5 điều bạn cần biết về yoga cho thoát vị đĩa đệm

(3.71) - 14 đánh giá

Thoát vị đĩa đệm đang dần trở thành một căn bệnh gây nguy hiểm và tổn thương đến cột sống của người bệnh. Vậy chúng ta sẽ mất thời gian bao lâu để hồi phục nếu điều trị kịp thời? Trong bài viết sau, Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn 4 điều cần biết về thời gian điều trị của căn bệnh này. Hãy tham khảo để chuẩn bị tinh thần cho mình trước khi bắt đầu vào công cuộc điều trị bạn nhé.

Khi bạn xem xét tiến hành điều trị hội chứng đĩa đệm thì thời gian là một yếu tố quan trọng cần chú ý. Mặc dù bạn có thể chờ đến vài tháng để nhận thấy sự cải thiện, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn biết rõ chúng có thể sẽ mất bao nhiêu lâu. Ba điều sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn theo dõi tiến trình điều trị.

1. Thời gian chữa trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Bạn có thể có những triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác với những người khác. Điều này là do cơ địa của mỗi người khác nhau. Cùng một căn bệnh, bạn sẽ phát triển rất nhiều triệu chứng khác, tuy nhiên ví dụ như mẹ của bạn mắc bệnh, bà ấy có thể có những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Cùng một phương pháp chữa trị, bạn có thể không nhận thấy sự cải thiện nhưng bạn của bạn lại nhanh chóng khỏe lại.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm của bạn và thiết kế chương trình điều trị phù hợp cho bạn. Quá trình này có thể mất từ vài ngày đến vài năm để nhận được kết quả.

2. Phương pháp chữa trị không xâm lấn có thể cần nhiều thời gian hơn

Thoát vị đĩa đệm có thể cải thiện trong vòng 2 tuần mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, chữa trị phù hợp có thể giúp bệnh nhanh khỏi và giảm cơn đau cũng như sự khó chịu do hội chứng này gây ra.

Một vài lựa chọn chữa trị không phẫu thuật bao gồm dược phẩm, tập thể dục, nắn chỉnh xương, vật lý trị liệu, trị liệu nóng hay lạnh, châm cứu, liệu pháp ánh sáng và siêu âm. Những phương pháp chữa trị không xâm lấn thường được áp dụng để giảm các triệu chứng đau và phục hồi lại các chức năng vật lý.

Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thử các phương pháp chữa trị không xâm lấn ít nhất khoảng 6 tháng trước khi xem xét phẫu thuật. Thời gian chữa trị còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị không xâm lấn mà bạn chọn. Chẳng hạn, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi chích, hay một vài ngày sau khi uống thuốc. Nếu bạn chọn liệu pháp nóng hay lạnh, cơn đau có thể sẽ giảm trong khoảng 20 đến 30 phút. Tập thể dục và vật lý trị liệu có thể kéo dài hơn (2 đến 6 tuần). Đối với châm cứu, số lần thực hiện sẽ do chuyên viên châm cứu quyết định. Một lần kéo dài 15 đến 30 phút và liệu pháp sẽ kéo dài khoảng 2 tháng hay nhiều hơn.

3. Thời gian thực hiện phẫu thuật

Có rất nhiều loại phẫu thuật khác nhau. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh trước khi quyết định cách chữa hội chứng bằng phương pháp phẫu thuật. Nếu bạn không phù hợp với phương pháp không xâm lấn, cơn đau của bạn kéo dài hơn 6 tuần, hay nếu bạn không thực hiện được các công việc hằng ngày, bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Trong suốt quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ điều chỉnh hay thay thế đĩa đệm bị ảnh hưởng.

Phẫu thuật quá phức tạp sẽ cần thời gian dài hơn. Phẫu thuật mở thường chiếm thời gian hơn phẫu thuật xâm lấn nhỏ. Vết thương và đĩa đệm cần thời gian để hồi phục. Sau phẫu thuật mở, bạn cần nằm lại bệnh viện trong vài ngày. Sau đó, bạn cần dành 4 đến 6 tuần để hồi phục. Phẫu thuật xâm lấn nhỏ có thể chỉ cần một ngày ở lại bệnh viện hay bạn có thể về nhà vài tiếng sau đó. Bạn nên ở nhà cho đến 6 tuần sau để phục hồi hoàn toàn.

4. Hỏi bác sĩ về thời gian chữa trị

Trước khi chữa trị, bạn có thể hỏi bác sĩ về thời gian chữa trị. Và hãy nhớ kiểm tra tình trạng bệnh thường xuyên để đảm bảo phương pháp đang hoạt động hiệu quả.

Có thể có người bị bệnh tương tự bạn nhưng hồi phục nhanh hơn bạn, bạn cũng đừng lo lắng vì mỗi người có phản ứng với phương pháp khác nhau. Phương pháp của bạn chiếm nhiều thời gian hơn những người khác không có nghĩa chúng không hoạt động hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây đau. Thời gian chữa trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng cá nhân và phương pháp điều trị. Bạn có thể xem xét trị liệu thần kinh cột sống bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống, đưa các khớp về lại vị trí vốn có… Bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám để tham khảo thêm về thời gian và những phương pháp điều trị thích hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau cơ không nghiêm trọng nhưng cần biết cách trị

(92)
Có nhiều cách để điều trị đau cơ. Chứng đau cơ của bạn có thể do chấn thương, vận động quá mức hay do những rối loạn trong hệ cơ xương khớp. Thay ... [xem thêm]

4 bí quyết giúp các cặp đôi tận hưởng chuyện ấy trong kỳ nghỉ Tết

(91)
Vui chơi, ăn uống thỏa thích dễ dẫn đến việc bị tăng cân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 10 cách đơn giản hóa giải chứng tăng cân trong ngày ... [xem thêm]

Điểm mặt 10 thói quen xấu gây thâm mắt

(92)
Vùng da quanh mắt rất mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị lão hóa và tổn thương. Một loạt các yếu tố như: thay đổi nội tiết tố, các vấn đề liên ... [xem thêm]

Hỏi và đáp về bệnh vảy nến

(10)
Vảy nến là một bệnh mãn tính do hệ miễn dịch gây ra và thường có triệu chứng đau đớn, viêm các mảng da. Bệnh vảy nến khác nhau ở từng người về mức ... [xem thêm]

Cách dùng toner chăm sóc da hiệu quả

(41)
Các bạn nữ hẳn đã có đôi lần nghe nói về toner[*], một món mỹ phẩm tẩy trang và chăm sóc da vô cùng cần thiết trong tủ đồ con gái. Hôm nay cùng Chúng tôi ... [xem thêm]

Điều trị viêm khớp cổ chân không cần dùng thuốc: Bạn đã biết?

(79)
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý cơ xương khớp thường xuất hiện ở người cao tuổi và người trẻ tuổi vận động, chơi thể thao nhiều. Đa số mọi người ... [xem thêm]

10 thực phẩm bạn nên ăn trong những ngày “đèn đỏ”

(65)
Là phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, hẳn bạn luôn cảm thấy những ngày hành kinh không hề dễ chịu. Các triệu chứng do hành kinh như thay đổi tâm trạng ... [xem thêm]

Lợi ích của quả lý gai với phụ nữ trong thai kỳ

(76)
Quả lý gai còn khá mới lạ với nhiều phụ nữ Việt Nam, nhưng lợi ích mà chúng mang lại thì rất lớn nên bạn đừng bỏ qua loại quả đặc biệt này nhé.Quả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN