7 lời khuyên giúp kiểm soát cơn đau do ung thư

(3.71) - 64 đánh giá

Đau do ung thư khiến bạn hoạt động khó khăn, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý. Sau đây là 7 lời khuyên giúp bạn kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Cơn đau do ung thư thường rất nghiêm trọng, đôi lúc không khiến bạn không thể chịu nổi. Chúng khiến bạn gặp khó khăn trong những hoạt động thường ngày và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tâm lý. Sau đây là 7 lời khuyên giúp bạn kiểm soát cơn đau khó chịu này hiệu quả.

Định lượng cơn đau

Ngay sau khi cơn đau bắt đầu, bạn cần phải theo dõi và đánh giá nó từ cấp 0 đến cấp độ 10, với 0 có nghĩa là không đau và 10 có nghĩa là đau nặng nhất. Bạn cần phải biết nguyên nhân cơn đau, điều gì làm cho cơn đau thuyên giảm hoặc trầm trọng hơn, thời gian và vị trí xảy ra đau để từ đó lưu ý các triệu chứng cụ thể. Mô tả càng cụ thể sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau tốt hơn.

Dùng thuốc giảm đau ung thư theo hướng dẫn

Bạn nên sử dụng thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì thuốc mà bác sĩ đã kê đơn có ảnh hưởng nhất định, cả ưu và nhược điểm. Đó là lý do tại sao cần phải sử dụng thuốc đúng cách. Không nên tự điều chỉnh liều lượng vì trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khó khăn khi theo dõi các loại thuốc giảm đau thích hợp.

Chia sẻ cơn đau

Những người thân có thể giúp bạn nếu bạn cho họ biết tình trạng bệnh, triệu chứng, suy nghĩ và mức độ đau của mình. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng chia sẻ nỗi đau với người khác là gánh nặng cho họ mà hãy cởi mở và suy nghĩ tích cực. Bạn luôn luôn có người thân yêu bên cạnh sẵn sàng hỗ trợ. Do vậy, hãy chia sẻ tình trạng của mình với những người xung quanh cũng là cách giúp mọi người cảm thấy thoải mái.

Đừng chờ cho đến khi cơn đau trầm trọng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ngay sau khi nhận thấy những cơn đau, bạn nên gặp bác sĩ, sau đó sử dụng thuốc theo hướng dẫn trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi cơn đau tồi tệ hơn, bạn có thể mất kiểm soát và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Việc luôn kiểm soát cơn đau và nhận được đánh giá điều trị kịp thời là rất quan trọng. Trong thời gian dùng thuốc, nếu bạn thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường, bạn hãy báo ngay với bác sĩ để được giúp đỡ và hỗ trợ. Bạn cũng nên uống thuốc giảm đau khoảng nửa giờ trước khi làm những hoạt động có thể gây đau đớn.

Hãy thử châm cứu

Phương pháp điều trị châm cứu khá hiệu quả cho đau cơ bắp và xương. Nó cũng có tác dụng trong việc giảm đau do bệnh ung thư. Việc châm cứu giúp bài tiết các hóa chất độc hại thoát ra khỏi cơ thể. Bạn nên tham khảo các bài viết về châm cứu để biết thêm thông tin.

Hãy xem xét phẫu thuật

Phẫu thuật có thể giúp kiểm soát cơn đau, lấy đi càng nhiều phần khối u càng tốt, còn được gọi là debulking. Nó có thể làm giảm đau bằng cách giảm bớt áp lực cũng như giảm khả năng di căn của tế bào ung thư.

Áp dụng liệu pháp lạnh hoặc nhiệt

Nhiệt có thể giúp giảm đau cơ bắp, đơn giản chỉ cần tắm bồn với nước ấm. Bạn cũng có thể chườm nóng, dùng gel, hoặc chai nước nóng. Bạn nên lưu ý chườm nóng cơ thể không quá 10 phút một lần và ngừng nếu cảm thấy khó chịu.

Liệu pháp lạnh giảm đau bằng cách làm tê cảm giác đau đớn. Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng túi gel mềm ngay cả khi đông lạnh, một túi đậu Hà Lan đông lạnh, hoặc dùng đá bọc trong khăn. Thời gian bạn chườm không nên quá 10 phút một lần, đồng thời bạn cũng nên chú ý đến những phản ứng khó chịu nếu có của cơ thể.

Đôi khi cơn đau do ung thư là tác dụng phụ của thuốc hoặc do bản thân khối u. Kiểm soát cơn đau rất quan trọng trong việc giúp bạn chung sống với ung thư. Hãy thông báo với bác sĩ những nỗi đau bạn phải chịu đựng để có những điều chỉnh kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đông lạnh trứng: Những điều bạn nên biết

(91)
Đông lạnh trứng là một trong những kỹ thuật dành cho những người trẻ chưa muốn lập gia đình sớm hay người không may bị bệnh liên quan đến ung thư nhưng ... [xem thêm]

Cách chọn son môi đẹp mà vẫn an toàn cho môi

(62)
Thế giới son môi ngày càng đa dạng nhưng không phải loại son nào cũng sẽ tốt cho môi của bạn. Lần tới khi mua son hãy áp dụng những lưu ý sau đây để có ... [xem thêm]

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn chay

(30)
Gia đình bạn có thói quen ăn chay và bạn băn khoăn không biết việc cho trẻ ăn chay có đảm bảo các nhu cầu dinh dưỡng của con? Khi nuôi con theo chế độ ăn ... [xem thêm]

Hội chứng bụng quả mận

(22)
Tìm hiểu chungHội chứng “bụng quả mận” là gì?Hội chứng “bụng quả mận” là một nhóm các dị tật bẩm sinh có liên quan đến 3 vấn đề chính:Các cơ ... [xem thêm]

Trẻ tập thể dục đều đặn sẽ giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường

(59)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

Máy lọc không khí: Dũng sĩ diệt bụi

(42)
Tình hình ô nhiễm không khí hiện nay ở các đô thị khiến bạn lo lắng từ nhà đến khi bước ra đường? Đã đến lúc bạn nên tìm đến máy lọc không khí, ... [xem thêm]

Đối phó với tình trạng co cứng cơ bắp sau khi đột quỵ

(83)
Co cứng là một trong những biến chứng thường gặp của đột quỵ. Thông thường, co cứng xuất hiện sau đột quỵ vài tháng hoặc thậm chí là cả một năm và ... [xem thêm]

Nguy cơ bị nghiện opioid khi dùng thuốc giảm đau

(73)
Các loại thuốc giảm đau nhóm opioid là giải pháp giúp bạn giảm đau hiệu quả tức thời, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện opioid. Liệu bạn có thể ngăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN