5 loại thuốc tiêu chảy hiệu quả dùng trong bệnh Crohn

(3.94) - 53 đánh giá

Trong bệnh Crohn, tiêu chảy là một triệu chứng rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị, bạn có thể mắc các biến chứng nghiêm trọng. Có rất nhiều cách điều trị tiêu chảy liên quan đến bệnh Crohn, bao gồm thuốc tiêu chảy và biện pháp tại nhà. Dù áp dụng phương pháp điều trị nào, bạn cũng nên thường xuyên đến gặp bác sĩ để được theo dõi bệnh.

Crohn là một loại bệnh viêm ruột gây sưng phồng trong đường tiêu hóa. Nguyên nhân chính xác gây bệnh Crohn không được biết rõ. Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng hệ thống miễn dịch có thể liên quan đến sự phát triển của tình trạng này. Hệ thống miễn dịch có trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây bệnh và nhiễm trùng. Khi cơ thể cố gắng chống lại những kẻ xâm lược có hại, đường tiêu hóa trở nên viêm. Thông thường, tình trạng viêm này sẽ biến mất khi bệnh qua đi.

Ở những người bị bệnh Crohn, đường tiêu hóa có thể bị viêm ngay cả khi không còn nhiễm trùng nữa. Tình trạng viêm thường xuyên dẫn đến một loạt các triệu chứng, bao gồm đau bụng, mệt mỏi và tiêu chảy.

Tiêu chảy có thể là một trong những triệu chứng đáng lo ngại hơn và khó chịu của bệnh Crohn. Tiêu chảy thường tấn công vào những thời điểm bất tiện nhất, nó có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và cuối cùng gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể giúp kiểm soát tiêu chảy liên quan đến bệnh Crohn. Dưới đây là năm loại thuốc tiêu chảy phổ biến nhất.

Loperamide

Loperamide là một trong những loại thuốc tiêu chảy nổi tiếng nhất, có tác dụng làm chậm lại quá trình tiêu hóa trong ruột, cho phép thực phẩm lưu lại trong hệ thống tiêu hóa một thời gian dài hơn. Điều này cho phép cơ thể hấp thụ tốt hơn các thực phẩm bạn ăn, làm giảm số lượng các nhu động ruột bạn có mỗi ngày.

Loperamide là một thuốc uống thường chỉ được sử dụng sau một đợt tiêu chảy. Khi tiêu chảy xảy ra với tần xuất liên tục, bác sĩ có thể kê toa thuốc này một cách thường xuyên. Trong trường hợp này, thuốc cần được uống ít nhất 1 lần mỗi ngày. Các dạng không cần toa phổ biến của loại thuốc này bao gồm Imodium và Diamode. Các tác dụng phụ có thể bao gồm khô miệng, buồn ngủ và táo bón.

Diphenoxylate

Diphenoxylate cũng có tác dụng tương tự như Loperamide. Thuốc này có tác dụng làm chậm hoạt động của ruột, do đó giảm bớt tần suất tiêu chảy. Diphenoxylate là dạng thuốc uống có thể tăng liều lên 4 lần mỗi ngày. Vì thuốc này có thể gây nghiện, nên bác sĩ sẽ kê toa Diphenoxylate để điều trị trong thời gian ngắn.

Các triệu chứng thường được cải thiện trong vòng 2 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Tên thương mại cho loại thuốc có chứa Diphenoxylate bao gồm Lomocot và Lomotil. Các tác dụng phụ của thuốc Diphenoxylate bao gồm đầy hơi và táo bón.

Cholestyramin

Cholestyramin giúp ngăn ngừa tiêu chảy ở những người bị bệnh Crohn với cơ chế điều chỉnh lượng axit mật trong cơ thể. Thuốc này thường được kê toa nếu bạn đã có một phần của ruột non bị cắt bỏ với thủ thuật cắt bỏ hồi tràng. Thuốc có dạng bột, bạn có thể uống thuốc này bằng cách pha loãng với nước hoặc trộn với một loại thức ăn nào đó. Trong hầu hết các trường hợp, liều lượng dùng thuốc thường là 3 lần mỗi ngày. Các biệt dược của nhóm thuốc cholestyramine thường hay được kê đơn nhất bao gồm Prevalite và Questran. Những người dùng loại thuốc này có thể bị táo bón.

Codein Sunfat

Codein thường được kê toa để giảm đau. Uống một viên thuốc Codein Sulfate có thể ngăn ngừa tiêu chảy. Codein Sulfate có thể gây nghiện khi sử dụng hàng ngày, vì vậy thuốc thường được kê toa sử dụng ngắn hạn cho các trường hợp tiêu chảy nặng.

Một số người bị bệnh Crohn thấy nhẹ nhõm khi sử dụng dạng kết hợp Tylenol với Codein. Toa thuốc này có sẵn ở dạng viên nén và dạng lỏng. Các tác dụng phụ của cả hai Codein Sulfate và dạng kết hợp Tylenol với Codein có thể bao gồm buồn ngủ, khô miệng và táo bón.

Pepto-Bismol

Pepto-Bismol là một thuốc kháng axit và cũng là loại thuốc có tác dụng chống viêm. Thuốc có chứa thành phần hoạt tính gọi là bismuth subsalicylate, có tác dụng bao bọc các mô bị kích thích ở dạ dày và ruột. Điều này giúp giảm viêm và giảm kích ứng.

Pepto-Bismol có ở dạng chất lỏng, viên nén nhai và viên nén. Trong khi Pepto-Bismol rất có hiệu quả đối với các trường hợp bị tiêu chảy tạm thời, các trường hợp bị tiêu chảy mãn tính cần sử dụng loại thuốc khác mạnh hơn.

Các tác dụng phụ của Pepto-Bismol bao gồm lưỡi bị sạm màu tạm thời và táo bón. Trẻ em có nhiều khả năng xuất hiện các tác dụng phụ này. Trẻ em phục hồi từ bệnh cúm hoặc thủy đậu không nên dùng Pepto-Bismol do thuốc này có thể liên quan đến hội chứng Reye.

Các biện pháp tự nhiên

Bên cạnh thuốc tiêu chảy, các biện pháp tự nhiên có thể giúp giảm tiêu chảy liên quan đến bệnh Crohn. Những phương pháp điều trị này bao gồm:

  • Than
  • Trà dâu đen
  • Trà gừng
  • Bột ớt ở dạng viên nang

Bạn cũng nên tránh các loại sau:

  • Các sản phẩm từ sữa
  • Cồn
  • Đồ uống có ga
  • Đồ uống có chứa caffeine
  • Các loại thực phẩm chiên rán
  • Các loại thực phẩm béo ngậy

Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ một số loại trái cây và rau quả có thể tạo ra nhiều khí quá mức, bao gồm:

  • Bông cải xanh
  • Các loại đậu
  • Đậu Hà Lan
  • Bắp
  • Cải xoăn
  • Mận khô
  • Đậu gà (chickpea)

Các loại thức ăn đơn giản mà bạn có thể ăn bao gồm:

  • Bánh mì
  • Gạo
  • Trứng
  • Thịt gà không da

Trong những đợt tiêu chảy, điều rất quan trọng là phải uống thật nhiều nước. Tiêu chảy có thể gây mất nước, nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Uống nhiều nước giúp đảm bảo cơ thể luôn ở tình trạng đủ nước.

Cho dù là loại điều trị nào, bạn nên thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ. Bác sĩ cần theo dõi sự tiến triển của bạn khi bắt đầu điều trị các triệu chứng của bệnh Crohn để đảm bảo việc điều trị không ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguyên nhân nào làm bạn bị ợ nóng?

(34)
Nguyên nhân nào khiến bạn bị ợ nóng có thể là một câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta muốn tìm ra câu trả lời. Trong bài viết dưới đây, bạn có ... [xem thêm]

Bạn cần lưu ý gì về chăm sóc sau phẫu thuật ghép gan?

(20)
Bạn có biết rằng việc chăm sóc sau phẫu thuật ghép gan cũng quan trọng không kém. Những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp ... [xem thêm]

8 sự thật thú vị về núm vú có thể bạn chưa biết

(95)
Ngoài hai chức năng chính cho bé bú và là vùng nhạy cảm kích thích khoái cảm, núm vú còn là cả một kho tàng bí mật về sức khỏe mà bạn nên biết.Cơ thể ... [xem thêm]

Giảm viêm khớp gối nhờ bài tập thích hợp, bạn đã biết?

(32)
Tình trạng sưng, viêm khớp gối rất phổ biến với nhiều đối tượng, đặc biệt là người lớn tuổi và người thường xuyên vận động mạnh.Sưng và viêm ... [xem thêm]

Cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ tại nhà hiệu quả

(48)
Tình trạng đau bụng khiến con yêu luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điều này có thể làm trẻ biếng ăn dẫn đến chậm lớn. Bố mẹ hãy cùng Chúng tôi tham ... [xem thêm]

Những món ăn khiến tinh trùng “kêu cứu”

(83)
Nếu bạn đang lo lắng rằng chất lượng tinh trùng xấu là nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố tác ... [xem thêm]

Tiêu đen và những lợi ích sức khỏe nó mang lại cho bạn

(34)
Tác dụngTiêu trắng dùng để làm gì?Hạt tiêu trắng có ở các nước châu Á nhiệt đới. Tiêu đen và tiêu trắng đều đến từ cùng một cây, nhưng quy trình ... [xem thêm]

Làm sao khi con chửi thề và nói tục?

(64)
Bé tập đi trong độ tuổi từ 1–3 sẽ thích làm theo người khác. Vậy nên bố mẹ cần tránh nói những lời nói tục, chửi thề trước mặt con.Con ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN