5 mẹo đơn giản để bé không cắn bạn nữa

(4) - 94 đánh giá

Bạn thường xuyên bị bé cắn và rất khó chịu, đau đớn vì điều này. Hãy tìm hiểu lý do và khắc phục để bé không cắn nữa nhé.

Thích cắn là hành vi thường thấy ở trẻ tập đi. Nếu bé đang rơi vào tình huống này thì bạn đừng quá lo bởi bạn không phải là người duy nhất gặp phải chuyện này. Tất cả trẻ nhỏ đều trải qua giai đoạn này. Bé có thể thích cắn đồ chơi, núm vú giả hoặc thậm chí là cắn người khác. Một số bé hiểu rằng cắn sẽ khiến bản thân bị đau và dừng lại, trong khi một số bé lại tiếp tục.

Tại sao trẻ nhỏ lại thích cắn?

Một số bé thường thích cắn móng tay. Nguyên nhân chủ yếu là do chán nản, căng thẳng, tò mò… Nếu bé thích cắn nhưng hành động này không làm tổn thương bản thân thì không có gì phải lo lắng. Theo thời gian, hành vi này sẽ dần biến mất. Đôi khi, trẻ nhỏ sẽ thích cắn người khác. Nếu bé có hành vi này, bạn cần phải tìm hiểu lý do tại sao để có biện pháp giúp bé từ bỏ.

Nguyên nhân khiến bé thích cắn

Khi chưa biết nói, trẻ nhỏ khó giao tiếp với người lớn. Vì vậy, những hành vi không tốt của bé thường bắt nguồn từ nguyên nhân này để bé bày tỏ cảm xúc của bản thân. Đây là một điều bình thường ở giai đoạn từ 1 – 3 tuổi.

Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, bé phải tiếp xúc với người lạ và học cách cư xử. Điều này đôi khi khiến bé cảm thấy căng thẳng và muốn giải tỏa. Do đó, thay vì hoảng sợ về hành vi “quái đản” của bé, bạn hãy tập trung tìm ra nguyên nhân tại sao bé lại thích cắn. Dưới đây là một vài lý do phổ biến khiến bé thích cắn:

Các yếu tố cảm xúc

1. Thu hút sự chú ý

Trẻ nhỏ thường rất thông minh. Bé nhận thấy khi cắn, bé thu hút được sự chú ý của bạn. Đây là lý do phổ biến có thể giúp bạn giải thích hành vi kỳ lạ này của bé. Bên cạnh đó, việc đương đầu với những hoạt động quá khó khăn cũng thường khiến bé cảm thấy bực bội và muốn cắn. Đôi lúc, bé thích cắn vì muốn nói rằng bé đang cảm thấy cô đơn, ghen tỵ hoặc bất lực.

2. Bộc lộ hoặc tức giận

Trẻ nhỏ thường gặp khó khăn trong việc truyền đạt mong muốn của mình. Do đó, cắn là cách phổ biến nhất để bộc lộ sự tức giận, thất vọng và không vui. Cảm xúc mạnh mẽ này cũng là nguyên nhân khiến bé cắn những đứa trẻ khác.

Các yếu tố thể chất

1. Mọc răng

Bé đang bước vào giai đoạn mọc răng. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến bé thích cắn. Khi răng mọc, bé sẽ cảm thấy khó chịu trong miệng nên muốn cắn người khác và đồ vật vì chiếc răng mọc lên làm bé đau.

2. Muốn khám phá

Trẻ nhỏ thường rất tò mò và luôn muốn khám phá thế giới xung quanh thông qua các giác quan. Vì thế, nhiều bé thường cho các vật vào miệng để tìm hiểu xem đó là cái gì.

3. Mệt mỏi

Bé thường rất hiếu động, không muốn nghỉ ngơi và cố gắng trốn tránh cảm giác buồn ngủ. Vui chơi liên tục, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng và âm thanh hoặc tiếp xúc với môi trường lạ lẫm sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi. Xem tivi quá lâu cũng khiến bé cảm thấy bồn chồn và thích cắn.

Làm thế nào khi bé thích cắn?

Bạn đừng cảm thấy hoảng sợ hay tức giận nếu bé thích cắn. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm hiểu xem tại sao bé lại như vậy và tìm cách giúp bé loại bỏ hành vi này. Nếu bé cắn bạn lần đầu tiên, bạn hãy đẩy bé ra nhẹ nhàng. Điều này giúp bé hiểu rằng cắn là không đúng. Nếu bạn có phản ứng phù hợp trước hành vi của bé, bé sẽ không lặp lại hành vi đó nữa.

Do đó, bạn nên phản ứng ngay lập tức, chuyển hướng sự chú ý của bé sang một hoạt động khác, cho bé chơi một món đồ chơi hoặc ăn một món ăn nhẹ để loại bỏ nhu cầu muốn cắn. Bạn hãy nhớ lại xem tại sao bé lại cắn bạn và chú ý đến các tình huống này. Điều này sẽ giúp bạn xác định khi nào bé lại muốn cắn bạn để thu hút bé sang một hoạt động khác. Các bước dưới đây sẽ giúp bé không còn thích cắn:

1. Tìm ra nguyên nhân

Trẻ nhỏ thường không thích chia sẻ với người khác về những món đồ của mình. Nếu bạn giành lấy của bé, bé sẽ cắn. Với những nguyên nhân ở trên, bạn xem con mình rơi vào trường hợp nào để có biện pháp khắc phục.

2. Dạy bé kiểm soát cảm xúc của bản thân

  • Cho bé ở một mình.
  • Nếu bé cảm thấy khó chịu khi ở nơi đông người, hãy đưa bé ra khỏi đó.
  • Hãy đưa ra lựa chọn và để bé quyết định những gì mà bé muốn. Điều này đem đến cho bé cảm giác chủ động, giảm bực bội.

3. Dạy trẻ cách dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý muốn

Dạy bé dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý muốn đòi hỏi sự kiên nhẫn và siêng năng của cả ba mẹ và bé.

  • Nói chuyện nhẹ nhàng và rõ ràng khi hướng dẫn bé, đừng la mắng bé.
  • Trẻ nhỏ không thể hiểu hành vi cắn của mình sẽ khiến người khác đau đớn. Bạn hãy cố gắng giải thích để bé hiểu rằng khi cắn, người khác sẽ rất đau.

4. Làm giảm sự khó chịu khi bé mọc răng

Nếu bé đang mọc răng, bạn hãy đưa cho bé những vật mềm để nhai. Cà rốt, dưa chuột hoặc bánh quy đều giúp bé giảm bớt cảm giác ngứa. Núm vú giả cũng là một giải pháp cho vấn đề này.

5. Giúp bé thư giãn

Thời gian chơi, xem tivi và các hoạt động khác cần được cân bằng với thời gian nghỉ ngơi. Tạo ra một khu vực thoải mái trong nhà, nơi bé có thể thư giãn. Hãy trang trí khu vực này bằng những đồ vật mà bé thích như đồ chơi có nhạc, sách hoặc những quả bóng nhỏ. Khuyến khích bé dành nhiều thời gian ở khu vực này để bé cảm thấy thư giãn.

Rất khó giữ bình tĩnh khi bé cắn, tuy nhiên bạn cần nhớ: Không nên mắng bé, hãy thông cảm cho bé. Nếu bé thích cắn, đừng quá căng thẳng. Thích cắn là hành vi thường thấy của trẻ nhỏ và điều này không phải là lỗi của bé. Sự kiên nhẫn, cảm thông và hiểu biết của bạn sẽ giúp bé bỏ thói quen này. Bé sẽ không còn thích cắn nữa khi cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc.

Ngoài ra, khi bị bé cắn và vết thương khá sâu, bạn hãy tham khảo thêm bài viết Đừng chủ quan với những vết cắn khi trẻ chơi với bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nước uống thể thao: Có lợi hay có hại?

(78)
Nước uống thể thao được quảng cáo như thức uống thần kỳ giúp tập luyện bền bỉ và khỏe mạnh hơn. Vậy sự thật có giống như quảng cáo?Nếu bạn xem ... [xem thêm]

Triệu chứng của gai gót chân (viêm cân gan chân/viêm gan bàn chân)

(21)
Gai gót chân là tình trạng thường gặp ở những người trung niên nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ, đặc biệt là những người vận động bàn chân ... [xem thêm]

Tử cung hai sừng có nguy hiểm với bà bầu không?

(64)
Tử cung hai sừng là một dạng dị tật bẩm sinh, là một trong những dạng phổ biến nhất của bất thường tử cung. Hầu hết phụ nữ có tử cung dạng này ... [xem thêm]

Kinh nguyệt tiết lộ điều gì về cơ thể bạn?

(54)
Bạn có biết kinh nguyệt cũng có thể phản ánh được tình trạng cơ thể của bạn? Hãy tự đặt ra những câu hỏi như: Bạn sử dụng bao nhiêu miếng băng vệ ... [xem thêm]

Thuốc điều trị vô sinh ở nam giới

(46)
Ngày nay, y học ngày càng phát triển nên đã giải quyết được vấn đề vô sinh ở nam giới và suy giảm tuyến giáp là bệnh lý duy nhất được trị bằng ... [xem thêm]

Chứng sợ nước: Làm sao để bạn vượt qua?

(47)
Chứng sợ nước khiến những việc bình thường như rửa tay, rửa chén, nấu ăn hay đi bơi trở nên vô cùng khó khăn. Vậy có cách nào để bạn kiểm soát tâm lý ... [xem thêm]

Bạn có biết làm thế nào để phục hồi thể lực hiệu quả?

(53)
Thực tế, phục hồi thể lực tốt là một trong nhiều yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả của việc chăm chỉ rèn luyện thể chất.Ngày nay, không ít người xem ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên lắng nghe nhiều hơn khi yêu?

(56)
Nếu bạn biết lắng nghe nhiều hơn khi yêu, tình cảm của cả hai sẽ ngày càng sâu sắc hơn khi có thể thấu hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của đối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN