5 khó khăn trong quá trình điều trị cơ xương khớp bạn nên biết

(4.14) - 23 đánh giá

Quá trình điều trị bệnh cơ xương khớp phức tạp đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và bác sĩ có lộ trình phù hợp. Thực tế, nhiều người lại gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị cơ xương khớp bởi vì phát hiện bệnh quá muộn.

Bệnh cơ xương khớp hay viêm khớp là một tình trạng bệnh lý viêm mãn tính của một hoặc nhiều khớp trong cơ thể. Ở những người bị viêm khớp, sụn ở một hoặc nhiều khớp bị suy giảm theo thời gian.

Sụn là một loại chất dẻo có tác dụng bảo vệ đầu xương và cho phép khớp dễ dàng di chuyển. Khi sụn bị thoái hóa, các bề mặt nhẵn của các xương ở khớp trở nên cứng nhắc và thô ráp. Điều này gây đau ở khớp và có thể kích thích các mô xung quanh bị viêm. Theo thời gian, sụn có thể biến mất hoàn toàn. Xương trong khớp chà xát với nhau có thể gây đau dữ dội cho người bệnh.

Để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn, bạn nên lưu ý những khó khăn phổ biến sau đây khi điều trị bệnh cơ xương khớp nhé.

1. Phát hiện bệnh quá muộn

Phần lớn người bệnh không nhận biết được các nguy cơ mắc bệnh cho đến khi gặp phải những triệu chứng rõ ràng. Chính điều này khiến cho việc điều trị cơ xương khớp trở nên khó khăn vì phát hiện bệnh quá muộn.

Vì thế, bạn nên lưu ý đến các nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp sau đây để có thể phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt:

• Tuổi tác: Thông thường đa số người lớn tuổi hay mắc phải bệnh cơ xương khớp.

• Chấn thương: Những người đã bị thương một khớp có nhiều khả năng phát triển viêm khớp đó trong tương lai.

• Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên trên cơ thể làm tăng nguy cơ viêm khớp.

• Ngành nghề: Những vận động viên thể thao hoặc người làm các ngành nghề đòi hỏi phải vận động nhiều.

• Tư thế: Ngồi hoặc đứng không đúng tư thế có thể làm căng khớp. Qua đó có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp.

• Gia đình: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em của bạn có viêm khớp, bạn có nhiều khả năng là sẽ bị viêm xương khớp.

• Bệnh lý khác: Một số bệnh lý liên quan đến viêm khớp như chứng teo xương, bệnh Paget của xương, bệnh tiểu đường, bệnh gout, sa tuyến giáp…

2. Khó kiểm soát yếu tố gây triệu chứng

Khi điều trị cơ xương khớp, có những yếu tố gây triệu chứng đau rất khó kiểm soát như sau:

• Thiếu hoạt động: Sự thiếu hoạt động khi ngủ có thể giải thích một phần lý do tại sao đau do viêm khớp thường tồi tệ hơn khi thức dậy.

• Thời tiết thay đổi: Những thay đổi về thời tiết có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp. Những người bị viêm khớp thường đặc biệt nhạy cảm với thời tiết lạnh và ẩm ướt.

3. Cách điều trị bệnh khá phức tạp

Nhằm mục đích giảm nhẹ và kiểm soát cơn đau, bạn cần có sự phối hợp của nhiều liệu pháp điều trị cơ xương khớp khác nhau:

  • Liệu pháp RICE
  • Châm cứu và bấm huyệt
  • Trị liệu thần kinh cột sống
  • Liệu pháp massage trị liệu
  • Liệu pháp thao tác nắn xương
  • Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
  • Tập thể dục tăng cường sức mạnh cơ
  • Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như thuốc có hoạt chất ibuprofen… theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhiều bệnh nhân tự ý thực hiện cách điều trị cơ xương khớp tại nhà như châm cứu, bấm huyệt, nắn xương… hay mua thuốc giảm đau mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này khiến quá trình điều trị cơ xương khớp càng trở nên khó khăn hơn khi không có sự phối hợp đúng chỉ định của bác sĩ.

4. Không tuân theo các chỉ định điều trị

Sau đây là những sai lầm lớn nhất khiến rất nhiều bệnh nhân gặp khó khăn khi không tuân thủ chỉ định điều trị cơ xương khớp:

  • Ngưng uống thuốc khi hết đau
  • Tự ý dùng thuốc liều cao khi giảm đau
  • Bỏ ngang quá trình điều trị vì thiếu kiên nhẫn

5. Gặp phải biến chứng do điều trị muộn

Một hậu quả của việc điều trị cơ xương khớp muộn là bệnh nhân có nguy cơ gặp nhiều biến chứng như: tăng cân, vôi hóa sụn khớp, hoại tử xương, chảy máu hoặc nhiễm trùng, trầm cảm….

Bệnh cơ xương khớp nếu không được chữa trị đúng chỉ định của bác sĩ thì có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Mặc dù tử vong do viêm khớp là khá hiếm, nhưng đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật ở người lớn tuổi.

Điều quan trọng là bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tùy theo tình trạng bệnh, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật thay khớp, cũng như thuốc giảm đau và thay đổi lối sống.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phẫu thuật cắt túi mật có nguy hiểm không?

(19)
Thông thường, phẫu thuật cắt túi mật không nguy hiểm, nhưng nhiều người thường lo sợ phẫu thuật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.Cắt túi ... [xem thêm]

Bệnh về da liên quan đến nghề nghiệp

(68)
Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp ... [xem thêm]

11 dụng cụ bảo vệ sức khỏe bạn không nên xem nhẹ

(46)
Có những dụng cụ bảo vệ sức khỏe tưởng chừng như rất đơn giản lại có thể giúp bạn tránh khỏi những chấn thương không cần thiết. Có rất nhiều ... [xem thêm]

Cách điều trị vết ong đốt (Phần 1)

(95)
Vết thương khi bạn bị ong đốt thường sẽ sưng tấy và đau. Dưới đây là 9 biện pháp tự nhiên giúp làm dịu vết sưng, giảm đau đồng thời trung hòa nọc ... [xem thêm]

Tác hại của việc hấp thu quá nhiều nghệ vào cơ thể

(18)
Củ nghệ là một loại gia vị có màu vàng được dùng nhiều trong các món ăn Ấn Độ và có nguồn gốc từ phía nam châu Á. Tuy nhiên, việc hấp thụ curcumin hay ... [xem thêm]

Giúp bạn bỏ túi một số cách chọn gọng kính cận đẹp

(10)
Ngày nay, một chiếc kính cận không chỉ giúp cải thiện tầm nhìn mà còn tôn lên vẻ bề ngoài của người dùng. Yếu tố hàng đầu mà bạn nên lưu tâm khi tìm ... [xem thêm]

Kiêng cữ khi mang thai: Những điều nên và không nên làm

(34)
Kiêng cữ khi mang thai là điều mà mọi mẹ bầu cần phải thực hiện. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều hiểu rõ những việc nên và không nên làm khi ... [xem thêm]

Người lớn cần tiêm vaccine Tdap để phòng bệnh ho gà

(92)
Vaccine Tdap là một mũi tiêm phối hợp để bảo vệ người lớn chống lại 3 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván.Ngày nay, bệnh uốn ván và bạch hầu rất hiếm khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN