7 điều bạn có thể làm khi tâm trạng không vui

(4.05) - 48 đánh giá

Trong cuộc sống hẳn sẽ có không ít những tình huống xảy đến khiến bạn rơi vào tâm trạng không vui. Đừng vội thất vọng hay chán nản vì vẫn có nhiều cách cải thiện những cảm xúc trong bạn.

Tâm trạng không vui dồn nén quá lâu, đến khi bùng phát sẽ dễ dẫn đến những hành động khó kiểm soát khiến bạn làm tổn thương chính mình hay những người xung quanh. Thế nên, khi có điều gì không vui, đừng cố né tránh hay che đậy mà hãy cứ chấp nhận trải nghiệm này như một phần trong cuộc sống của bạn.

Dưới đây là 7 gợi ý bạn có thể thử khi tâm trạng không vui cần vượt qua.

1. Biết chấp nhận khi tâm trạng không vui

Hãy cho bản thân thời gian để nhìn nhận và đánh giá lại suy nghĩ và cảm xúc trong chính bạn. Những suy nghĩ, lo lắng về các vấn đề thường xuất hiện trong tâm trí nhưng bạn sẽ không thể kiểm soát được. Khoa học đã cho thấy rằng việc cố gắng né tránh chỉ khiến bạn càng nghĩ về sự việc đó nhiều hơn. Khi ấy, bạn nên học cách chấp nhận những điều không hay xảy đến với mình và dần tìm cách tháo gỡ.

2. Hít thở sâu khi tâm trạng không vui

Các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng việc hít thở sâu thật sự có thể làm giảm bớt những cảm giác căng thẳng. Hormone cortisol sẽ bắt đầu tiết ra khi cơ thể phải đối diện với các tác nhân khiến bạn cảm thấy áp lực. Tuy nhiên, chính hơi thở sẽ làm giảm đi tác động của cortisol, từ đó làm dịu cơ thể, giúp bạn trở lại trạng thái thể chất và tinh thần bình thường.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hãy hít thở để giải tỏa căng thẳng

3. Tìm cảm hứng khi tâm trạng không vui

Suy nghĩ và cảm xúc nhất thời không hình thành nên con người bạn. Thế nên, hãy nhớ rằng tâm trạng không vui cũng chỉ là một phút giây nào đó ngắn ngủi thoáng qua trong cuộc đời. Khi ấy, hãy thử hát vang một giai điệu bài hát nào đó mà mình yêu thích, nói ra một câu khẩu hiệu tâm đắc trong một bộ phim vừa xem hay vẽ ra hết những kế hoạch mà mình đang ấp ủ…

4. Gặp gỡ ai đó khi tâm trạng không vui

Những lúc quá buồn chán, bạn rất cần một người nào đó khác khuấy động tâm trạng của mình. Nếu bạn đang thấy bế tắc, hãy tụ họp ngay hội bạn thân của mình đi cà phê hoặc ra spa để “buôn dưa lê” đủ mọi thứ chuyện đang khiến bạn rối bời. Hoặc bạn hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với bất cứ ai đó mà bạn tin tưởng có thể thành chuyên gia tâm lý cho mình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 lợi ích bất ngờ khi bạn buôn dưa lê

5. Thay đổi không gian khi tâm trạng không vui

Các chuyên gia đã chứng minh rằng không khí trong lành sẽ giúp bạn trấn tĩnh tâm hồn một cách hiệu quả. Sự kết nối nhiều hơn với thiên nhiên có tác dụng cải thiện sức khỏe đáng kể về thể chất lẫn tinh thần. Một vài phút đi dạo trong công viên sẽ hoạt động như liều thuốc tăng cường hormone endorphin, một trong những loại “hormone hạnh phúc” bạn cần.

6. Tập thiền khi tâm trạng không vui

Nghiên cứu cho thấy khi nhắm mắt và thiền, bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Không chỉ là một cách đơn giản để tìm lại cảm giác cân bằng cho tâm trí mà thiền còn giúp tăng cường chức năng nhận thức, giúp bạn nhận định vấn đề một cách rõ ràng hơn. Thói quen thiền tập luyện thường xuyên sẽ giữ cảm xúc của bạn ổn định, không dễ bị tác động bởi tình huống.

7. Khóc thật to khi tâm trạng không vui

Khi cảm xúc đang muốn nổ tung thì hãy để tiếng khóc giúp bạn tuôn trào hết những ngổn ngang trong lòng. Ai cũng sẽ có lúc dễ bị tổn thương và những giọt nước mắt dẫu có làm nhòe đi mascara thì cũng không chứng tỏ rằng bạn luôn yếu đuối. Tuy nhiên, để tránh tổn thương cảm xúc của chính mình hay để người khác khó xử, bạn đừng “bỗng dưng muốn khóc” quá thường xuyên nhé.

Đừng chỉ cau mày hoài nghi khi bạn thấy những chuyện không vui cứ đến với mình. Những khi tâm trạng không vui khiến bạn chẳng còn muốn làm bất cứ việc gì nữa, đơn giản là hãy cho bản thân một khoảng lặng trước khi xem mình nên làm gì tiếp theo nhé.

Tuyết Trinh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bị nhiệt miệng, phải đối phó làm sao?

(20)
Cơn đau khi bị nhiệt miệng tuy không quá lớn nhưng cũng đủ để khiến bạn không thể ăn uống, sinh hoạt hay ngủ nghỉ bình thường. Thế nhưng nếu biết rõ ... [xem thêm]

Những tư thế sex tuyệt vời cho từng kích cỡ dương vật

(52)
Cho dù “cậu nhỏ” lớn hay chỉ ở mức trung bình thì bốn tư thế sex dưới đây đều phù hợp với bốn kích cỡ dương vật khác nhau, giúp bạn và cả bạn ... [xem thêm]

10 bước ngăn chứng ợ nóng cho mẹ bầu

(69)
Ợ nóng hay còn được gọi là ợ chua, trào ngược là các triệu chứng rất thường xuất hiện trong khoảng thời gian mang thai. 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

Phương pháp thông tim cho người bệnh tim mạch

(86)
Tìm hiểu chungThông tim là kỹ thuật gì?Thông tim là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch. Khi thực hiện thông tim, ... [xem thêm]

Bí quyết cực hay cho gia đình muốn sinh ba

(52)
Sinh ba là mơ ước của nhiều gia đình. Hiện tượng này hiếm gặp khi mang thai tự nhiên nhưng nếu bạn muốn, vẫn có một số bí quyết đơn giản để tăng cơ ... [xem thêm]

Những điều cần lưu ý khi mẹ chọn nhạc cho thai nhi

(82)
Có rất nhiều cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe não bộ cho thai nhi như ăn các thức ăn tốt cho trí não, luyện tập thể dục, yoga để giảm căng thẳng, tham gia ... [xem thêm]

6 kỹ năng xã hội quan trọng cần thiết nên dạy cho trẻ

(56)
Một sự thật là nhiều cha mẹ thời nay chỉ chăm chăm vào kết quả học tập của con mà quên mất rằng những kỹ năng xã hội mới thực sự quan trọng. Đặc ... [xem thêm]

Mụn ở cổ và lưng: Cách điều trị và phòng ngừa

(79)
Khuôn mặt của bạn không phải là nơi duy nhất để mụn trứng cá “tấn công”. Không ít người khổ sở vì thường xuyên bị nổi mụn ở các vùng khác trên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN