6 lưu ý phải nhớ khi chăm sóc bé sơ sinh

(3.59) - 74 đánh giá

Một khi đã đón bé về nhà, bạn có thể sẽ thắc mắc về rất nhiều thứ, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất. Nhưng rồi bạn sẽ dần quen với những việc này hơn. Bạn sẽ trở nên tháo vát, nhanh nhạy trong việc thay tã cũng như việc tắm rửa cho con mình.

1. Bế trẻ sơ sinh

Bạn sẽ sớm biết được tư thế bế mà trẻ thích nhất. Mỗi đứa trẻ đều có sở thích đươc bế riêng. Trẻ sơ sinh thường thích được bế và ôm ấp để cảm nhận được sự dỗ dành qua hơi ấm từ cơ thể người lớn. Bé cũng sẽ cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn khi đang nằm gọn trong vòng tay của bạn – khi đầu, chân và tay của bé được ôm và bao bọc.

2. Thay tã

Trên thực tế, trung bình một đứa trẻ phải dùng qua 5000 miếng tã giấy trước khi tự biết cách tự đi vệ sinh. Từ con số trên có thể thấy công việc thay tã thực sự rất khó khăn nhưng bù lại chính công việc này sẽ cho bạn cơ hội để gần gũi và giao tiếp với bé. Những lời nói ấm áp, những cái chạm dịu dàng hoặc những nụ cười khích lệ từ bạn sẽ giúp cho bé cảm thấy được yêu thương và an toàn. Bé sẽ sớm tương tác với bạn thông qua tiếng sôi sục trong bụng hoặc tiếng thì thầm của mình.

Bởi trẻ sơ sinh tiểu tiện rất thường xuyên nên việc thay tã cách nhau từ 2 đến 3 tiếng trong vài tháng đầu tiên là cực kì quan trọng. Nhưng bạn cũng có thể đợi đến khi trẻ dậy rồi hẵng thay tã. Thông thường nước tiểu sẽ không ảnh hưởng đến da của bé. Tuy nhiên, chất axit bên trong phân thì lại có thể, vậy nên hãy thay tã ngay sau khi con bạn thức dậy.

3. Tắm rửa

Trẻ sơ sinh không cần thiết phải tắm nhiều. Trong vài tháng đầu tiên, hãy cho trẻ tắm bọt đến khi cuống rốn của bé đã rụng hẳn. Sau đó, cần tắm bình thường cho trẻ từ 1 đến 3 lần một tuần trong năm đầu đời. Tắm thường xuyên sẽ khiến da bé bị khô.

Một khi rốn của trẻ đã lành hẳn, hãy thử cho trẻ tắm trực tiếp với nước. Lần tắm đầu tiên càng nhẹ nhàng và càng nhanh càng tốt. Nếu trẻ tỏ ra không thích, hãy cho trẻ tắm bọt, rửa sạch những bộ phận cần thiết, đặc biệt là bàn tay, cổ, đầu, mặt, đằng sau hai lỗ tai, nách và vùng mặc tã. Tắm bọt là cách thay thế hữu hiệu cho việc tắm thường trong 6 tuần đầu tiên.

4. Chăm sóc da

Rất nhiều bậc cha mẹ mong muốn con mình có làn da không tì vết. Thông thường, bạn sẽ thấy một số chỗ sưng tấy, bầm tím sau khi sinh và các nhược điểm ở da chỉ có ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như mụn nhọt. Hầu hết da trẻ sơ sinh thường khô và tróc vảy, đặc biệt là trên bàn tay hoặc bàn chân trong vài tuần đầu tiên. Tay chân trẻ hơi tái cũng là điều bình thường và có thể sẽ kéo dài trong vài tuần. Trong khoảng thời gian này, bé cũng có thể nổi mẩn trên cơ thể.

Hầu hết phát ban và bệnh về da có thể được điều trị một cách dễ dàng hoặc tình trạng này sẽ tự động biến mất mà không cần điều trị. Nếu con bạn có mụn, hãy đặt một tấm chăn mềm mịn, sạch sẽ dưới đầu bé và nhẹ nhàng rửa sạch mặt của bé bằng xà phòng dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh một lần mỗi ngày. Nếu con bạn có làn da khô và hay tróc vảy, hãy dùng loại sữa tắm an toàn và không mùi.

5. Chăm sóc móng

Móng tay của trẻ sơ sinh tuy mềm mại nhưng rất nhọn. Trẻ mới sinh có thể dễ dàng làm trầy xước mặt của chúng và cả mặt của bạn. Để ngăn chặn không cho bé vô tình gãi mặt, bạn cần phải cắt móng tay cho bé thường xuyên, khoảng vài lần một tuần.

Thỉnh thoảng bạn cũng cần phải gỡ móng bằng ngón tay của bạn vì móng tay của bé rất mềm. Đừng vội lo lắng – bạn sẽ không tách toàn bộ móng tay của bé đâu. Bạn cũng có thể sử dụng đồ cắt móng tay cho trẻ sơ sinh hoặc một cây kéo nhỏ. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn và con bạn cắt móng tay một cách dễ dàng:

  • Cắt móng tay sau khi tắm cho trẻ xong vì móng sẽ mềm hơn và dễ cắt hơn;
  • Hãy đợi cho đến khi con bạn ngủ hẳn;
  • Hãy để người khác giữ con cho bạn trong khi bạn đang cắt móng cho bé;
  • Cắt và giữ móng bé thật thẳng và gọn.

6. Chọn quần áo

Khi bạn đi mua quần áo cho trẻ sơ sinh, hãy chọn kích cỡ của trẻ 3 tháng tuổi hoặc lớn hơn để khi trẻ lớn lên sẽ không cảm thấy chật chội trong bộ quần áo cũ. Nói chung, hãy tìm mua những bộ quần áo mềm mại, thoải mái và dễ giặt. Chọn quần áo ngủ có dán nhãn chống cháy hoặc khó bắt cháy, loại được may từ các sợi tổng hợp hoặc vải cotton được xử lí chung với các hóa chất chống cháy. Tránh mua quần áo có nút nhỏ dễ nuốt phải hoặc có dải băng, dây dễ gây ngạt thở. Đừng chọn mua các loại quần áo có dây kéo vì chúng sẽ dễ bị vướng và siết cổ trẻ.

Do bạn sẽ thay đồ cho bé nhiều lần trong ngày, hoặc ít nhất là thay tã, nên hãy đảm bảo là quần áo của bé đơn giản và dễ thay ra. Bạn cũng đừng quên chọn các loại quần áo có khóa kéo phía trước, có tay áo rộng và được làm bằng vải co giãn.

Trong vài tuần đầu tiên, bé thường sẽ được cha mẹ bao bọc trong chăn mịn. Việc này sẽ giữ ấm cho trẻ, và một chút áp lực xung quanh cơ thể bé dường như khiến hầu hết các trẻ sơ sinh có cảm giác an toàn.

Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn nào về cách chăm sóc bé sơ sinh và nuôi dạy bé, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

34 tháng

(62)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

8 dấu hiệu của một mối quan hệ lành mạnh

(31)
Bạn cùng người ấy đang có thời gian tìm hiểu về nhau. Thế nhưng, liệu hai bạn có phải là một cặp đôi có mối quan hệ lành mạnh, xây dựng và giúp đỡ ... [xem thêm]

8 bước thông minh để mua bảo hiểm nhân thọ

(94)
Bảo hiểm nhân thọ có thể là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định tài chính và hạnh phúc của gia đình bạn. Tuy nhiên, bạn có lẽ sẽ ... [xem thêm]

Tại sao bạn dễ bị đau lưng khi lớn tuổi?

(53)
Đau thắt lưng là một vấn đề phổ biến, nhưng nguyên nhân gây bệnh phần lớn không rõ. Hiểu rõ về bệnh đau thắt lưng cùng các triệu chứng của bệnh sẽ ... [xem thêm]

Mẹ bị viêm họng khi cho con bú phải làm sao?

(22)
Mẹ bị viêm họng khi cho con bú cần cẩn thận trong việc dùng thuốc. Nguyên do là việc sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về phẫu thuật nâng ngực

(16)
Hầu hết phụ nữ lựa chọn phẫu thuật nâng ngực để cải thiện vòng 1, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng gây ra nhiều biến ... [xem thêm]

Kỹ năng sơ cấp cứu cho các tai nạn thường gặp

(21)
Khi biết các kỹ năng sơ cấp cứu cho những sự cố thường gặp, bạn sẽ bình tĩnh hơn để giúp người bị nạn vượt qua những tình huống khó khăn. Những ... [xem thêm]

8 triệu chứng nghiêm trọng của bệnh sán dây ở trẻ nhỏ

(64)
Sán dây là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Và nó là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ còi cọc, chậm lớn và hay gặp các vấn đề ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN