5 loại vitamin giúp giảm táo bón hiệu quả

(3.78) - 87 đánh giá

Táo bón xuất hiện khi bạn không đi đại tiện đều đặn hay đường truyền phân có vấn đề. Nếu bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần 1 tuần, bạn có thể bị táo bón.

Các triệu chứng táo bón khác bao gồm:

  • Đau thắt dạ dày
  • Cần ấn tay vào bụng khi đi đại tiện
  • Cần phải dùng tay để đưa phân ra khỏi trực tràng

Nếu bạn bị táo bón trong nhiều tuần hay lâu hơn thì đó gọi là táo bón mạn tính.

Nguyên nhân táo bón

Các yếu tố từ lối sống có thể gây táo bón, chẳng hạn khi bạn:

  • Ăn không đủ chất xơ
  • Uống không đủ nước
  • Không tập luyện đầy đủ
  • Không hoạt động theo thói quen, chẳng hạn như đi du lịch
  • Cảm thấy căng thẳng

Chữa trị táo bón

Trong nhiều trường hợp, có thể chữa trị táo bón do thay đổi lối sống bằng các phương pháp tại nhà. Chẳng hạn uống nhiều nước, ăn đủ chất xơ và luyện tập đều đặn.

Các loại vitamin cũng giúp giảm táo bón. Chúng giúp phân mềm hơn. Nếu bạn uống vitamin hằng ngày thì không nên uống thêm nhiều nữa. Tuy nhiên, nếu bạn không dùng, hãy thêm chúng vào chế độ ăn hằng ngày của bạn nhé.

Các loại vitamin chữa trị táo bón

Những loại vitamin này giúp giảm táo bón hiệu quả.

  • Vitamin C

  • Vitamin C là loại vitamin hòa tan trong nước. Vitamin không hòa tan có tác dụng thẩm thấu vào ống tiêu hóa của bạn. Chúng đưa nước vào ruột, giúp làm mềm phân của bạn.

    Tuy nhiên, dùng quá nhiều vitamin sẽ có hại, gây nôn mửa, tiêu chảy và co thắt bao tử. Ngoài ra, vitamin C khiến bạn hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm. Đây là tác dụng phụ làm chứng táo bón tệ hơn.

  • Vitamin B5

  • Vitamin B5 là chất tan trong nước. Một nghiên cứu cho rằng chất dẫn xuất của vitamin B5 gọi là dexpanthenol làm dịu chứng táo bón. Nó kích thích các cơ co giãn trong hệ tiêu hóa, giúp phân di chuyển dễ dàng.

  • Axit folic

  • Axit folic hay còn gọi là folate hay vitamin B9. Chúng giúp làm dịu chứng táo bón bằng cách kích thích chất nền của axit tiêu hóa. Nếu mức axit tiêu hóa thấp, dùng chúng sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa và giúp phân dễ di chuyển hơn.

    Hãy ăn các thực phẩm giàu folate thay vì các loại thực phẩm bổ sung axit folate. Thực phẩm giàu folate cũng giàu chất xơ, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, bao gồm:

    • Rau bó xôi
    • Đậu trắng
    • Ngũ cốc
    • Gạo lứt
  • Vitamin B12

  • Thiếu vitamin B12 có thể gây táo bón. Nếu chứng táo bón do mức độ B12 thấp, hãy bổ sung chúng trong thực đơn hằng ngày để giảm táo bón.

    Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 hơn dùng thực phẩm bổ sung. Các loại thực phẩm bao gồm:

    • Gan bò
    • Cá hồi
    • Cá ngừ
  • Vitamin B1

  • Vitamin B1 hay thiamine giúp tiêu hóa tốt. Khi mức thiamine thấp, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém. Điều này gây táo bón. Vì vậy, bạn nên bổ sung vitamin B1 vào thực đơn hằng ngày.

    Tác dụng phụ

    Một vài vitamin có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt khi kết hợp nhiều loại với nhau. Một số vitamin có thể làm một số bệnh nghiêm trọng hơn. Hãy nói với bác sĩ trước khi dùng vitamin để giảm táo bón. Hãy nói với họ nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào.

    Ngăn ngừa

    Bạn hãy làm theo những mẹo sau để giảm táo bón:

    • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như đậu, ngũ cốc, trái cây và rau củ
    • Uống đủ nước
    • Tập thể dục thường xuyên để kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng đi đại tiện
    • Giảm căng thẳng

    Một lối sống lành mạnh giúp bạn ngăn ngừa và chữa trị các trường hợp táo bón. Nếu bạn bị táo bón hơn một tuần và không thuyên giảm sau khi thay đổi thói quen sống, hãy đến khám bác sĩ.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tim đập nhanh sau khi ăn: Khi nào cần lo?

    (51)
    Hiện tượng tim đập nhanh nên được chú ý khi bạn có cảm giác tim đang bỏ lỡ một nhịp hoặc tăng số lần đập nhiều hơn bình thường.Không phải lúc nào ... [xem thêm]

    Công dụng của vỏ bưởi: Không chỉ dùng để ngửi

    (73)
    Theo các chuyên gia, công dụng của vỏ bưởi rất đa dạng và có thể ứng dụng vào trong nhiều mục đích khác nhau, như làm tinh dầu, dưỡng tóc.Bài viết sau, ... [xem thêm]

    Bạn có biết cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

    (73)
    Phổi tắc nghẽn mạn tính là một căn bệnh nguy hiểm, dễ gây tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ... [xem thêm]

    Triệu chứng viêm gan B và những điều bạn nên biết

    (39)
    Thông thường, mọi người sẽ dựa vào sự hiện diện của các triệu chứng viêm gan B để nhận biết liệu bản thân có đang bị bệnh hay không. Tuy nhiên, thực ... [xem thêm]

    Bạn nên chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

    (62)
    Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi không khó khi bạn biết cách. Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu biết nói bập bẹ và mọc răng sữa. Lúc này bạn cần có chế độ ... [xem thêm]

    Phòng tránh đầu bẹt ở trẻ sơ sinh để bé có đầu tròn và đẹp

    (85)
    Bạn đã từng nghe hội chứng đầu bẹt chưa? Bẹt đầu, méo đầu rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu cha mẹ không đặt bé nằm ngủ đúng cách. Hãy trang bị ... [xem thêm]

    Giải pháp mới giúp điều trị đau đầu gối ở người lớn tuổi

    (21)
    Đau đầu gối ở người lớn tuổi là tình trạng rất phổ biến. Cơn đau ngăn cản bố mẹ hay người thân của bạn tận hưởng cuộc sống tuổi già? Bạn đã ... [xem thêm]

    Lưu lại ngay 5 tuyệt chiêu dạy con không lười biếng

    (88)
    Làm cha mẹ, chẳng ai mà không muốn con cái học hành chăm chỉ, thi đâu đỗ đấy và thành công trong mọi lĩnh vực. Vì quá kỳ vọng nên không ít phụ huynh đã ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN