vào tử cung của người phụ nữ thông qua quá trình thụ tinh ống nghiệm bình thường.

11. Dùng phôi được hiến

Nếu bạn vẫn chưa thành công với thụ tinh ống nghiệm hoặc muốn sử dụng phương pháp ít tốn kém hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng phôi được hiến tặng.

Phôi được hiến là phôi đã được thụ tinh của các cặp vợ chồng đã hoàn thành quá trình thụ tinh. Phương pháp này tốn ít chi phí hơn so với thụ tinh trong ống nghiệm hoặc dùng trứng được hiến. Tuy nhiên, em bé sẽ không phải là con ruột của cả hai vợ chồng.

12. Mang thai hộ

Mang thai hộ được hiểu là một người phụ nữ này mang thai cho một cặp vợ chồng khác trên cơ sở lấy trứng (noãn) của người vợ và tinh trùng của người chồng bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phát triển thành phôi. Phôi này được cấy trở lại dạ con của người phụ nữ mang thai hộ.

Sau khi sinh, người phụ nữ này phải trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Về mặt sinh học, mang thai hộ không có sự di truyền giữa người phụ nữ mang thai và đứa trẻ, đứa trẻ sẽ mang gene của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, là máu mủ, ruột thịt, là huyết thống của cặp vợ chồng nhờ mang thai.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Có nên uống thực phẩm chức năng giảm cân?

(66)
Thực phẩm chức năng giảm cân chứa thành phần chủ yếu là các thảo dược và hóa chất có những cơ chế khác nhau trong việc giảm béo. Có hàng trăm loại ... [xem thêm]

Bệnh teo não ở trẻ em và những nguyên nhân bạn ít ngờ tới

(27)
Bệnh teo não ở trẻ em có thể xảy ra từ khi đứa bé còn trong bụng mẹ hoặc khi sinh ra bị nhiều yếu tố tác động. Teo não là hội chứng mô não bị co rút ... [xem thêm]

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa đái tháo đường và biến chứng tim mạch

(90)
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tìm hiểu kỹ để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường được ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên biết gì về tình trạng chuyển dạ nhanh?

(78)
Một số yếu tố dẫn đến việc chuyển dạ nhanh bao gồm trẻ sơ sinh có thân hình nhỏ hơn, tử cung co bóp mạnh, đã từng chuyển dạ nhanh ở lần mang thai ... [xem thêm]
Đang tải ...

Làm thế nào để vừa nấu ăn cho con vừa làm đẹp cho mẹ?

(35)
Với những nguyên liệu thích hợp như bơ, chuối, sữa chua, bạn có thể vừa nấu ăn cho con cũng như vừa chăm sóc cho làn da của mình.Bạn nghĩ mình bận bịu ... [xem thêm]

Mụn đỏ sưng tấy: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

(52)
Nỗi ám ảnh của con gái chính là khi thức dậy, phát hoảng với những nốt mụn “vô tình ghé chơi”. Còn gì buồn lòng hơn là các loại mụn đỏ sưng tấy, ... [xem thêm]

Bạn sẽ muốn đắp mặt nạ ngay vì những công dụng tuyệt vời sau

(41)
Đắp mặt nạ là bước chăm sóc da không thể thiếu của phái đẹp giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da, làm trắng và ngăn ngừa nếp nhăn. Hãy cùng ... [xem thêm]

Phân biệt thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm

(19)
Thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm đều là những bệnh lý liên quan đến xương khớp có thể gây ra những cơn đau khiến bạn cảm thấy khó khăn khi vận ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...